Trưa qua nhậu với chú em Ngô Vi Đồng H11 và Châu FPT H10, Đoàn Hoài Trung H12, Toàn Thắng T4, Bắc đen T5, Phan Minh Tân T6... sau đó về nhà Châu uống tiếp. Công nhà tôi cũng tạt sang. Say quá phải "thuyền chìm tại bến" ở nhà Công.
Đêm thức giấc, lục túi không thấy ví đâu. Chả lẽ lại bị ai móc túi? Luận 1 hồi, phán đoán có thể rơi ở nhà Châu hoặc trong xe Châu (vì bao Dunhill xanh rơi đó chú lái xe đã đưa lại) - vậy là không mất; hoặc rơi trong xe mình? Với Châu thì phải chờ đến sáng, vậy ra xe mình xem sao.
Đêm qua Công lái xe về sát nhà, để ngay ngoài đường. Ra xe, thò tay mở cửa (vì cửa đâu có khóa), nhìn vào ghế trước thấy ngay ví của mình. Vậy là cả đêm chiếc ví yên vị tại đây và ai đi ngang qua cũng chả thèm quan tâm đến bên trong có gì. Chợt nhớ lại mời chào của Viên Thạch: Các chú lên quê cháu chơi, dân quê cháu chân thật, chất phác, hiền lành. Xe máy, xe đạp để cả đêm ngoài sân không khóa cũng không mất. Vậy là ở SG cũng có vùng đất như thế đấy.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bạn có kỉ niệm gì nhân 30/4 năm nay? (KQ)
- Nguyễn Duy Đảo với tôi đầy ắp những kỉ niệm (Kiến Quốc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Tin vui về mộ phần 2 bạn Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh
Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013
Ghi lại chuyện bạn kể (KQ)
Hôm rồi 1 nhóm anh em k6 TpHCM gặp nhau, nhân đón bạn gái Hoàng Minh Phượng từ HN vào. Có cả Huỳnh Hồng. Mọi người được nghe Hồng kể chuyện đi tìm thầy, tìm thuốc chữa bệnh. Xin ghi lại câu chuyện rất hay này.
... Có 1 anh chàng bị bệnh nan y - ung thư, đã chữa hết bệnh viện này đến viện khác, hết dùng thuốc tây rồi đông y mà chưa khỏi. Từng sang TQ chữa và được nghe 1 lời khuyên: Ông nên sang Nepal, lên dãy núi cao Hymalaya, sẽ có pháp sư giỏi chữa bệnh này. Có bệnh phải "vái tứ phương", anh khăn gói quả mướp lên đường. Vượt biên giới theo đường bộ sang Lào, Miến Điện, đi hàng ngàn cây số, cuối cùng cũng tới Nepal. Tại đây anh đã tìm đến địa chỉ của thầy. Một cảnh tượng hãi hùng: hàng ngàn con bệnh nằm đầy sân, chờ đến lượt khám bệnh, cắt thuốc.
... Có 1 anh chàng bị bệnh nan y - ung thư, đã chữa hết bệnh viện này đến viện khác, hết dùng thuốc tây rồi đông y mà chưa khỏi. Từng sang TQ chữa và được nghe 1 lời khuyên: Ông nên sang Nepal, lên dãy núi cao Hymalaya, sẽ có pháp sư giỏi chữa bệnh này. Có bệnh phải "vái tứ phương", anh khăn gói quả mướp lên đường. Vượt biên giới theo đường bộ sang Lào, Miến Điện, đi hàng ngàn cây số, cuối cùng cũng tới Nepal. Tại đây anh đã tìm đến địa chỉ của thầy. Một cảnh tượng hãi hùng: hàng ngàn con bệnh nằm đầy sân, chờ đến lượt khám bệnh, cắt thuốc.
Cây rừng Việt Nam tuẫn tiết trên đất Trung Quốc !!! (ST: KC)
CLC: Người Trung Quốc nên hiểu, cái gì không phải của mình thì dù có mua được cũng khó có thể sở hữu được. Cây cối, hoa cỏ...của nước Nam có tính có khí, có ý chí, tinh thần cả. Cả trăm gốc cây cổ thụ chết là để phản đối lối sống vơ vét và tham lam. Những cụ mộc này sống mấy trăm năm, thậm chí cả ngàn năm, chứng kiến bao chinh chiến thua cuộc của các bại tướng Trung Quốc rồi, nay không may bị con cháu bán rẻ vì hám lợi thì tuẫn tiết âu cũng là bài học cho phía mua lấy bằng được. Các cụ mộc làm thế âu cũng là giữ gìn thanh danh để hướng về quê nhà.
Chiến tranh Pháp - Trung, liên quan đến Việt Nam (ST: Đạt)
Cập nhật lúc 30-11-2012 15:20:48 (GMT+1)
Ảnh minh họa. (Nguồn: internet) |
Vào cuối thời Tự Ðức, đất nước ta hoàn toàn kiệt quệ, trở thành miếng mồi ngon cho ngoại bang xâu xé. Về phía nước Pháp, với mưu đồ cai trị toàn cõi Việt Nam, lại nhân cuộc thám hiểm sông Mê Kông, kết quả cho biết dòng sông này có nhiều thác ghềnh hiểm trở không phải là thủy lộ tốt có thể lưu thông buôn bán với Vân Nam ; nên việc chiếm đóng lưu vực sông Hồng Hà trở nên bức thiết.
Đạp xe (KQ)
Chiều rảnh thường hay lấy xe đạp ra bể bơi. (Con gái chả được bạn của mẹ cho chiếc xe Nhật đã cũ của chị chủ xe đã đi du học xa). Xe nhẹ, phi bon bon. Lại có tay lái ngang kiểu của Diamant (sản phẩm của CHDC Đức cũ).
Ngày xưa xe đạp hiếm. Nhà nào có ai đi học hay công tác ở CHDC Đức về, đều mua Diamant. Cuỡi nhờ lên cái yên da cứng xịn hứng lấy mông, lưng ta thẳng ra khi 2 tay tì lên ghi đông ngang (chứ không nắm xuôi ghi đông hình số 3 của Thống Nhất), ngực như được vươn ra, căng thêm (chắc do thiết kế dáng xe?)... Cưỡi Diamant trên phố chả khác gì cưỡi xế hộp ngày nay. Xe thì nhẹ như bấc, phía bánh sau còn căng những dây chun đủ màu; khi phóng nghe líp kêu tanh tách làm bà con dọc đường ngoái lại, ngắm sái cả cổ. Tự hào lắm vì hàng độc, còn đa số dân ta đi xe Thống Nhất nữ mà phải phân phối, chờ đến lượt.
Ngày xưa xe đạp hiếm. Nhà nào có ai đi học hay công tác ở CHDC Đức về, đều mua Diamant. Cuỡi nhờ lên cái yên da cứng xịn hứng lấy mông, lưng ta thẳng ra khi 2 tay tì lên ghi đông ngang (chứ không nắm xuôi ghi đông hình số 3 của Thống Nhất), ngực như được vươn ra, căng thêm (chắc do thiết kế dáng xe?)... Cưỡi Diamant trên phố chả khác gì cưỡi xế hộp ngày nay. Xe thì nhẹ như bấc, phía bánh sau còn căng những dây chun đủ màu; khi phóng nghe líp kêu tanh tách làm bà con dọc đường ngoái lại, ngắm sái cả cổ. Tự hào lắm vì hàng độc, còn đa số dân ta đi xe Thống Nhất nữ mà phải phân phối, chờ đến lượt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)