Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

NGHỆ SĨ BẠN TÔI, NHỮNG NĂM THÁNG SAU QUÂN NGŨ (KQ)

                                                        

Sinh viên Lợi "kèn" (đứng thứ 2 từ trái) cùng các thầy và bạn học.
Ngày học Đại học Quân sự, ở lớp có anh Đỗ Khôi lính cũ, người HN. Anh có cây đàn cello (violoncell) to tổ bố, gác ngay đầu giường. Chiều chiều lại mang ra kéo. Nghe ông đang tập violin kéo đã mệt tai, nay nghe kéo cello còn mệt hơn. Nghe kể, anh học nhạc từ bé ở Trường Nhạc tư thục HN (chỗ đầu Nam Bộ bây giờ).

Vì thích chơi đàn (chúng tôi lập bồ đàn ghi-ta Huấn-Quốc-Hòa, lại chơi với anh mà thân quen cánh bạn bè học Nhạc viện của anh, trong đó có anh Đức Lợi học kèn clarinete. Những lần rủ nhau về HN, đúng dịp cánh sinh viên Nhạc viện rủ nhau “hội đàn” là tôi và Chí Hòa hay được mời dự. Nhóm các nhạc công kèn cla, trompet, contrabass… tổ chức hòa nhạc ở nhà anh Lợi ngay Rạp chiếu bóng Công Nhân, gần chợ Hôm. Vào tôí thứ bảy, đang thời chiến, tụ bạ như thế là vụng trộm, lại toàn các nghệ sĩ, chơi toàn các bản nhạc Tây. Ô là là, ấy là điều chính quyền không sướng. Còn anh em thì tự xưng là CLB Pê-tô-phi. Cứ chơi.

Học trò và Văn tả cảnh (tiếp)

- Hãy tả về một người bạn thân của  em.
Em có cô bạn tên là Hương. Bạn có mái tóc đen nhánh. Đôi mắt to, cái bụng của bạn trắng hếu.

- Em hãy tả về bà của mình.
Nhà em có  nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.

CHIM MỒI (Huỳnh Văn Úc)

Bẫy chim chào mào hay chim cu gáy là một thú chơi đầy tính nghệ thuật. Muốn bẫy chim phải có chim mồi. Chim mồi là chim được bắt, thuần dưỡng, huấn luyện và dùng để bắt những con chim khác. Lồng bẫy chim được ngăn thành hai phần. Một phần để nhốt chim mồi, phần còn lại có cửa được thiết kế lẫy có thể sập xuống khiến chim trời sa bẫy. Các mặt của lồng bẫy được ngụy trang bằng cành lá, chỉ để hở mặt có cửa sập để dẫn dụ chim trời về phía đó.