Ở bên Tây tôi từng chơi xe
Ngày từ Zeulenroda lên Berlin, tôi mang theo 1 con xe VW (tiếng Đức – Volkswagen “cái nhà của nhân dân”, còn tiếng Tàu là “đại chúng”). Lên đến thành phố lớn, nào là phải thuê chỗ để xe - tiền, nào là phí cầu đường hàng năm - tiền, bảo hiểm tai nạn - tiền, bảo hiểm thân xe - tiền… mà xe càng cũ thì phải đóng càng nhiều tiền. Ngày mua khoảng 6000 Eu, nay thấy tốn kém quá, mà xe đã dùng 6 năm, vậy là rao bán. Vừa đăng báo hôm trước thì hôm sau có phone tới: “Ngài là… có xe VW…”. Và cánh buôn xe lại ngay. Sau 1 hồi ngắm xe, nổ máy, tính toán và trả tôi 1500. Chừng ấy năm khấu hao quá đủ, tôi OK liền. Khi đã nhận tiền rồi trao chìa khóa, tôi thắc mắc: “Xe cũ, mấy ông mua làm gì?”. “Thưa ngài, ngài chỉ được cái hỏi khó! Có gì đâu, xe này sẽ được vào ga-ra tân trang lại và bán sang châu Phi. Mỗi tháng Cty tôi xuất cỡ nghìn chiếc…”.
Vài năm sau đi lại trong thành phố toàn bằng U-Bahn (metro) hoặc S-Bahn (tầu nhanh chạy điện), hay lúc cần sang thì đi taxi. Đơn giản, gọn nhẹ mà chả "lục tốn" vì chung cư tôi ở không xa 2 bến này là bao. (Ngay gần tháp truyền hình Berlin). Đỡ hẳn các khỏan chi cho xe. Nhưng rồi lắm lúc cũng lại thấy cần xe. Vậy là quyết định mua 1 con BMW (tiếng Tàu là “bảo mã”). Thấy trên mục quảng cáo đăng tin có người cần bán xe này, tôi điện thoại rồi phi đến liền. Khi đi rủ cả Hiền - cô con gái thạo tiếng Đức hơn tiếng ta, vì cháu đang học lớp 9. Vừa bấm chuông, thấy ở cổng xuất hiện 1 ông lão. “Ngài là Trần? Tôi là Walter. Mời ngài vào nhà!”. Sau khi chuyện trò mới hay, ở Đức người ngoài 75 không được phép cầm vô lăng nên “phải bán chiếc xe này đi nhưng thú thật với ngài, vợ chồng tôi tiếc lắm!”. Ông dẫn chúng tôi xuống dưới hầm nhà. Chiếc xe màu nòng súng, sạch sẽ láng cóong, nằm ngay ngắn trong ga-ra. Walter vào trong xe nổ máy. Máy êm như ru. "Ngài thấy, xe sản xuất đời 99 mà mới lăn bánh có hơn vạn cây số...". Nhìn vào nội thất thì thôi rồi, như hàng mới nằm ngoài cửa hàng! Ghế bọc da, phía trước gắn cả màn hình tinh thể lỏng, cả định vị vệ tinh GPS, cả bản đồ điện tử… Xe số tự động. Còn trên tường ga-ra treo đủ các đồ lề sửa chữa, như 1 công binh xưởng, nào khoan tay, khoan bàn, clé, mỏ lết các kiểu, cả bộ đồ tháo lốp, bộ đồ phun rửa xe, cả máy nâng hạ kiểm tra gầm… Kích đúng máu nghề nghiệp của tôi, nhìn cứ mê mẩn! Ngắm nghía 1 hồi, tôi khẽ hỏi:
- Vậy thưa ngài, giá cả chiếc xe thế nào? (Nghĩ bụng, có còn tốt nhưng "chát xình chát chát bùm" thì cũng phải chào thua!).
- Xe tuy dùng đã 6 năm nhưng hầu như chưa hết rô-đa. Vợ chồng tôi già rồi, cũng chả cần tiền để làm gì nên quyết định bán cho ông với giá 9000. Miễn mặc cả!
Nghe sướng quá, tôi gật đầu liền và “Danke schoene!” (Lời cảm ơn đẹp!) liên tục. “Chung kết” rồi ông còn hỏi: “Vậy ngài đã có giấy phép lái xe?”. “Dĩ nhiên!” - tôi móc ví đưa cho ông ta xem. “Vậy ông và tôi có thể mời luật sư để kí hợp đồng mua bán xe!”. (Thế mới thấy người Đức tuân thủ pháp luật đến mức nào, ngay cả khi mua bán!).
Sau các thủ tục mua bán bắt buộc, khi tài khoản báo “Có” số tiền tôi chuyển vào, ông phone mời tôi tới lấy xe. Cô con gái tôi luôn là người phiên dịch tin cậy. Thấy cháu líu la lí lô và hiểu biết nên ông bà rất có cảm tình. Chả hiểu thế nào khi xe nổ máy sắp chạy, Walter còn vỗ vỗ vào cửa kính chỗ tôi ngồi. Vừa hạ kính xuống đã nghe: “Thế nhà ông có hầm không?”. “Có chứ!”. (Tôi chả ở tầng 2 của chung cư 10 tầng. Mỗi căn hộ đều có 1 ngăn để đồ lạc xoong dười tầng hầm). “Thấy bố con ông rất trân trọng chiếc xe của tôi nên tôi quyết định tặng ông toàn bộ dụng cụ sửa chữa trong xưởng mi-ni của tôi”. “Ôi, còn gì bằng!”. Ngay hôm sau, tôi thuê xe taxi tải đến chở toàn bộ dụng cụ về. Rồi chính Walter cứ qua lại cả tuần liền để sắp xếp xưởng cho tôi. (Thế mới biết dân Đức rất trân trọng cái gì được làm ra bằng mồ hôi, sức lực của chính bản thân mình. Ngay cả khi bán nó cho người khác cũng chỉ mong chủ nhân mới cũng yêu quý, trân trọng nó).
Bạn bè đến chia vui khi nhìn “công binh xưởng” và toàn bộ dụng cụ kèm theo đã phải thốt lên: “Mẹ, dễ đến cả 10.000 Eu. Ông như trúng số độc đắc!”. Còn tôi thì nghĩ thầm trong bụng: “Chắc là do ở hiền…!” đây mà! Riêng chú Quang "xèng" nghe kể chuyện này thì cứ thắc mắc: "Em cũng luôn tốt với mọi người nhưng đ. thấy vận may đến như với anh?".
Trần Đình Ngân - dân Guilin
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010
Tin vui: Bantroik5sg.vnweblogs.com đã hồi phục
Sáng nay, quãng 9g, nhận được tin nhắn: "Bantroik5 cũ đã hồi phục, quay lai đi nhưng nhớ là nên tránh..., tránh..." (mấy chỉ thị của TW). Nhắn tin cảm ơn và nhấp vào "Bantroik5sg" thì thấy blog cũ đã hồi phục. Tiếc là phần ảnh mất hết. Như vậy cũng là may vì nhiều tư liệu (bài viết) vẫn còn.
Đã mở ra Bantroik5 (2) rồi Bantroik5 (3). Thôi thì cứ để cả 3 cùng tồn tại. Coi như đó là Tập 1, Tập 2 và Tập 3! Anh chị em cứ vào và chịu khó comment, ít "đọc chùa" nhé!!! Xin cảm ơn!!!
Đã mở ra Bantroik5 (2) rồi Bantroik5 (3). Thôi thì cứ để cả 3 cùng tồn tại. Coi như đó là Tập 1, Tập 2 và Tập 3! Anh chị em cứ vào và chịu khó comment, ít "đọc chùa" nhé!!! Xin cảm ơn!!!
Chứng kiến 53 năm hội ngộ
Cũng là vô tình mà tôi cùng Duơng Minh đuợc chứng kiến cuộc hội ngộ của 3 đàn anh Guilin, Nanning: Anh Hiền (cựu TSQ miền Đông Nam bộ, từng học Đuờng sắt ở Bắc Kinh) và Công Kỳ "gai", Quang Trung (Tổng quản blog Luson.Quelam) trong bữa cơm trưa nay của cựu TSQ các thế hệ ở khách sạn Tân Sơn Nhất.
Với chúng tôi, nếu riêng anh Hiền hay 2 bác Kỳ, Trung thì chả có gì lạ. Chơi với nhau suốt, thậm chí là thân. (Bác Trung còn là anh họ Bình "máu" k5). Nhưng cái lạ là, chính trưa nay 3 bác này hội ngộ và nhận ra là "3 thằng ta cùng học lớp 7, lớp 8 ở Nam Ninh thời 1956-57".
Bác Hiền thì hay gặp trong các cuộc sinh hoạt TSQ Nam bộ - là 1 "MC tướng", thuờng chọc ngoáy vui trong các buổi họp mặt. Còn bác Kỳ, bác Trung cùng là dân Quế Lâm (học lớp 5). Vui hơn, như anh Kỳ kể, trưa nay ngay phút đầu đã "nhận ngay ra cái tay bí thư Liên chi hồi ở Khu Học xá". (Anh Hiền từ miền Nam ra, tới 1955 mới sang Nam Ninh. Từ TQ về học tiếp rồi sang Bắc Kinh học đại học).
Tiệc tàn, mọi người ra về mà chúng tôi cùng anh Kháng Chiến và 3 bác "tong xúe" (bạn học) còn ngồi mãi, uống thêm vài tuần bia. Đúng là cuộc hội ngộ hiếm có!
Với chúng tôi, nếu riêng anh Hiền hay 2 bác Kỳ, Trung thì chả có gì lạ. Chơi với nhau suốt, thậm chí là thân. (Bác Trung còn là anh họ Bình "máu" k5). Nhưng cái lạ là, chính trưa nay 3 bác này hội ngộ và nhận ra là "3 thằng ta cùng học lớp 7, lớp 8 ở Nam Ninh thời 1956-57".
Bác Hiền thì hay gặp trong các cuộc sinh hoạt TSQ Nam bộ - là 1 "MC tướng", thuờng chọc ngoáy vui trong các buổi họp mặt. Còn bác Kỳ, bác Trung cùng là dân Quế Lâm (học lớp 5). Vui hơn, như anh Kỳ kể, trưa nay ngay phút đầu đã "nhận ngay ra cái tay bí thư Liên chi hồi ở Khu Học xá". (Anh Hiền từ miền Nam ra, tới 1955 mới sang Nam Ninh. Từ TQ về học tiếp rồi sang Bắc Kinh học đại học).
Tiệc tàn, mọi người ra về mà chúng tôi cùng anh Kháng Chiến và 3 bác "tong xúe" (bạn học) còn ngồi mãi, uống thêm vài tuần bia. Đúng là cuộc hội ngộ hiếm có!
Học thầy không tày học bạn
Học tiếng Đức
Hè 1986, 1 lô Trỗi đuợc gọi về tập trung ở Đoàn 871. Chả biết có được đi nuớc ngoài hay không, nhưng đấy là cơ hội được sống “ở Đồn Mang Cá” cùng nhau, sau hơn chục năm xa truờng.
Cánh k3 có Võ Tấn (BTL TT), Nguyễn Thắng (BTTM), k4 có Quang “xèng” (Cục Quân lực), Việt Thắng (Cục Tác chiến điện tử), k5 có Kiến Quốc (Học viện KTQS). Anh Tuờng (Cục Bảo vệ, anh trai Chí Hoà k8) cũng về cùng anh Hồ Sĩ Hậu (Cục Kinh tế). Giang “mù” đuợc gọi về ôn thi nghiên cứu sinh cùng anh Chu Kì Minh k2… Vui như tết.
Ban chỉ huy đoàn đóng ngay cầu Chui, Gia Lâm; còn Đội 9 - nơi tiếp đón cán bộ, sĩ quan về tập trung – thì ở đoạn cua từ Đông Anh xuống “cây đa Bác Hồ” (đâu như Vân Nội?). Doanh trại là nhà tranh vách đất, liền kề với xóm dân. Cửa sổ liếp lật. Gió từ ngoài cánh đồng thổi vào lồng lộng. (Lần đó có nhiều chuyện vui đã từng kể trên blog).
Cánh chúng tôi (Thắng, Tấn, Quang, Quốc, Tường…) học tiếng Đức. (Năm đó, Tuỳ viên quân sự VN ở Đức báo về “bạn có khả năng nhận 2 lớp: Quản lí kinh tế và Tự động hoá chỉ huy). “Cày” quyết liệt vì đi không chỉ để học chuyên môn mà còn “làm kinh tế”. Thuở ấy chưa thoát khỏi thời kì “bao cấp”, mới đuợc tự do (nói năng và ăn nhậu) hơn, nên đuợc đi Tây là có cơ “lo cơm áo, gạo tiền cho vợ con”. Ai cũng mừng.
Tiếng Đức thì quả là khó, nào danh từ luôn viết hoa và đi với quán từ (mà quán từ lại đứng truớc) để phân biệt giống de, die, das. Không như tiếng Nga nhìn cần nhìn vào nguyên âm ở đuôi là biết giống đực, cái, trung. Tuy không có 6 cách nhưng cũng có “những” 4 cách và đuôi danh từ cũng biến đổi theo cách. Kì quặc hơn, động từ tuy đã chia nhưng nếu ở thì quá khứ và câu phức hợp thì động từ chính nhét tận cuối câu.
Chả thế có chuyện tiếu lâm, trong hội nghị quốc tế, khi quan khách các nuớc nghe xong, vỗ tay đôm đốp, còn khách Đức vẫn nghệt mặt ra vì phiên dịch chưa nói ra động từ chốt. Riêng phát âm thì viết gì đọc nấy.
Học rồi thi nhưng cũng chỉ biết dăm đại từ nhân xưng: Ich, du, wir, Sie…; dăm động từ: essen, machen, drinken… Nhưng có nói được khối!
Rồi năm đó phía bạn chỉ nhận lớp Tự động hoá chỉ huy. Võ Tấn, Nguyễn Thắng, Quốc, anh Tuờng cùng tôi và thằng Hòe (Viện KT) được đi học. Cánh Quang “xèng” trở về đơn vị. (Nhưng hắn máu lắm, lúc chia tay đã nói như chém đá “Không đi đợt này thì tao sẽ đi đợt khác. Đi để đổi đời, chúng mày ạ!”).
Học trong thực tế
Chúng tôi bay sang Đức. Từ Berlin về ngay Namburg (1 thị trấn nhỏ nằm trên đuờng từ Leipzig đi Erfurt) học tiếng 1 năm. Chủ nhật đầu rủ nhau đi mua sắm ỏ cửa hàng bách hoá phục vụ bộ đội Liên Xô đóng quân trên đất Đức.
Trời đã vào đông. Se lạnh nhưng chưa có tuyết. Thở ra hơi nuớc. Vừa ra đến đầu dốc gặp ngay mấy cô cậu (chắc 7-8 tuổi, học lớp 1), 2 má đứa nào cũng đỏ như những trái táo. (Chỉ muốn cắn 1 miếng).
Cũng “Hello” chào nhau. Rồi cậy mình đã từng học tiếng Đức, tôi sủa liền:
- Bist du kalt? (Ý là: mày có lạnh không? Sau này mới biết là sai, giống tiếng Anh: Are you cool?).
Lập tức mấy đứa nhỏ nhìn nhau rồi cười. Nghĩ bụng, chắc chưa nghe được hả? Bố mày hỏi lại đây này: “Bist du kalt?”. Thế là chúng nó cười: “Was Sie sagen, koennen wir nicht verstehen”. Vậy ra chúng chả hiểu ta nói gì?
Rồi 1 chú bé nhã nhặn giải thích: “Sie muessen sagen, Es ist dir kalt”. (Chú phải nói thế này…). Ồ, vậy là phải dùng phản thân và ở ngôi thứ 3. Một bài học lớn được dạy ngoài hè phố.
Sau này, khi Quang “xèng” sang. Trên chuyến tầu xuống Đoàn Khánh (ở Karl Marx Stadt) chơi, tôi đã bày cho Quang bài học này. Hắn suớng quá, cười tít mắt. "Này, còn có thể nói gọn là “Ist dir kalt?”. Biết "chiêu độc" này, Quang cuời lớn hơn.
Cho đến giờ, tuy đã sống hơn 20 năm ở Đức, Quang vẫn coi đó là “1 phát minh vĩ đại”.
Từ thảm họa "dẫm đạp" ở Campuchia suy ngẫm đến đêm chính hội ở Mỹ Đình (Hữu Việt)
Một bài viết của Hữu Việt làm ta suy nghĩ!
Dòng đời
Sáng. Trời SG se lạnh. Chạy xe ra phố thấy xe cộ tấp nập, chật kín đuờng, thậm chí còn chen lấn, luồn lách, xô đẩy. Đuờng phố chật chội hơn. Dòng người hối hả đến công sở, vội vàng đưa con tới truờng... Không những vậy còn ồn ào, nhốn nháo. Còi xe lớn, xe nhỏ bấm loạn xạ. Mùi xăng, mùi dầu nồng nặc. Ngợp thở.
Ngày xưa đâu có thế, phố xá rộng rãi, tất cả sinh hoạt trong 1 trật tự có văn hóa. Bao giờ cho đến ngày xưa?
Ngày xưa đâu có thế, phố xá rộng rãi, tất cả sinh hoạt trong 1 trật tự có văn hóa. Bao giờ cho đến ngày xưa?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)