Sáng thứ hai:
- Khâm liệm: 10g30.
- Lễ viếng: từ 12g đến 14g.
- Truy điệu: 14g, sau đó đưa đi Đài Hóa thân hoàn vũ Văn Điển.
Em trai Lê Hồng Nam kính báo!
(Lưu ý: Nếu chia buồn, xin không điện thoại cho má Hồng. Hiện gia đình giấu, sợ bà biết sẽ bệnh).
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bạn có kỉ niệm gì nhân 30/4 năm nay? (KQ)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tin vui về mộ phần 2 bạn Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh
- Du lịch: Malta, quốc gia nhỏ nhất thế giới (Cao Bắc)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012
Lê Bình vừa đi, đột ngột quá !
13g, Phan Nam gọi:
- Thằng Lê Bình đi rồi? Lúc trưa nay.
- Sao lại thế?
- Hình như nhồi máu cơ tim. Hạnh vợ nó vừa gọi vào.
Vội phone ra cho Hoàng Việt Dũng. Bạn xác nhận: "Đúng rồi. Bọn tớ đến Bạch Mai ngay đây". Lát sau Ngô Thế Vinh gọi vào: "Nó đi lúc 12g45, nhồi máu cơ tim. Bây giờ gia đình đang làm thủ tục đưa về Nhà tang lễ Bộ QP. Sẽ báo kế hoạch tang lễ sau". Vội nhắn tin cho bạn bè thân. Nhận được ngay hồi âm:
- Hoàng Sùng: Mới hôm qua còn gặp nhau khi đến đám tang mẹ Quang Việt, Thế Bắc mà.
- Dương Minh: Sao đột ngột thế? Tội nó quá, thằng bạn luôn trách nhiệm với việc chung. Số nó thế nào ấy, thảm nào hôm họp k4 ở Quy Nhơn nó vào tặng lẵng hoa, mặt buồn buồn rồi vội quay ra Bắc ngay.
- Toàn Thắng: Lạ quá, không tin được.
Rồi Nhất Trung từ Phú Yên, Tấn Lợi từ Quảng Ngãi, Phan Hoài Lưu từ Đà Nẵng, rồi Cao Sơn, Giang Mù, Tuấn Tây (bạn Học viện KTQS)... gọi vào, ai cũng ngỡ ngàng. Vợ tôi sửng sốt: Con út anh Bình còn nhỏ quá.
*
Chơi thân với nó cùng Phan Nam, Tấn Lợi. Năm lớp 10 khi 4 thằng (Tấn Lợi, Trung Nam, Lê Bình, Phước Ngọc) bỏ trốn trường, vượt vĩ tuyến 17 vào Nam chiến đấu, bị lộ rồi bị áp tải ra Bắc (trên đường còn dám lừa cán bộ quay lại). Hết lớp 10 nó vào Thủy lợi rồi nhập ngũ đi Quảng Trị. Lớp ta có 5 thằng vào đó (Lê Bình, Cường "mèo", Nguyễn Lâm, Doanh "mán", Lê Minh) thì chỉ 2 thằng họ Lê quay ra cuối 1972, không thương tích gì.
Lê Bình cùng Chính "đen" quần áo còn khét lẹt mùi thuốc súng lên Quân sự. Bọn tôi tổ chức đón nó ở sân bóng Bảo Sơn ngay đêm thứ bảy vừa lên trường. Có mấy bao thuốc Điện Biên bao bạc cùng chè Hồng Đào vừa đi tranh thủ mang lên, cộng với chai rượu cuốc lủi Khải "bô-đa", Chiến "thộn" vừa thửa trong làng; Tấn Lợi, Ái thì mang kẹo lạc mua ở quán ngoài Vĩnh Yên... anh em ăn mừng nó lành lặn trở về. Đêm ấy trăng lên muộn, gió trời lồng lộng, nằm ngửa lưng ra bãi cỏ nhớ ngày ở Trung Hà, Hưng Hóa mà sướng; rồi lại chợt nhớ những thằng cùng lớp đi mãi không về: Kiên Cường, Nguyễn Lâm, Thúc Doanh, Võ Dũng, Kim Trung, Phạm Văn Hạo. Lê Bình vạch cánh tay lên cho xem hình anh chiến sĩ giải phóng mặc áo chiến bào, tay cầm AK, đang xông lên phía trước: "Bọn tao xăm ngay những ngày ở Thành cổ...".
Khi Kiến Quốc, Chí Hòa ra trường ở lại làm giáo viên đã được giao nhiệm vụ "hỗ trợ" giúp chạy điểm vài môn (vì bạn mình ở chiến trường về, kiến thức rụng nhiều). Ra trường, Bình về BTLTT rồi về trường Thương mai, Du lịch HN cho đến khi về hưu.
Nó luôn vui vẻ, yêu đời, khỏe mạnh và luôn trách nhiệm mỗi lần họp lớp, khóa nào có việc cũng có mặt. Chắc chủ quan, ít khám bệnh nên bị tắc động mạch vành mà không biết. Trưa qua sau đám tang mẹ Việt, Bắc anh em còn gặp nhau. Sau về nhà nghỉ ngơi, tối thấy mệt vào Xanh-pôn. Sáng nay, chú Nam đến thăm anh còn tỉnh táo. Khi chuyển viện sang Bạch Mai thì căng, phải xử lí tim mạch nhưng không kịp và... Nó đi vội quá, chả kịp trăng chối gì.
*
Thôi, mày đi trước, mãi yên nghỉ nơi Vĩnh hằng và phù hộ cho vợ con, bạn bè!
- Thằng Lê Bình đi rồi? Lúc trưa nay.
- Sao lại thế?
- Hình như nhồi máu cơ tim. Hạnh vợ nó vừa gọi vào.
Vội phone ra cho Hoàng Việt Dũng. Bạn xác nhận: "Đúng rồi. Bọn tớ đến Bạch Mai ngay đây". Lát sau Ngô Thế Vinh gọi vào: "Nó đi lúc 12g45, nhồi máu cơ tim. Bây giờ gia đình đang làm thủ tục đưa về Nhà tang lễ Bộ QP. Sẽ báo kế hoạch tang lễ sau". Vội nhắn tin cho bạn bè thân. Nhận được ngay hồi âm:
- Hoàng Sùng: Mới hôm qua còn gặp nhau khi đến đám tang mẹ Quang Việt, Thế Bắc mà.
- Dương Minh: Sao đột ngột thế? Tội nó quá, thằng bạn luôn trách nhiệm với việc chung. Số nó thế nào ấy, thảm nào hôm họp k4 ở Quy Nhơn nó vào tặng lẵng hoa, mặt buồn buồn rồi vội quay ra Bắc ngay.
- Toàn Thắng: Lạ quá, không tin được.
Rồi Nhất Trung từ Phú Yên, Tấn Lợi từ Quảng Ngãi, Phan Hoài Lưu từ Đà Nẵng, rồi Cao Sơn, Giang Mù, Tuấn Tây (bạn Học viện KTQS)... gọi vào, ai cũng ngỡ ngàng. Vợ tôi sửng sốt: Con út anh Bình còn nhỏ quá.
*
Chơi thân với nó cùng Phan Nam, Tấn Lợi. Năm lớp 10 khi 4 thằng (Tấn Lợi, Trung Nam, Lê Bình, Phước Ngọc) bỏ trốn trường, vượt vĩ tuyến 17 vào Nam chiến đấu, bị lộ rồi bị áp tải ra Bắc (trên đường còn dám lừa cán bộ quay lại). Hết lớp 10 nó vào Thủy lợi rồi nhập ngũ đi Quảng Trị. Lớp ta có 5 thằng vào đó (Lê Bình, Cường "mèo", Nguyễn Lâm, Doanh "mán", Lê Minh) thì chỉ 2 thằng họ Lê quay ra cuối 1972, không thương tích gì.
Lê Bình cùng Chính "đen" quần áo còn khét lẹt mùi thuốc súng lên Quân sự. Bọn tôi tổ chức đón nó ở sân bóng Bảo Sơn ngay đêm thứ bảy vừa lên trường. Có mấy bao thuốc Điện Biên bao bạc cùng chè Hồng Đào vừa đi tranh thủ mang lên, cộng với chai rượu cuốc lủi Khải "bô-đa", Chiến "thộn" vừa thửa trong làng; Tấn Lợi, Ái thì mang kẹo lạc mua ở quán ngoài Vĩnh Yên... anh em ăn mừng nó lành lặn trở về. Đêm ấy trăng lên muộn, gió trời lồng lộng, nằm ngửa lưng ra bãi cỏ nhớ ngày ở Trung Hà, Hưng Hóa mà sướng; rồi lại chợt nhớ những thằng cùng lớp đi mãi không về: Kiên Cường, Nguyễn Lâm, Thúc Doanh, Võ Dũng, Kim Trung, Phạm Văn Hạo. Lê Bình vạch cánh tay lên cho xem hình anh chiến sĩ giải phóng mặc áo chiến bào, tay cầm AK, đang xông lên phía trước: "Bọn tao xăm ngay những ngày ở Thành cổ...".
Khi Kiến Quốc, Chí Hòa ra trường ở lại làm giáo viên đã được giao nhiệm vụ "hỗ trợ" giúp chạy điểm vài môn (vì bạn mình ở chiến trường về, kiến thức rụng nhiều). Ra trường, Bình về BTLTT rồi về trường Thương mai, Du lịch HN cho đến khi về hưu.
Nó luôn vui vẻ, yêu đời, khỏe mạnh và luôn trách nhiệm mỗi lần họp lớp, khóa nào có việc cũng có mặt. Chắc chủ quan, ít khám bệnh nên bị tắc động mạch vành mà không biết. Trưa qua sau đám tang mẹ Việt, Bắc anh em còn gặp nhau. Sau về nhà nghỉ ngơi, tối thấy mệt vào Xanh-pôn. Sáng nay, chú Nam đến thăm anh còn tỉnh táo. Khi chuyển viện sang Bạch Mai thì căng, phải xử lí tim mạch nhưng không kịp và... Nó đi vội quá, chả kịp trăng chối gì.
*
Thôi, mày đi trước, mãi yên nghỉ nơi Vĩnh hằng và phù hộ cho vợ con, bạn bè!
Thiếu tướng Hoàng Sâm – người đội trưởng đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tô Lan Hương)
Những
năm 1940, có một người cán bộ cách mạng mà đồng bào Việt Bắc vô cùng yêu quý.
Ông là người là người có tài bắn súng giỏi hơn cả các xạ thủ nổi tiếng, là người
đã vào tận hang phỉ, thu phục những trùm phỉ khét tiếng nhất vùng Việt Bắc, kết
nghĩa anh em với chúng, đem lại sự bình yên cho nhân dân khắp vùng Hà Quảng. Trong
cuộc đời người đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân – Thiếu tướng Hoàng Sâm, điều nuối tiếc duy nhất, có lẽ chính là việc ông
đã ra đi khi mới 53 tuổi, để lại bao nhiêu tiếc thương cho những người ở lại.
Hai tướng Hoàng Sâm và Văn Tiến Dũng ở Việt Bắc 1948. |
Người
hùng diệt phỉ ở biên giới Việt - Trung
Ngày 22 tháng 12 năm
1944, theo chỉ thị của Trung ươg Đảng và Bác Hồ, tại khu rừng Trần Hưng Đạo,
châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền
thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) thành lập. Đồng chí Hoàng Sâm, khi đó 29
tuổi, trở thành người đội trưởng đầu tiên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân. Vào năm 1948, Hoàng Sâm cũng trở thành một trong 10 vị Tướng đầu tiên của
Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt phong Tướng đầu tiên khi mới 33 tuổi.
Những tài liệu còn lại
về Thiếu tướng Hoàng Sâm, người đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền
Giải phóng quân, người chỉ huy dũng cảm của mặt trận Tây Tiến, đến giờ này còn
rất ít. Đại úy Hoàng Sùng – con trai Thiếu tướng Hoàng Sâm, anh nói: “Cha tôi
hi sinh đến nay đã hơn 40 năm, khi chị em tôi còn rất nhỏ. Những câu chuyện về
ông, chúng tôi chỉ được biết qua những lời kể ít ỏi của mẹ và của những người bạn
đã cùng vào sinh ra tử với cha”.
Truyện ngắn... cay mắt (ST)
Lát nữa về (Phạm Thu Hiền)Anh chị lấy nhau được 5 năm. Gia đình bất hòa nhưng có đứa con cũng đỡ phần nào.Ngày ngày, khi chị đi làm, đứa con nhỏ ba tuổi thường khóc đòi chị. Chị dỗ dành :- Nín đi con ! Lát mẹ về.Năm sau, anh chị ly dị. Tòa cho anh nuôi đứa bé. Chị ôm nó khóc. Nó nhìn chị, ngây thơ :- Nín đi mẹ ! Con đi chơi với ba, lát con về.
Người Việt xấu xí (tiếp)
Người Việt ở Hà Nội
* Tại khu phố cổ, lúc 10 giờ đêm
Hai vợ chồng dắt cô cháu gái đi chơi, nhìn thấy con búp bê trong cửa hàng đẹp quá, tôi ghé vào định mua cho cháu thì:
- Ê ê, mười giờ đêm rồi, có biết phải mua gì chưa? Chắc chắn mua thì hẵng vào, nhá! - bà chủ cửa hàng chua một chất giọng còn mạnh hơn cả… giấm.
- Chưa coi hàng chất lượng ra sao, sao biết chắc mua hay không hả cô? - tôi hỏi lại.
Nghe vậy, bà chủ nhảy lên, tưởng muốn chạm nóc nhà.
- Chắc thì hẵng vào, muộn rồi, không thì… xéo… cút xéo thẳng, đừng vào nhá.
Hết hồn!
* Tại khu phố cổ, lúc 10 giờ đêm
Hai vợ chồng dắt cô cháu gái đi chơi, nhìn thấy con búp bê trong cửa hàng đẹp quá, tôi ghé vào định mua cho cháu thì:
- Ê ê, mười giờ đêm rồi, có biết phải mua gì chưa? Chắc chắn mua thì hẵng vào, nhá! - bà chủ cửa hàng chua một chất giọng còn mạnh hơn cả… giấm.
- Chưa coi hàng chất lượng ra sao, sao biết chắc mua hay không hả cô? - tôi hỏi lại.
Nghe vậy, bà chủ nhảy lên, tưởng muốn chạm nóc nhà.
- Chắc thì hẵng vào, muộn rồi, không thì… xéo… cút xéo thẳng, đừng vào nhá.
Hết hồn!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)