Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Việc làm nghĩa tình với Mỹ Yên, nơi đã đóng quân 1965-66 (KQ)

Khi nhận được email của anh Bùi Vinh gửi "chương trình nghị sự" Lễ khánh thành lớp học thuộc Trường tiểu học xã Mỹ Yên do Quỹ CCB Mỹ từng tham chiến ở VN (thông qua Tập doàn Boeing) tài trợ xây dựng cùng địa phương làm tôi thực sự cảm động. Kỉ niệm về việc làm tình nghĩa này dần hiện về.
... Mấy năm trước khi còn ngoài HN, Hoàng Mạnh Thắng k7 có nói chuyện: qua làm việc, quen biết rồi thân mà  biết được các CCB Mỹ ở VN có vận động gây dựng quỹ đầu tư (như 1 việc trả ơn) cho nơi họ từng gây chiến, nhằm xóa đi những nỗi đau sau chiến tranh. Số tiền đó thông qua Tập đoàn Boeing đầu tư vào những dự án nhỏ cho ngành giáo dục. Tuy vậy họ có nguyên tắc rất chặt: đầu tư 50/50, nghĩa là họ sẽ góp 1 nửa (gần 80 ngàn USD) và phải có vốn đối ứng của địa phương. Nghe qua, Thắng nhớ ngay tới Mỹ Yên, địa chỉ thân thiết của trường ta.

Tài ba: Ảo thuật chuyển đổi hoa quả (ST: Đạt)

Mời xem màn ảo thuật kì lạ này!

Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến qua lời kể của người cháu ngoại (Hương Thảo Nguyên) - tiếp


“Mỗi thứ nhỏ bé trong ngôi nhà này đều có hình bóng ông bà tôi ở đó”
Một buổi sáng trước ngày giỗ Bộ trưởng Lê Văn Hiến, tôi ngồi uống trà trong ngôi nhà của gia đình cố Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng với Elena và những cán bộ dưới quyền ông một thời. Elena không ngừng chạy qua chạy lại, chăm sóc những người bạn, những người cán bộ cũ từng làm việc, từng gắn bó với ông ngoại chị từ hồi kháng chiến chống Pháp. Elena trân trọng tất cả những người đã từng gắn bó với ông ngoại chị trong những năm tháng gian khó ấy.  Bà Phạm Thị Mai Cương, nữ thứ trưởng đầu tiên của Bộ Tài chính, đã ôm Elena vào lòng, không ngớt khen: ‘Elena giỏi lắm! Elena chu đáo tuyệt vời”. Không chỉ bà Mai Cương, tất cả những người ngồi ở đó đều yêu quý Elena và coi chị như con, cháu trong nhà. Tất cả họ đều xúc động trước tình cảm mà Elena dành cho họ, tình cảm mà họ hiểu là xuất phát từ tình yêu thương chị dành cho ông ngoại mình.