Hôm mùng 3 tết, nhận được điện thoại Bùi Chương, hỏi thăm xem có quen ai ở Truyền hình HN. Tôi vội ngắt lời:
- Có chuyện gì? Hội thảo ông già à?
- Không, mẹ tớ mất, muốn đăng tin buồn nhanh.
Tiếc là chả quen ai, nhất là đang ở SG. Chia buồn với Chương xong, những kỉ niệm về cô (anh em chúng tôi vẫn gọi bà Huệ là thế) lần lượt hiện về...
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Chung quy chỉ tại Vua Hùng (Huỳnh Văn Úc)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Chuyện về Thủ trưởng Lê Phương Cảo mà tôi biết (Trần Đình Ngân)
- Đi theo lối nhỏ là lối an toàn
- The Second Waltz (Bản Vanxơ số 2 của Dmitry Shostakovich)
- Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)
Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014
Mẹ Bùi Chương, vợ bác Trần Quý Hai, đã ra đi
Chuyện với cô em anh Dần (Duy Đảo)
Đúng hẹn, 28 tết, Xã đội cho ghe sang đón chúng tôi. Trận địa chúng tôi trên đỉnh đồi, doanh trại nằm ở phía dưới, chỉ cách con đường và khoảng rừng dương là tới biển. Tiểu đoàn có trận địa dự bị nằm ngoài xã đảo cách bờ 30 phút ghe mà hôm nay chúng tôi ra thăm, đem quà chúc tết. Tiễn tôi và Mai (dân khu 3B Ông Ích Khiêm) là tiểu đoàn trưởng Hồ (anh nguyên là sinh viên Bách khoa).
Quà tết cho xã là góc con heo đơn vị nuôi, một lồng kỳ nhông hơn chục kg do lính đánh bắt và bánh, kẹo, rượu của lữ đoàn gửi.
Ghe đi tắt qua vịnh để ra đảo. Tôi vẫn còn nhìn thấy miệng ống khói - của con tàu đắm từ thời 45-46 của Nhật bị Đồng minh đánh chìm lúc ẩn - lúc hiện dưới lớp sóng xanh.
Cười đầu năm... (3)
Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến thăm một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu “Kỳ hoa dị thảo” lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: “Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp”. Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một chút rồi nói: “Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế”.Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.
Ngày Xuân, tản mạn đôi điều về câu đối (Quang Việt)
Theo Wikipedia tiếng Việt, Câu
đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị
một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc
nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối (對) ở
đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những
thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam.
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu
chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối
hay đối cân.
Đối
ý và đối chữ
- Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng
nhau.
- Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
- Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất,
cây...) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy,
ru...) phải đối với hư tự; danh từ
phải đối với danh từ, động
từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ
Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...
Mong manh tháng Ba (Việt Dũng)
Tháng Ba mong manh sương khói
Hoa xoan rắc tím vườn quê
Bạt ngàn xanh đồng mạ mới
Đỏ bừng hoa gạo triền đê.
Tháng Ba mênh mang ánh mắt
Con trai, con gái say tình
Hội làng trao nhau câu hát
Tiếng cười trong vắt bình minh…
Tháng Ba em bên khung cửi
Lụa lòng dệt những buồn, vui
Thoi đưa tháng ngày nỗi nhớ
Yêu anh giọng hát, tiếng cười
Thoi đưa tháng ngày nỗi nhớ
Yêu anh giọng hát, tiếng cười
Vườn ai hoa mướp chấm vàng,
Cánh ong mỏng manh đến vậy
Hai mùa chở nắng sang ngang…
Tháng Ba, ngẩn ngơ câu hát
Ngẩn ngơ ánh mắt em cười,
Mãi xanh dòng sông ký ức
Mong manh sương khói cuộc đời…
Xuân 2014
(Vì có lỗi trong biên tập, hôm nay 5 tết, BT5 xin post lại bài thơ này. Mong được tác giả và bạn đọc thông cảm!).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)