Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Nghịch lý hàng ngày (Alan Phan)

Mời đọc!

Ông Cục phó và chuyện thiểu năng... phát ngôn, thiểu năng...xin lỗi


(GDVN) - Xã hội luôn phải sống chung với các loại thiểu năng: Thiểu năng trí tuệ, thiểu năng ngôn ngữ, thiểu năng tuần hoàn não...
Chiều 11-3, tại hội nghị tổ chức ở Bộ GTVT do Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì bàn về các nội dung của dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, khi tham gia phát biểu, vị lãnh đạo này có bức xúc nói: “Các phóng viên có lẽ là thế nào đó, thiểu năng gì đó, có gì đó không hiểu thế nào là mũ giả, mũ rởm...”.


Một nét Hà Nội (KQ)

Có mấy anh bạn dân 36 phố phường mà mấy chục năm trước từng tham gia nhóm "2 ngón" nhảy tàu điện suốt từ Bạch Mai tới Bờ Hồ, lên chợ Đồng Xuân, xuống Cửa Nam, Cầu Giấy, Hà Đông... Nay cũng đã ngót nghét 6 sọi. Gặp nhau, họ kể lại chuyện của 1 thời mà theo tôi đó cũng là "1 nét văn hóa" Phố cổ. (Vì rằng, có phải mới có trái, có xấu mới có đẹp, có thuận phải có nghịch... nên chắc bà con ta ủng hộ?).

HỌC VÕ Ở VĨNH YÊN


TỰ BẠCH
“Báo liếp Bạn Trỗi” thời gian gần đây đăng khá nhiều bài viết thuộc các thể loại khác nhau, về các vấn đề khác nhau và cũng chứa đựng những nỗi niềm khác nhau của người viết hay người sưu tầm.
Cũng đúng thôi, cuộc sống bộc lộ quá nhiều vấn đề thuận – nghịch, xuôi – ngược, hay – dở, cao quý – lố bịch, khiêm nhường – trơ trẽn…mà cái tiêu chuẩn cần phải có để người ta dựa vào đó lấy được niềm tin thì đã lùi xa rồi! 
Còn học sinh của trường Nguyễn Văn Trỗi năm xưa được giáo dục, đào tạo, rèn luyện theo một nền tảng đạo đức căn bản là: Sống thẳng thắn – Nói thẳng thắn, không khoan nhượng với cái dối trá nhưng độ lượng chân thành với người nhận ra cái sai để sửa! Thế nên, thơ ca, truyện ngắn, bút ký, tản văn được đăng trên Báo liếp cũng đa phần nêu nhiều về các vấn đề diễn ra ngày hôm nay để cùng nhau chia sẻ tâm sự.
Cá nhân tôi, điều thích nhất là viết về những kỉ niệm, những nhân vật là học sinh của trường Trỗi, bởi vì khi các anh sống với nhau trong trường mới có 13-14 tuổi và ra trường nhiều nhất cũng chỉ 20; đó là giai đoạn con người rất gắn bó với nhau, nhất là trong thời chiến.
Tôi không học trường Trỗi, nhưng một gia đình có 4 học viên của trường thì cũng đủ sức “chuyển nếp sống của trường Trỗi về nhà mình” rồi! Có một đoạn tản văn tôi viết về hai anh Phúc Chiến và Phan Nam, hai trong số rất nhiều anh hay qua lại gia đình tôi là bạn thân của anh Kiến Quốc .
Xuân Quý Tỵ
           Thanh Trần

Tôi đi du lịch 2 (Trần Thắng)


HỘI AN – ĐÊM PHỐ CỔ
Cùng cháu Nghĩa - KS Thanh Vân 2.
Hai mẹ con.
Đến KS, nhận phòng 205, cô nhân viên dẫn cả nhà vào thang máy, lên phòng, mở máy lạnh và xin phép lui ra. Phòng khá rộng cỡ 24 – 28 m², có 1 giường đôi 1,6m, một giường đơn 1,2m, một ghế salon có thể kéo ra thành giường 1m. Có cửa sổ lớn trông ra phố. Khu vệ sinh cũng rộng khoảng trên 10m², có bồn tắm, có nước nóng… Phía ngoài có chỗ để tủ áo lớn, giá để đồ, ngăn để giày dép. Về diện tích và tiện nghi coi như khá hài lòng. Dọn dẹp xong, mọi người nằm nghỉ vài tiếng. Khoảng năm giờ chiều cả nhà xuống lễ tân. Các thông tin cần biết là: sáng từ 7g – 10g ăn sáng. Chiều có thể ăn ở nhà hàng KS. Mỗi đầu giờ có xe đưa khách đến KS Thanh Vân 1, từ đây đi bộ khoảng 500m là đến khu phố cổ.