Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Vì sao tiểu đường là bệnh nhiêu khê ở xứ mình? (ST: TB)

Nhờ dồi dào thông tin trên truyền thông đại chúng trong thời gian gần đây nên nhiều người đã biết về bệnh tiểu đường. Tuy vậy, số người hiểu thật đúng về sự nguy hại của căn bệnh này vẫn chưa là đa số.

Nếu bệnh tiểu đường chỉ tăng chứ không giảm chút nào ở các nước đã có chương trình phòng, chống cả chục năm thì căn bệnh này chắc chắn không nương tay với người dân xứ mình, nơi còn quá thiếu bác sĩ chuyên khoa và mạng lưới truyền thông y học đại chúng. BS Lương Lễ Hoàng là người có hàng chục năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh tiểu đường bằng cách kết hợp Đông-Tây.

Tuyển tập những ca khúc của Dương Minh Đức

Mời nghe từng bài!

Ảo thuật, tài thật (ST: Đạt)

Mời xem!

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

TIN VUI: TRẦN LÊ QUANG TIẾN - VIOLINIST 13 TUỔI, CON BẠN TRỖI, TRÌNH DIỄN VIOLIN TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA HÀ NỘI

Chào anh chị và các bạn!
Violinist Trần Lê Quang Tiến.
Trân trọng thông báo: Violinist Trần Lê Quang Tiến (13 tuổi), có buổi biểu diễn Special Concert với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam tác phẩm "Violin Concerto in E minor, op. 64" của Felix Medelssohn:
- Thời gian: Tối thứ Bảy 4/7/2015, lúc 20h.
- Địa điểm: Phòng hòa nhạc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam (77 Hào Nam, Hà Nội).
Kính mời anh chị, các bạn quan tâm và có thời gian đến dự.

Quảng cáo.

Trân trọng!
(Xin được mở ngoặc:
Trần Lê Quang Tiến là con trai của bạn Trần Bình k8 Nguyễn Văn Trỗi.
Lúc 7 tuổi, cháu vào Nhạc viện học Piano. Nhưng khi tiếp xúc với các tác phẩm cổ điển, cháu đã khám phá ra sự mới lạ của hệ đàn dây trong dàn nhạc giao hưởng và cháu có đam mê học Violin (cho dù biết đây là loại nhạc cụ học khó thành tài nhất). Từ 4 năm nay, Quang Tiến bắt đầu học Violin. Và hôm nay, cháu được thầy cho phép biểu diễn cùng với dàn nhạc giao hưởng.
Hy vọng, Quang Tiến sẽ thành đạt trên con đường nghệ thuật đầy gian nan, vất vả nhưng luôn dành cho những ai có ý chí vươn lên.
Còn về tác phẩm mà Violinist Trần Lê Quang Tiến sẽ biểu diễn được ghi nhận: "... Đây là bản Concerto duy nhất dành cho Violin của Meldelssohn -nhạc sỹ thiên tài người Đức thế kỷ 19, được nhạc sĩ Joseph Joachim đánh giá là “nội tâm nhất", là "viên tâm ngọc" của người Đức”...). 

Bộ sưu tập xe cổ của Alan Phan

Mời ngắm xe!

Ảnh đẹp!

NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ: Phải biết xấu hổ (ST: TB)


Một nữ hành khách mang hành lý vượt quá trọng lượng quy định, lại mắng chửi và ném hộ chiếu vào nhân viên hàng không. Nữ hành khách này còn nhảy lên băng chuyền tát nhân viên hàng không nhưng không trúng. Liên tục có nhiều vụ hành khách tấn công nhân viên làm công tác dịch vụ mặt đất tại các sân bay. Hành khách mắng chửi, nói những lời thô lỗ, ném chai nước, thậm chí là tát tai, xông vào đá nhân viên hàng không. Kinh khủng hơn, nhiều người có hành vi bạo lực này là phụ nữ. Hầu như các vụ xung đột có nguyên nhân từ sự gian dối.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

NƯỚC ÉP CÀ RỐT: VUA CỦA CÁC LOẠI NƯỚC ÉP (ST: Đạt)

mav048

Được coi là loại nước ép “vua” với những tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng Nước ép cà rốt không phải lúc nào cũng an toàn.
Trong cuốn “Rau tươi và nước ép hoa quả”, tiến sĩ N.W. Walker đã viết rằng nước ép hoa quả giúp phấn chấn đồng thời rất bổ ích cho cơ thể, nhất là với những ai đang ở trong chế độ giảm cân. Và trong các loại rau quả này, cà rốt được xếp đứng ở hàng đầu.
Trong cà rốt chứa lượng sinh tố A vào loại cao nhất trong các loại thực phẩm. Đây là loại vitamin A dễ dàng cho cơ thể hấp thu. Bên cạnh đó, các sinh tố B, C, D, E, G, K cũng có nhiều trong cà rốt.

T​ôi yêu Mẹ hay yêu Cha? (ST: KC)


1 tuổi , con tập đi, Mẹ chạy theo đỡ mỗi khi con ngã. Ba ngăn lại bảo rằng hãy để con tự tập đứng lên.

3 tuổi, con vòi vĩnh khóc đòi quả ớt trên mâm cơm. Mẹ kiên quyết không cho. Trong khi Ba lại bảo hãy để con nếm thử rồi con sẽ tự tránh xa.

5 tuổi, con nhất định không đến nhà trẻ, Mẹ không nỡ buông tay, đứng trước cổng trường nhìn con mãi. Ba quay đầu bảo Mẹ lên xe mau.

6 tuổi, con vào lớp 1, Mẹ căn dặn cô giáo xem chừng con bị bắt nạt. Thế mà Ba lại nói với cô rằng con làm gì sai cứ đánh phạt thẳng tay.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Hé lộ bộ ảnh màu hiếm được chụp thời Mao Trạch Đông (ST: Trọng Bảo)

Mới đây, nhiếp ảnh gia người Pháp Bruno Barbey đã hé lộ những tấm ảnh màu hiếm hoi về xã hội Trung Quốc năm 1973mà ông may mắn ghi lại được về cuộc sống của người dân Trung Quốc trong Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông.

Thêm chú thích

Bè lũ lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ bỏ tư tưởng Đại Hán; còn những người bạn TQ của chúng ta thì vẫn chân tình (KQ)

Năm 1967-1968, chúng tôi được sống ở Quế Lâm, TQ. Ngày đầu về tá túc nhờ trường Trung học số 1 Quế Lâm. Có 1 anh bạn TQ được giao làm liên lạc cho Ban giám hiệu 2 trường. Anh ta tên Cao. Thấy anh đầu đội mũ vải có gắn sao đỏ 5 cánh, tay đeo băng đỏ Hồng vệ binh, mặc áo Tôn Trung Sơn; thế là bọn tôi gọi anh là Cao Tư lệnh (coi là "Tư lệnh Hồng vệ binh của Y Trung", thậm chí phong luôn là "Tư lệnh Hồng vệ binh của TP Quế Lâm"). 
Cùng các lão binh Quân giải phóng từng chiến đấu 1666-67 ở VN tại Tam Thủy (quê Cao).

Bài thơ: Em bé miền Nam (ST: Đỗ Tấn Mỹ)

Em bé miền nam,
sống trên đất bắc!
giọng lơ lớ Quy Nhơn 
pha đôi câu Hà Nội.

Chiều nay trong nắng ấm
ở giữa đất Thủ đô.
em cùng bạn rong chơi.
em thích nhảy tàu điện,
em thích đi đánh nhau
đôi khi, em móc túi
bị các chú bắt được
em khóc lạy xin tha:
"Cho cháu xin lần cuối..."

Rồi tuổi trẻ qua mau, 
em xin vào bộ đội
em được vào công an
em thích bắt quân gian

Em là em bé miền nam
sống, học trên đất Bắc
được nhân dân thương quí
cho học đến thành tài
về quê hương kiến thiết 

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Đất nước ngắm nhìn qua Flycam

Mời vào đây!

Tâm sự của ông bạn là bác sĩ (KQ)

Chiều nay, được điện thoại của BS Bình Gân: 
- Cho đến hôm nay mới dám gọi cho ông.
- Sao vậy? - Nghe giọng hắn khê khê, tưởng ốm sau vụ đi Quảng Ngãi về.
- Đi về hơn tuần rồi, lên mạng hàng ngày thấy các thầy và anh chị em khỏe cả, tôi mới mừng. Ông ạ, phải cảm ơn BTC sự kiện Quảng Ngãi 06/2015, nhất là Phan Nam, đặc biệt là vợ chồng Tấn Lợi và các cháu trong nhà. Tôi nghĩ, chỉ tổ chức ở Quảng Ngãi mới thành công như thế.
Ông có biết không, tôi mang theo nhiều thuốc, sợ có ai đau bụng, cảm cúm, tăng-xông... Đừng có đùa, các thầy thì đã 80 và hơn thế, còn anh chị em ta thì ngoài 60 rồi, có còn trẻ gì. Ai bảo cái tuổi ấy không bệnh không tật, chưa kể hắt hơi sổ mũi là bình thường.
Thế mà thực đơn mấy ngày ấy Tấn Lợi đặt rất ngon rất sạch, rất an toàn, chả ai bị "Tào Tháo đuổi". Nắng thế, di chuyển như thế, lại kéo dài 4 ngày, còn ra cả biển mà chả ai gục. Rồi gặp nhau vui, uống bia rượu nhiều mà chả ai say xỉn. Ấy là thắng lợi.
Trên phương diện chuyên môn, tôi thấy sự kiện Quảng Ngãi 06/2015 thành công mĩ mãn!
Nghe Bình Gân tâm sự mà vui. Kỉ niệm này sẽ theo anh chị em k5 cùng thầy cô và bạn Trỗi các khóa tham dự đến tận cuối trời.

Làm sao để phân biệt các loại nước hoa? (ST: TB)


  
Thêm chú thích

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Putin biến điều TQ lo sợ về Nga, Nhật thành hiện thực

Mời đọc!

Ảnh đẹp!

Con người 'nhịn ngủ' được bao lâu? (ST: TB)


Giấc ngủ là một nguyên tắc hoạt động của đồng hồ sinh học
Vì sao chúng ta cần ngủ? Câu hỏi này vẫn làm đau đầu nhiều nhà khoa học nhưng giờ đây đã có một số giả thiết lý thú giải thích lý do tại sao chúng ta cần ngủ mỗi ngày.
Một số người cần ngủ tám tiếng. Một số người chỉ cần bốn tiếng là đủ. Nhưng suy cho cùng thì ai cũng cần phải ngủ. Ngủ quan trọng giống như thở và ăn vậy.

Hình ảnh miền Nam năm 1969

Mời xem!

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

TQ bị Nga phản ứng...

Mời đọc!

Anh có nhận ra hình này là... ở đâu ? (ST: ĐB)

-
​ Cửa Tây Thành Hà Nội, thời Pháp thuộc.​



Còn đây là hình chụp tháng 6 - 2008:


Chắc là nhận ra rồi (?) - Cửa Tây thành Hà Nội.
... Anh thấy gì khác ở hai hình ?

Hình ảnh nội tuyến 1
Thằng Tây cũng "ác ôn" nhỉ, đem cắm 2 khẩu thần công bắn vào địa ngục !

Hình ảnh nội tuyến 2

​Đoán rằng, sau năm 1954, ta đào 2 khẩu thần công lên và ... như bi giờ thấy.​


Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Đi một ngày đàng... (KQ)

Lần đầu thấy piano bị phanh thây thế này.
Cả mấy năm nay đàn piano chưa được chỉnh, tiện quen chú em làm bên Yamaha, giới thiệu cho thợ chỉnh đàn. Đúng hẹn qua điện thoại, chiều, có thợ đến. Anh ta trẻ măng và xưng hô chú, cháu với mình.
Nhanh nhẹn bắt tay vào việc, Hòa (tên cháu) tháo các nắp đàn ra. Mang tiếng chủ đàn mà đây là lần đầu được xem "lục phủ ngũ tạng" của đàn. Hòa dùng cờ-lê căng lại dây.
Chiếc đàn Yamaha này có 88 phím, tương đương 88 nốt (đàn cổ chỉ có 85). Có nhiều nốt được căng 3 dây (phần những nốt trầm chỉ căng 2). Nghĩa là có chừng 250 dây đàn phải căng lại. Các búa nỉ sẽ nện vào dây khi ta gõ lên các phím.
Hòa lấy trong túi ra chiếc điện thoại di động đời mới, có gài đặt phần mềm cân chỉnh cao độ các nốt. Cháu giảng giải: "Thợ chỉnh đàn thì nhiều nhưng ông nào mà nói chỉ cần chỉnh bằng tai và tay là nói dóc, chú ạ. Tai thì làm sao phân biệt được sai số nhỏ tí". Anh ta chỉ cho xem sau khi căng lại dây mà vạch cộng hưởng của nốt trùng với vạch đỏ giữa trên màn hình thì chuẩn.

Xem các cháu biểu diễn (ST: Đạt)

Mời xem!

Quán cà phê bãi biển giữa lòng Sài Gòn có gì đặc biệt? (ST: TB)

Mang cát biển từ Nha Trang về Sài Gòn mở quán cà phê, mỗi ngày, chủ cửa hàng ở quận 3 (TP HCM) đón hàng trăm khách.

Quán cà phê bãi biển giữa lòng Sài Gòn có gì đặc biệt?
Nằm ở tầng 2 của một quán cà phê ở quận 3, căn phòng có diện tích khoảng 50 m2 được thiết kế thành một bãi biển nhân tạo. Dưới nền phủ đầy cát. Bãi biển trong nhà khá rộng nhưng chỉ có 12 ghế để đảm bảo cho khách có không gian thư giãn thoải mái. Không tiết lộ chi phí đầu tư, song theo lời nhân viên, các công đoạn tạo nên bãi biển trong nhà tương đối mất thời gian.

Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương về quan hệ với TQ

Mời đọc!

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Họa sĩ Pháp vẽ Việt Nam (tiếp)

Bức “Những người phụ nữ”
vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Joseph Inguimberty là một họa sĩ Pháp. Trong trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông vốn được học trò yêu mến bởi là người có phương pháp giảng dạy thực tế, ít tính hàn lâm, kinh viện.
Joseph Inguimberty rất hứng thú với văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ sinh sống tại đây, ông đã thực hiện nhiều tranh về đất nước - con người Việt Nam.
Joseph Inguimberty luôn khuyến khích các học trò của mình hãy thực hiện những bức tranh thể hiện đậm đặc màu sắc văn hóa quê hương, cùng với đó, ông đề cao cách thể hiện màu sắc và ánh sáng. Trong tranh của Inguimberty, người ta có thể cảm nhận thấy rõ đường đi của ánh sáng, đặc biệt, tranh ông sử dụng những gam màu dịu dàng, lãng mạn.
Joseph Inguimberty còn rất hứng thú với chất liệu sơn mài và đã khuyến khích học trò của mình thử nghiệm với tranh sơn mài để nâng tầm sơn ta, từ những món đồ mỹ nghệ thủ công, lên thành một thể loại tranh nghệ thuật.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Họa sĩ Pháp đã vẽ Việt Nam như thế nào? (ST: Trọng Bảo)

Hình ảnh con người, đất nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 đã được khắc họa như thế nào trên tranh của các họa sĩ Pháp?

Ở thời điểm này, nhiều bức tranh ấn tượng ghi lại vẻ đẹp đất nước - con người - văn hóa Việt Nam đã được các họa sĩ Pháp thực hiện:
Tranh của họa sĩ người
Pháp

Tranh của họa sĩ người Pháp Joseph Inguimberty (1896-1971), trưởng khoa Hội họa của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Cuộc thi bơi của người thầy Do-thái

Mời đọc!

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Mỹ khủng hoảng ngoại giao

Mời đọc!

Bên cột cờ chủ quyền ở đảo Lý Sơn

Tại đảo này, hàng trăm năm trước, đã có những hải binh theo những con thuyền gổ của Hải đội Bắc Hải được cử ra quần đảo Hoàng Sa để làm nhiệm vụ bảo vệ từng hòn đảo mà cha ông đã làm chủ.
Thầy trò k5 TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã đến đây và chúng có những hình ảnh khó quên dưới cột cờ chủ quyền.
Chúng tôi đã đến đây.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Trịnh Thúc Doanh trước ngày đi bộ đội 1971

Doanh tốt nghiệp Trỗi hè 1970 về học Bách khoa, k15. Trước ngày đi bộ đội đã chụp ảnh kỉ niệm với bố Chương, mẹ Mai và em trai Tuấn Dương, em gái Liên.

Sau này mới hay, Doanh là em thầy Trịnh Nguyên Huân (giáo viên Đại học KTQS, sau về làm thư kí ở Văn phòng Đại tướng từ 1976 đến ngày giải thể cuối 2014).
Chú Chương là Chủ nhiệm Quân y Trường Lục quân VN ở Vân Nam rồi Quế Lâm TQ. Cô Mai cũng công tác ở trường nên thân với mẹ tôi. Doanh cũng sinh ở TQ. 
Doanh đi bộ đội năm trước thì năm sau hy sinh đúng vào mờ sáng ngày cuối cùng của 81 ngày đêm chiếm giữ Thành cổ Quảng Trị. Khi vừa nhảy xuống sông Thạch Hãn thì 1 phát đạn lạc từ tầu biển bắn vu vơi vào. 
Nay gia đình lấy đất ở bờ sông về làm mộ gió cho Doanh ở NTLS Quỳnh Mai.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Ở Lý Sơn - canh tác gì?

Ruộng canh tác tỏi.
Để tổ chức sự kiện "Quảng Ngãi 06/2015" thành công, đích thân vợ chồng Tấn Lợi đã đi ra tận đảo Lý Sơn thị sát và lo từng chi tiết. Chủ tịch đảo cũng là chỗ quen biết nên nhiệt tình hỗ trợ.
Đảo chỉ rộng chừng 10km2 với hơn 2 vạn dân. Xung quanh còn có những hòn đảo nhỏ. Dân Lý Sơn sống bằng nghề cá. Nhìn đất đai khô cằn, toàn cát, gần như không có thể canh tác gì hơn ngoài trồng tỏi, hành tím và ngô.

Cát trắng chuẩn bị cho vụ mới.


Toàn cát là cát.

Trên đỉnh là đập nước vừa hoàn thành.

Ruộng tỏi đang lên.
Nhìn những mảnh đất được cải tạo, quy hoạch vuông vắn, được chặn xung quanh bằng gạch, đá. Phía trên là cát trắng. Những ngọn hành, ngọn tỏi đang vươn lên.
Để tưới tiêu, bà con phải đầu tư những dàn tưới tự động. Nước được lấy từ giếng đào hoặc từ hồ trên núi (xưa là miệng núi lửa). Cứ hết vụ hành, tỏi, bà con phải mua cát trắng về thay lớp mới.
Tỏi cô đơn chính là đặc sản của Lý Sơn. Giá bán đến 1T/ kg. Du khách có thể mua những túm nhỏ với giá 50k/túi ngay chợ bến tầu, về làm quà.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Dư âm Quảng Ngãi

Tròn 1 tuần ra sống ở cái TP nho nhỏ bên sông Trà Khúc. Sáng nay, bay về SG. Tới nhà rồi mà lòng vẫn bâng khuâng.
Sau 50 năm nhập Trường Trỗi (1965-2015), sau 45 ra trường - nhập ngũ (1970-2015), 204 bạn Trỗi k5 tung bay đi khắp nơi. Đến tháng 6 này có được 1/3 số bạn cũ k5 về tụ họp tại cái TP nhỏ bé này.
Chúng tôi cùng nhau nhắc lại tên của 7 bạn k5 đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khi mới vừa mười tám đôi mươi, 24 bạn khác đã mất vì bệnh tật, tai nạn. Như vậy, 15% quân số k5 đã ra đi.

Bà con Việt kiều ở Đức biểu tình phản đối TQ

Mời đọc!

Nước nào ghét Mỹ nhất?

Mời đọc!

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

TIN BUỒN

Cụ Tô Đình Hải, thân phụ của bạn Tô Hoành - lính Trỗi k5, cùng đi chiến đấu với Đỗ Tấn Mỹ và Nguyễn Văn Ngọc năm 1967, vừa từ trần sáng nay, 15/6/2015, thọ 92 tuổi.
BLL k5 TSQ Nguyễn Văn Trỗi xin chia buồn cùng Tô Hoành và gia đình.
(Bạn Tô Hoành đã thu xếp đi dự họp mặt ở Quảng Ngãi với chúng ta nhưng vì chăm sóc ba nên không đi được).

Thăm Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Phan Văn Đường

Gian tưởng niệm Thiếu tướng Phan Văn Đường.
Quảng Ngãi là quê hương cách mạng, nơi sản sinh ra hàng chục tướng lĩnh thời chống Pháp, chống Mỹ (xin được bó hẹp ở 30 năm này!). Cụ Phan Văn Đường, thân phụ Phan Nam cũng là 1 trong số các tướng lĩnh đó của Quảng Ngãi.
Tư Hòa thuộc huyện Tư Nghĩa xưa có tên Thu Xà - thương cảng lớn nhất miền Trung (trước cả Hội An) hình thành cách đây 300 năm, khi các thương nhân Tàu vào đây buôn bán.
Nhà tưởng niệm cụ Đường nằm ngay trên di tích Thành cổ Thu Xà và không xa trạm Thuế quan (ngay sau lưng còn 1 ngôi miếu cổ thờ).

Quảng Ngãi: Thăm đảo Lý Sơn


Bên nhóm tượng đài Hải đội Hoàng Sa.
Đến Quảng Ngãi mà không thăm Lý Sơn là 1 sai lầm. Trong chương trình có lịch thăm Lý Sơn vào ngày 13/6. Lo nhất là sau 2 ngày "chiến đấu" thì sức khỏe các thầy cô và các bạn còn đảm bảo không?


7.30 xuất phát trên 2 xe lớn (1 xe thuê và 1 xe của chú Chín Cần hỗ trợ trong mấy ngày ở đây). Tới cảng Sa Kỳ con đường dài 18km, đi chừng 20'. BTC chuẩn bị riêng cho đoàn 1 con tầu chở 150 khách (cũng được 1 chú em tài trợ). 
Chào đất liền ra với Lý Sơn, tầu chạy chừng 45'. UBND huyện (cũng lại là chỗ thân quên của Tấn Lợi) cử 1 cháu hướng dẫn viên đi phục vụ và giúp 1 xe Mercedez Benz, thuê giùm 4 xe 16 chỗ. Đoàn được nghỉ chừng 15' sau chuyến chuyến vượt biển.






Chuyện về cô Nguyễn Thúy Lan (Nguyễn Thị Thái, k8 c11)


Trong căn phòng nhỏ dưới mái nhà cổ 34A Cao Bá Quát, cô Nguyễn Thúy Lan bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm về trường Nguyễn Văn Trỗi, trong đó có bóng hình người chồng đầu tiên của mình. Nghẹn ngào và cố ngăn dòng nước mắt ngập nặng hai hàng mi của người phụ nữ dù đã ở tuổi 74 nhưng vẫn còn rất đẹp, cô thủ thỉ những lời tâm sự:
Ngày cô Lan 25 tuổi

Chú Nguyễn Nhật Tân: Chú Nguyễn Nhật Tân và cô tìm hiểu nhau trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Chú từng là thủ khoa khóa I ngành Hóa học trường Đại học Bách khoa HN. Ra trường, chú là giáo viên trường Hậu cần bên Gia Thượng. Khi chiến tranh lan rộng ra miền Bắc chú được bổ xung vào đơn vị tên lửa đầu tiên. Đám cưới của cô chú được tổ chức khoảng 4-5 ngày trước khi cô theo trường mình sang Trung Quốc còn chú theo đơn vị tên lửa vào phía trong. Sau này cô mới biết khi đó đơn vị chú được giao nhiệm vụ tìm hiểu cách đánh B52 mà theo như sự tiên đoán tài tình của Bác Hồ thì Mỹ sẽ dùng B52 đánh phá miền Bắc và chỉ có một trận đánh dập đầu B52 tại miền Bắc mới có thể làm thay đổi cán cân trên bàn đàm phán của ta với Mỹ tại Pari.

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Cảm xúc Quảng Ngãi (Thầy giáo dạy Toán k5 - Đỗ Đức Ứng)

Khi đến Quảng Ngãi, thầy đã gửi cho BBT 2 bài thơ. Nay xin đăng tải.

1. Cảm xúc Sơn Mỹ 
Sơn Mỹ, Quảng Ngãi thân yêu ơi!
Mở trang chiến tích khôn nguôi quặn lòng.
Năm trăm lẻ bốn phận long đong
Tạc vào lịch sử những dòng đau thương
Rực lên một góc chiến trường
Hờn quân xâm lược, giận phường xâm lăng
Tháng sáu, hai không mười lăm (6/2015)
 Sơn Mỹ chiến tích tím bầm trí ta!

2. Nhớ Quảng Ngãi
Cho anh về Quảng Ngãi
Để lòng anh thức dậy
      Cho tình đầy mộng mơ
      Cho hồn chảy thành thơ
Cho anh ôm Quảng Ngãi
Để lòng anh hồi lại
Dòng kí ức ngày xưa
Lừng danh du kích Ba Tơ
       Dòng sông Trà Khúc rì rầm
       Chở bao kỉ niệm thăng trầm tháng năm
       Yêu Tấn Lợi, nhớ Phan Nam
       Quý các em "Trỗi" khóa 5 tuyệt vời
Lý Sơn, đảo thân yêu ơi!
Cột mốc khẳng định biển trời quê ta
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Hai ngàn năm trước quê cha nơi này
Muôn năm vĩnh viễn từ đây,
Ngọn cờ Kiến Quốc tung bay sáng ngời.
                                                               Đỗ Đức Ứng
                                                               Quảng Ngãi, 12/6/2015

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Chính hội

Sự kiện "Quảng Ngãi 06/2015" được BTC chuẩn bị tới từng chi tiết.
Panorama 1.

Sáng 11/6, đoàn rời KS Mỹ Trà lên chùa Thiên Ấn. Đầu tiên, tới viếng lăng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, đoàn được nghe cụ già tình nguyện viên coi sóc mộ phần cụ Huỳnh giới thiệu về thân thế và sự nghiệp cụ. Cảm phục tấm lòng yêu nước của chí sĩ 71 tuổi và kính trọng tài dùng người của Cụ Hồ.

Triều Tiên và TQ

Mời đọc!

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

DIỄN VĂN KHAI MẠC SỰ KIỆN "QUẢNG NGÃI 06/2015"


Kính thưa: Các quý vị đại biểu
Kính thưa: Các thầy cô giáo Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi
-         Các anh chị, các bạn các khóa từ 1 đến 9
Cùng các bạn khóa 5 trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi vô cùng yêu mến!
Thay mặt ban tổ chức xin chân thành cảm ơn quý vị đại biểu, thầy cô giáo cùng các anh chị và các bạn đã thu xếp thời gian quý báu của mình từ 2 đầu Tổ quốc về đây tham dự sự kiện “Quảng Ngãi 06/2015” của khóa 5 Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi kéo dài từ ngày 10 đến 13/6/2015 với trung tâm là “Gặp mặt thầy trò khóa 5 kỉ niệm 50 năm nhập trường (1965-2015) và 45 năm ra trường – nhập ngũ (1970-2015)”.

Gia đình Huỳnh Tấn Lợi mời cơm

Chiều qua, tại tư gia, bạn Lợi mời cơm thầy trò k5. Một bữa tiệc ngon miệng, vui vẻ, được thưởng thức  các tiết mục văn nghệ của Nhóm văn nghệ xung kích Quảng Ngãi cùng các ca sĩ không chuyên của k5.
Thêm chú thích

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Đón thầy Ninh Cử Trực

Thầy Trực là C trưởng đầu tiên của k5 ở Trại Hòe, Hà Bắc. Ai cũng nhớ vụ thầy bắt quả tang cả bọn sang Trại Cờ, doanh trại bỏ trống, khuân mít về nhà. Ngày lên An Mỹ, thầy được phân về C10. Cả bọn lại "lãn công" đòi nhà trường trả thầy về cho C5.





Chiều nay, thầy cùng vợ chồng thầy Đỗ Đức Ứng được Hoàng Việt và Lê Chí Hòa tháp tùng bay vào sân bay Chu Lai.
Buổi tối, Tấn Lợi đón cả đoàn về ăn cơm tại nhà. Bữa cơm sum họp của 50 năm là lính thầy.
Sáng náy, Lợi cho xe đưa thầy Trực đi thăm em nằm tại NTLS Núi Thành, đưa Chí Hòa về quê vợ. BTC chuẩn bị đón đoàn từ TPHCM, Quy Nhơn ra và từ Đà Nẵng vào. Chiều, đoàn từ HN mới tới ga.
Không khí sự kiện "Quảng Ngãi 06/2015" đã sôi nổi lắm rồi.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

CHƯƠNG TRÌNH 04 NGÀY Ở QUẢNG NGÃI THÁNG 6/2015


Ngày
Nội dung
Thời gian
Ghi chú
10/6/2015
Thứ tư
- Đón đoàn Sài Gòn (tàu SE2 tại ga Quảng Ngãi)
10h00
Tổng cộng 20 đ/c di chuyển bằng taxi Mai Linh về khách sạn Mỹ Trà. Tổng cộng 05 xe
- Đón đoàn Hà Nội (tàu SE1 tại ga Quảng Ngãi)
14h30
Tổng cộng 19 đ/c di chuyển bằng taxi Mai Linh về khách sạn Mỹ Trà. Tổng cộng 05 xe
- Nhận phòng tại KS Mỹ Trà

Từ 10h00 - 16h00

KS Mỹ Trà (BTC bố trí sắp xếp phòng)

- Ăn cơm tối với gia đình Tấn Lợi
17h00 – 21h00
Có xe đưa đón lúc 17h00 tại khách sạn Mỹ Trà về nhà Tấn Lợi
- Họp Ban tổ chức
20h00
Tại nhà Tấn Lợi
11/6/2015
Thứ năm
(Buổi sáng)
- Ăn sáng
6h00 – 6h30
Tại khách sạn
- Thăm trường Võ Nguyên Giáp.
- Thăm Chùa Thiên Ấn, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.
- Thăm khu chứng tích Sơn Mỹ
7h00 –12h00
Toàn đoàn tập trung tại sảnh khách sạn lúc 6h40 để đi tham quan các địa danh tại Quảng Ngãi.
- Ăn cơm tại bãi biển Mỹ Khê
12h00 – 13h00
Tại bãi biển du lịch nổi tiếng của Quảng Ngãi
- Quay về lại khách sạn
13h00
Toàn đoàn di chuyển về lại khách sạn nghỉ ngơi chuẩn bị chiều họp lớp.
(Buổi chiều)
- Giao lưu kỉ niệm 50 năm nhập trường và 45 năm nhập ngũ
16h30 – 21h00

Tại hội trường KS Mỹ Trà.
Yêu cầu: Tất cả các đ/c K5 tập trung tại hội trường lúc 16h30.
Lưu ý ăn mặc chỉnh tề.
12/6/2015
Thứ sáu
(Buổi sáng)
- Ăn sáng
6h00 – 6h30
Tại khách sạn
- Tham quan đảo Lý Sơn:
Đền An Hải, bảo tàng hải đội Hoàng Sa, Chùa hang…
7h00 – 12h30
Toàn đoàn tập trung tại sảnh khách sạn lúc 6h40 để di chuyển đến cảng Sa Kỳ.

- Ăn trưa
12h30-14h00
Ăn trưa và nghỉ ngơi tại quán, sau đó di chuyển ra cảng lên tàu trước 14h00.
12/6/2015
Thứ sáu
(Buổi chiều)
- Quay về đất liền
14h00 – 15h00
Tàu xuất phát về đất liền
- Xuất phát từ cảng Sa Kỳ về KS Mỹ Trà
15h00 – 16h00
Xe đưa đoàn về KS Mỹ Trà, nghỉ ngơi 30 phút.
- Về quê Phan Nam
16h30 – 20h00
Tham quan và ăn tối tại quê đ/c Phan Nam
- Quay về KS Mỹ trà
20h00 – 21h00
Xe đưa đoàn di chuyển về KS Mỹ Trà
- Họp BTC
21h00
Tại khách sạn khu vực gần quày Lễ tân, tổng kết sự kiện.
13/6/2015
Thứ bảy
(Buổi sáng)
- Ăn sáng
5h30 – 5h50
6h00 – 6h30
Tại khách sạn (đối với các đ/c đi Dung Quất)
Tại khách sạn (các đoàn còn lại)
- Tham quan Khu kinh tế Dung Quất
6h00 – 9h30
- Đối với các đ/c muốn tham quan khu KT DQ: Đề nghị các đ/c khẩn trương check out KS, ăn sáng và lên xe lúc 6h00 để đi tham quan khu kinh tế Dung Quất. Kiến nghị đoàn HN check out KS vào đêm hôm trước.
- Các đ/c ở SG muốn đi tham quan khu KT Dung Quất thì đề nghị báo sớm với BTC để bố trí xe.
- Lên tàu về Hà Nội
9h30
Xe đưa đoàn Hà Nội ra ga Quảng Ngãi
- Tham quan và mua sắm tại Quảng Ngãi
7h00 – 14h00
Đối với các đ/c di chuyển về SG nếu không tham gia đi Dung Quất thì tự túc mua sắm và dạo phố tại TP Quảng Ngãi. Đề nghị trả phòng trước 13h30
(Buổi chiều)
- Lên tàu về Sài Gòn
14h00
Xe đưa đoàn ra ga về Sài Gòn

Lưu ý:
-         Buổi sáng: Ăn sáng buffet (miễn phí) tại KS từ 6h00 đến 6h30. Đúng 7h00 ra xe. Ngày 13/6/2015 ăn sáng từ 5h30 – 5h50 đối với các đ/c đi Dung Quất
-         Ngày cuối cùng: check out KS lúc 5.00 sáng (đoàn HN). 6.00 đi Dung Quất.

-         BTC chỉ thanh toán tiền phòng. Cá nhân tự thanh toán chi phí phát sinh trong 3 ngày nghỉ ở KS.