Sáng qua ra sân bay quốc tế Newark (1 trong 5 sân bay quanh NY) để bay về VN. Lộ trình: Newark - Chicago - Hongkong - HCMC. Đêm 1/9 là tới nhà.
Đến sân bay, vợ chồng Rich Hoàn đưa tới cửa quốc tế (vì sân bay có tới 3 khối chính, với nhiều terminal, mỗi terminal có hàng chục cửa ra). Nhà Công Vượng và Trung Minh ra sân bay nội địa. Ở Mỹ không có thủ tục xuất cảnh (chả phải đóng dấu Immigration), chỉ đưa hộ chiếu cho nhân viên hàng không, scan qua máy là xong. Tự khai báo hành lí qua máy tự động, cân kẹo. Mỗi người mang mấy valy cũng được nhưng không quá 50 pao (cỡ 22kg), quá là đóng cước. Vì mang hộ chú em nên phải đóng 400$, may mà sàng sê qua valy khác, chỉ còn quá 24 pao và chỉ bị đóng 100$. Lại tốn "học phí" bổ ích(!).
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
Chuyến viếng thăm Chicago ngoài chương trình
Cô lái đò và sư thầy (Huỳnh Văn Úc)
- Ngày xửa ngày xưa có một sư thầy…
- Hẳn khoan kể tiếp. Anh hãy giải thích cho tôi nghe đi tu
bao lâu thì lên cấp sư thầy?
- Người xuất gia vào chùa đi tu khoảng hai năm được thọ giới
Sa Di thì thiên hạ gọi là sư bác. Hai năm sau khi thọ giới Sa Di nếu khéo tu có
thể thọ giới Tỳ Kheo, được xưng hô là Đại Đức, hay sư thầy.
- Sư thầy trong câu chuyện của anh bao nhiêu tuổi, tướng mạo
thế nào?
- Sư thầy tuổi tam thập nhi lập, xuất gia đã được mười năm.
Mấy lần Giáo hội xem xét để tấn phong Thượng tọa nhưng sư thầy chưa rũ sạch hẳn
bụi trần nên xét đi xét lại mà vẫn chưa được. Thầy dong dỏng cao trong bộ quần
áo nâu, da trắng, mắt sáng, mũi cao, môi hồng, dáng đi nhanh nhẹn, lời ăn tiếng
nói dễ nghe, nhất là khi sư thầy giảng về Phật pháp.
- Tại sao anh đặt tên truyện là “Cô lái đò và sư thầy”?
Cuộc di cư lớn nhất của cá hồi đỏ trong 100 năm (ST: ĐB)
Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây.
Dự kiến, khoảng từ 6-8 triệu con cá hồi đỏ sẽ di cư tới sông Adams thuộc khu vực Shuswap của tỉnh British Columbia trong năm nay và đây được xem là cuộc di cư lớn nhất của cá hồi đỏ kể từ năm 1913.
Cá hồi đỏ là một trong các loại cá sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt. Cá hồi đỏ thường đẻ trứng trong vùng nước nông trên sông Adams vào tháng 10 hàng năm. Sau khi phát triển trong vùng nước ngọt khoảng 1 năm, những con cá nhỏ nở ra từ trứng sẽ di cư ra biển và sống ở đó khoảng 3 năm rồi quay trở lại chính nơi chúng được sinh ra.
Trứng kị với những gì??? (ST: KC)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)