Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Trang trại Phan Nam đón Đức Dũng

Sáng qua, nhóm nhỏ k5 gồm Kiến Quốc, Huy Dũng, Nhất Trung đưa Đức Dũng xuống Củ Chi thăm cơ ngơi của bạn già (từng cùng đi tầu với Dũng về Vinh cuối những năm 60) ở xã Bình Mỹ, Củ Chi. Anh em được "địa chủ" Nam tiếp đón nồng hậu.
Cùng ông chủ trước nhà sàn mới dựng...

... Thêm Nhất Trung

Và cùng cụng li, chúc cho anh em mãi khỏe.

Giải mật cuộc chiến tranh 2 đầu biên giới (ST)

Đó là tên bài báo Tuổi Trẻ, ghi cuộc trò chuyện Tuổi Trẻ với đạo diển Lê Phong Lan. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc có nhiều điều để nói, nhưng ít được nói so với hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, đạo diển Lê Phong Lan nói: “… thiếu sự tổng kết ngay trong nội bộ ta, thiếu những bàn luận công khai…”, như có những “bí mật” nào đó cần “giải mật”?!
Từng chứng kiến những gì diển ra trước, trong và sau cuộc chiến tranh nầy trên biên giới An Giang – quê hương tôi, tôi cũng có những day dứt như đạo diển Lê Phong Lan. Bài viết dựa theo tập hồi ký và những bài viết khác của tôi từ hơn 10 năm trước về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, qua trang viet-studies xin trao đổi với đạo diển Lê Phong Lan và những ai cùng quan tâm.

MỘT LẦN TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN NỔI GIẬN (Khánh Tường)

Tướng Lê Trọng Tấn.

Đầu thập kỷ 70, chiến tranh trên bán đảo Đông Dương trở nên quyết liệt.  Bên nào cũng ráng hết sức để dành thế mạnh trên bàn đàm phán. Sau chiến thắng Đường 9 – Nam Lào, mùa khô năm 1971-1972, Tổng hành dinh và Bộ chỉ huy Quân đội giải phóng nhân dân Lào quyết định mở chiến dịch lớn ở chiến trường Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng, Lào, với mật danh là chiến dịch “Z”. Quân tình nguyện VN đảm nhiệm hướng chính Cánh đồng Chum; Quân đội Pa-thét Lào và hai tiểu đoàn trung lập của Đại tá Đươn giải quyết hướng Xa-la Phu Khun – Mường Xủi. Ngoài các cán bộ BTL 959 (Đại tá Vũ Lập làm TL, Đại tá Huỳnh Đắc Hương làm Chính ủy), Bộ tăng cường một đại tá xuất sắc của quân đội là ông Hữu An (Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là Quân đoàn trưởng Quân đoàn 2) làm Phó Tư lệnh. Chiến dịch sắp mở màn, Bộ cử Thiếu tướng Tổng tham mưu phó Lê Trọng Tấn sang trực tiếp chỉ huy. (Vị Tướng này được cấp dưới đặt cho biệt danh “Tướng Chiến Thắng” hay “Giucốp VN”, thường chỉ huy các chiến dịch lớn). Ông có đặc điểm là rất nghiêm, nóng tính và quyết đoán.