Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

SG biểu tình chống TQ xâm phạm lãnh thổ

Mời đọc!

Mừng Ngày chiến thắng phát xít (Kháng Chiến)

Chiều ngày 9-5-2014 mấy anh em họp mặt tại nhà Trần Kháng Chiến, Hoàng Minh Hà  kỷ niệm ngày Liên Xô Chiến thắng Phát xít Đức.

Đến dự có Lê Quốc Thụy từ Hà Nội vào cùng Trần Văn Quang, Hồ Xuân Nam, Nguyễn Hoài Khanh, Phan Kỳ Trung, Trần Hữu Nghị, Nguyễn Văn Dương, Trần Kiến Quốc.  Anh chị em ăn đặc sản Nga: bánh mì đen, uống Putinka, ăn súp bắp cải borsh, cá xông khói... cùng nhau nhớ về ngày Chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong cuôc chiến tranh chống Phát xít Đức.
Buổi gặp gỡ diễn ra rất thân tình. Mọi người hẹn sang năm  vào ngày này gặp lại nhau.

BÀI THƠ 'ĐÈO BA DỘI' CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG (Nguyễn Ngọc Chính)


        Như vậy, đường thiên lý cổ từ Thăng Long đi đến thị xã Tam Điệp, đến đền Dâu, cách Hà Nội 111 km, thì đi vòng về phía đông nam quốc lộ 1A ngày nay, lách qua một số núi đá vôi để vượt qua ba đỉnh đèo Tam Điệp, đến đền Sòng tiếp tục đi vào đồng bằng Thanh Hóa. Đền Dâu và đền Sòng là 2 đầu của cái võng đường Thiên lý cổ qua đèo Tam Điệp. Đoạn võng này dài hơn đoạn đường Quốc lộ nắn thẳng ngày nay từ đền Dâu đến đền Sòng khoảng gần 5 km.


        Hóa ra bài thơ Đèo Ba Dội, còn có tên là Vịnh ba đèo, của Hồ Xuân Hương vừa thực lại vừa giả. Thực ở chỗ bà đã phải vượt cả ba ngọn đèo Tam Điệp và giả ở lối mô tả “đem thiên nhiên vào cơ thể con người”:

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Và kết luận bằng một triết lý rất “đời thường”:

 Hiền nhân, quân tử ai là chẳng ...
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.

         Xin được kết thúc bài bằng một bức ảnh tôi tình cờ gặp được trên Internet. Bức ảnh rất… “tươi mát” với 4 câu thơ “nhại” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương và ký tên Lonely. Tôi nghĩ, tác giả những câu thơ này không Cô Đơn như biệt danh đã chọn, ngược lại, rất nhiều người chia sẻ với anh, trong đó có tôi.

THÔI NHÉ ! (Cường 98)

           Thôi nhé từ nay thấy rõ rồi
            Cái thằng vẫn nhận ...là Anh tôi
           Lòi ra là kẻ XOÀNG...ĐÊ TIỆN
           Dạ sói lại mang cái mặt người !
                  Thôi nhé từ nay đã rõ rồi
                ..."Láng giềng,hữu nghị"-bỏ đi thôi
                   Thế gian rộng lớn bao người tốt
                   Sao phải "theo Anh"...để hận đời?...!
           Thôi nhé từ nay quá hiểu rồi
           Dã tâm xâm lược nước non tôi
           Ấp ủ ngàn năm không hề nản
           Cướp đất cướp luôn cả biển trời !!!
                   Thôi nhé từ nay... Chẳng thể cười
                   "Bạn vàng bốn tốt" của dân tôi
                  " Mười Sáu chữ"...mang về mà cúng
                    Bàn thờ tiên tổ của các ngươi!
           TA- vẫn là TA, vẫn rạng ngời
           Kiên cường,yêu nước có luôn thôi
           Toàn dân đoàn kết chờ...xung trận
           Đánh đuổi ngoại xâm giữ biển trời!!!
                     ...thôi nhé từ nay thấu hiểu rồi...
                              Thôi nhé từ nay...chẳng thể cười!...?...

Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo (Trần Xuân Tiến) - ST: VD


Cụ Trương Vĩnh Ký.
        Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837– 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải. Ông sinh ngày 6-12-1837 (tức năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 17), tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Vĩnh Ký là con thứ ba (sau một anh cả và một người chị) của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu.
         Trương Vĩnh Ký là nhà văn hóa lớn, là người trí thức đầu tiên của Việt Nam dùng chữ quốc ngữ để làm báo và in sách. Ông còn là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời ông được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo.

Du lịch trên con tàu lớn nhất thế giới (ST: ĐB)

Mời cùng đi!