Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Giới thiệu về lão binh "kháng Mỹ viện Việt" 1965-66 Phùng Lưu Chương

Anh Phùng.
Anh sinh năm 1943, nguyên là lính phòng không bảo vệ đơn vị Thiết đạo binh (bộ đội xây dựng đường sắt) ở Yên Bái, Lào Kai. Trên người anh còn mang vết thương khi chiến đấu với máy bay Mỹ ở VN. 
Trở về quê hương, anh sống ở quận Tam Thủy, TP Phật Sơn, Quảng Đông và sinh hoạt trong nhóm các lão binh yêu VN. (Ở TQ không có Hội CCB như ở ta).
Cao Tư lệnh là cầu nối anh em ta với nhóm bạn này. Khi anh Kháng Chiến thăm Tam Thủy vào tháng 7/2013 rồi đoàn Trường Trỗi do Trưởng ban Bùi Vinh dẫn đầu tới thăm Phật Sơn vào tháng 9/2013, anh cũng tới chia vui.
Huân chương Chiến công hạng Ba do Hồ Chủ tịch kí tặng cùng huy hiệu Đoàn kết chiến thắng giặc Mỹ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí là báu vật của anh. Anh chỉ đeo vào dịp lễ lớn và đón bạn VN. Đó là niềm tự hào của Phùng Lưu Chương.
Dịp 15/10/2015, kỉ niệm 50 năm thành lập Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi, anh cùng Cao Cẩm Quỳ và 4 bạn từ Tam Thủy sẽ sang chia vui cùng chúng ta.

Huân chương Chiến công hạng Ba.

Huy chương Đoàn kết thắng Mỹ.

Ảnh đẹp!

Chợ nổi Cà Mau – chút tình sông nước (Nguyễn Ngọc Tư)




Không biết bây giờ bạn đang lang thang ở đâu, lên Sa Pa đi chợ tình hay đã xuôi chợ Viềng Nam Định, không biết đang sì sụp ăn ốc nóng ở chợ Âm Phủ – Đà Lạt hay về miền tây Nam Bộ xuôi thuyền thăm các chợ đồng bằng. Được du khảo qua các chợ, đó là niềm đam mê không dễ gì dứt bỏ, có lần bạn đã nói thế, phải không. Vậy thì sao bạn không về thăm chợ nổi Cà Mau quê tôi ?

Nằm giữa lòng thành phố Cà Mau, quãng cuối sông Gành Hào, đứng trên cầu nhìn về phía mặt trời mọc, người ta có thể nhìn thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời. Không biết chợ đã hình thành từ khi nào, phải chăng từ những chiếc ghe thương hồ xuôi ngược một hôm neo đậu gần nhau để mồi xin chút lửa, trao đổi cho nhau nắm gạo lứt, tấm vải bố tời, trái bầu, trái bí… mà nên một xóm chợ trên sông đông đúc, sung túc nhất đồng bằng như bây giờ ?