Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Sắc khăn hồng (Quang Việt)

Trên phố đông, thấp thoáng khăn hồng,
Mưa phùn lất phất, sáng mùa Đông.
Tiết trời như thể sang Xuân vậy.
Khăn hồng bỗng gợi nhớ mênh mông…

Anh cũng không biết tự bao giờ,
Có mầu khăn ấy trong giấc mơ,
Mơ thấy khăn hồng, thêm ngon giấc,
Sắc khăn hồng gợi muôn ý thơ.

SAO CHO ĐƯỢC LÒNG DÂN? (VIỆT DŨNG)


         Ngay sau cách mạng tháng Tám (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, lo lắng đến việc xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở. Người đã sớm nhận ra những căn bệnh nguy hiểm của đảng cầm quyền. Đó là các căn bệnh: “Nhũng nhiễu” dân, “Quan liêu” xa rời quần chúng, căn bệnh “Ngông nghênh”, “Cậy thế, cậy quyền” … của những “Ông quan cách mạng”.    
Bác thăm bà con nông dân.

         Chỉ hơn một tháng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong bài viết tựa đề “Chính phủ là công bộc của dân” ký tên Chiến Thắng đăng trên báo Cứu Quốc, ngày 19/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước cuộc khởi nghĩa 19/8/1945, nói tới hai chữ Chính phủ, người ta nghĩ ngay tới một bọn đầu đảng cướp nguy hiểm, xảo quyệt. Trái lại, ai ai đối với Chính phủ nhân dân hiện nay cũng đều có một cảm tình thân mật xen lẫn với một tôn kính sâu xa: Chính phủ đối với ta như người  “anh cả” trong gia đình, một đồng chí phụ trách trong một địa phương, một người đứng mũi chịu sào ta có thể vững lòng trông cậy và gưỉư số mệnh vào. Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh.”

Thuốc chữa bệnh gan (ST)

Mời đọc và nghiên cứu!

Giải mật cuộc chiến tranh 2 đầu biên giới (2)

Khmer Đỏ thảm sát dân xã Ba Chúc và vụ di dời dân Khmer Bảy Núi về tỉnh Hậu Giang (cũ)
Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam thời gian không dài, nhưng tổn thất về người và của quân dân ta ở An Giang vô cùng to lớn, có hai sự kiện đau thương dù thời gian lùi xa, nhưng bất cứ ai chứng kiến nhớ lại không khỏi bồi hồi xúc động:
Khi chiến tranh bùng phát, mặc dù có chủ trương ven tuyến biên giới sơ tán người già, phụ nử, trẻ con, nhưng khi Khmer Đỏ đánh vỡ tuyến phòng ngự của quân ta tràn vào chiếm Núi Tượng xã Ba Chúc mười ngày trong tháng 4 năm 1978 phần lớn dân vẫn không sơ tán, Khmer Đỏ gây ra vụ thãm sát kinh hoàng giết chết 3.157 người! Nghe những nạn nhân sống sót kể lại và xem các bức ảnh chụp sau khi quân ta đánh Khmer Đỏ rút chạy, xác người chết nằm chất chồng la liệt khắp nơi…! Tội ác giết người man rợ như thời trung cổ của bọn Khmer Đỏ “trời không dung đất không tha”!!

SOI - Một trang mạng về nghệ thuật nên xem

Từ hôm nay, Báo liếp link đường dẫn này cho bà con xem. Có thể sẽ tìm được những khuynh hướng nghệ thuật mới ở đây!

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Kha Tư Xô đón bạn hiền

Cháu Cương, bác Lễ, Đức Dũng và Kha Tư Xô.
Chiều được điện thoại Xô, hẹn chiêu đãi Đức Dũng. Cũng phải bố trí vì bạn ta về nhà thời gian thì ít mà có

Thêm ông bạn già Kiến Quốc.
nhiều việc, nhiều quan hệ. Mà thế quái nào, Xô lại chơi tennis với bác Cả Lễ - thủ môn CAHN từ 1969 tới 1978, là đại ca của 3 lính Trỗi (Đức Dũng, Tuấn Sơn, Văn Hùng) - từ nhiều chục năm nay. Hóa ra quả đất tròn chứ không vuông, phẳng như ta nghĩ trước đây.
Chiều nay đã hẹn với Đức Dũng ra sân QK7 chạy nhảy. Vậy là cuộc hẹn "chốt hạ" vào 6g chiều, sau khi đá xong, ra ngay nhà hàng Vườn Phố (sát sân QK7).
Đá xong cùng bác Lễ ra quán đã thấy Xô ngồi ngay sát đường và đã tu trước 2 lọ Tiger trong. Ngoắc tay chuyển vào trong vì đỡ phải ngửi mùi xăng nhưng hắn chần chứ mãi mới "mai dịch" và than: Ngoài này nhiều cháu "cây trúc xinh" hơn!!!
Lát sau có thêm cháu Cương (cầu thủ trẻ của CLB Hà Nội Phương Nam) vừa từ HN bay vào, mang theo cây giò lợn mới của nhà làm.
Bác Cả Lễ quá thân với nhiều anh em Trỗi nhưng hôm nay mới biết, tụi nó đã chơi với nhau còn 1 năm nữa là tròn nửa thế kỷ.
Một bữa tối vừa đủ say, vừa đủ no, vừa đủ vui của những người bạn thân tình.

Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Người Việt (Trần Văn Khê)



 

Người Á Đông vốn ăn uống điều độ và hài hoà hơn người phương Tây. Nhưng khi nói đến Việt Nam thì thế giới luôn ngưỡng mộ bởi sự kết hợp rất cân bằng và tinh tế. Nhật Bản và Trung Quốc cũng có những nét hay riêng trong ẩm thực nhưng làm sao bằng Việt Nam mình được đúng không? Bài viết dưới đây là của GS Trần Văn Khê sẽ phân tích rõ những cái hay, những nét khác biệt của ẩm thực Việt so với Tàu. Hi vọng rằng “người Việt thì hãy ưu tiên xài hàng Việt”, đừng ham Fast food làm chi nha.


CẦU LONG BIÊN VÀ NHỮNG KỶ NIỆM TUỔI THƠ (Việt Dũng)

         Nhân sự kiện trên các phương tiện thông tin đại chúng đang sôi nổi “tranh cãi” về việc bảo tồn cầu Long Biên, một “nhân chứng lịch sử quí hiếm” của Thủ đô Hà Nội. Tôi xin nêu một vài hồi tưởng về cây cầu hơn trăm tuổi lấp lánh nhiều kỷ niệm trong tuổi thơ tôi và của bao người cùng thế hệ.

Quân Pháp phải rút quân khỏi HN, 10/10/1954.

        Nhà ở khu dân cư ven sông, nên vào mùa nghỉ hè, các bậc cha, mẹ lũ trẻ con vô cùng lo lắng, vì bọn nhóc rất khoái ra sông Hồng nghịch nước cùng các anh lớn. Mấy ông anh lớn trong khu thường đầu têu dẫn bọn nhóc chúng tôi ra bãi bồi ven sông Hồng, chui vào ruộng ngô đánh trận giả rồi ra ven sông nghịch nước. Lũ trẻ con chúng tôi khoái nhất là mùa nước lên, nước sông tràn vào tận ven con đê quai ngăn cách vùng ngoài bãi với khu nội thành. Mùa nước, đứng trên con đê sát đường Trần Quang Khải nhìn ra khu dân cư bên ngoài đê thấy nước ngập mênh mông, khi đó những gia đình sống ngoài đê như gia đình tôi thường phải vào trong phố, làm những túp lều tạm bằng vải bạt hoặc ny-lon trên vỉa hè để ăn, ở tạm chờ nước rút, thường thì phải ăn chực, nằm chờ hàng tuần lễ, rất vất vả. Vậy mà lũ trẻ con chúng tôi lại rất khoái chí, vì được nghịch ngợm và lội nước bì bõm, hay đi thuyền vào trong phố. Người dân ngoài bãi đa số là dân lao động nghèo, thì nhân mùa nước tranh thủ vớt các thân cây trôi nổi ngoài sông dạt vào để làm chất đốt, bởi vì khi đó loại chất đốt phổ biến của cư dân thành phố là củi và dầu hỏa được bán phân phối rất hạn chế. Cũng chính vì chuyện vớt củi rều vào mùa nước, nên lũ trẻ con ngoài bãi ven sông Hồng khi vào phố đi học với lũ trẻ trong nội đô, thường bị trêu chọc là: “Băng củi rều”. Còn bọn trẻ ở khu vực Nhà thờ Lớn thì có tên là “Băng Nhà Thờ”, bọn nhóc ở khu vực phố Lò Đúc, nơi có hàng cây Sao Đen cổ thụ chạy dọc hai bên vỉa hè, đêm đêm hàng đàn cò, diệc bay về đậu trên các cành cây để ngủ, cứt cò ỉa trắng hè phố, thì bọn nó lại có tên: “Băng cò ỉa”… Thân nhau vậy mà nhiều khi bị trêu chọc là “Băng củi rều” hay “Băng cò ỉa”… là hai bên lại xông vào oánh nhau túi bụi, khi “dàn trận”, mỗi bên cắt cử một hay hai đứa nhỏ con nhất ngồi trông cặp sách hẳn hoi.

Du lịch Thái Lan: Xem Ladyboy biểu diễn (ST: Cao Bắc)


Trong những chương trình biểu diễn ở Thái Lan, có một chương trình hấp dẫn du khách nhất là của Ladyboy (tò mò hay chuyện lạ?), đó là chương trình của hoàn toàn những người con trai sau khi phẫu thuật và uống hormones của đàn bà để có thân hình con gái ra biểu diễn, ngược lại cũng có những người con gái muốn sống như con trai boylady thì họ có câu lạc bộ riêng của họ.


Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Trang trại Phan Nam đón Đức Dũng

Sáng qua, nhóm nhỏ k5 gồm Kiến Quốc, Huy Dũng, Nhất Trung đưa Đức Dũng xuống Củ Chi thăm cơ ngơi của bạn già (từng cùng đi tầu với Dũng về Vinh cuối những năm 60) ở xã Bình Mỹ, Củ Chi. Anh em được "địa chủ" Nam tiếp đón nồng hậu.
Cùng ông chủ trước nhà sàn mới dựng...

... Thêm Nhất Trung

Và cùng cụng li, chúc cho anh em mãi khỏe.

Giải mật cuộc chiến tranh 2 đầu biên giới (ST)

Đó là tên bài báo Tuổi Trẻ, ghi cuộc trò chuyện Tuổi Trẻ với đạo diển Lê Phong Lan. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc có nhiều điều để nói, nhưng ít được nói so với hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, đạo diển Lê Phong Lan nói: “… thiếu sự tổng kết ngay trong nội bộ ta, thiếu những bàn luận công khai…”, như có những “bí mật” nào đó cần “giải mật”?!
Từng chứng kiến những gì diển ra trước, trong và sau cuộc chiến tranh nầy trên biên giới An Giang – quê hương tôi, tôi cũng có những day dứt như đạo diển Lê Phong Lan. Bài viết dựa theo tập hồi ký và những bài viết khác của tôi từ hơn 10 năm trước về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, qua trang viet-studies xin trao đổi với đạo diển Lê Phong Lan và những ai cùng quan tâm.

MỘT LẦN TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN NỔI GIẬN (Khánh Tường)

Tướng Lê Trọng Tấn.

Đầu thập kỷ 70, chiến tranh trên bán đảo Đông Dương trở nên quyết liệt.  Bên nào cũng ráng hết sức để dành thế mạnh trên bàn đàm phán. Sau chiến thắng Đường 9 – Nam Lào, mùa khô năm 1971-1972, Tổng hành dinh và Bộ chỉ huy Quân đội giải phóng nhân dân Lào quyết định mở chiến dịch lớn ở chiến trường Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng, Lào, với mật danh là chiến dịch “Z”. Quân tình nguyện VN đảm nhiệm hướng chính Cánh đồng Chum; Quân đội Pa-thét Lào và hai tiểu đoàn trung lập của Đại tá Đươn giải quyết hướng Xa-la Phu Khun – Mường Xủi. Ngoài các cán bộ BTL 959 (Đại tá Vũ Lập làm TL, Đại tá Huỳnh Đắc Hương làm Chính ủy), Bộ tăng cường một đại tá xuất sắc của quân đội là ông Hữu An (Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là Quân đoàn trưởng Quân đoàn 2) làm Phó Tư lệnh. Chiến dịch sắp mở màn, Bộ cử Thiếu tướng Tổng tham mưu phó Lê Trọng Tấn sang trực tiếp chỉ huy. (Vị Tướng này được cấp dưới đặt cho biệt danh “Tướng Chiến Thắng” hay “Giucốp VN”, thường chỉ huy các chiến dịch lớn). Ông có đặc điểm là rất nghiêm, nóng tính và quyết đoán.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Quan nhất thời, Dân... vạn đại... là thế (ST: KC)

      
Biệt thự tư nhân của ông Yanukovych, người vừa bị người dân Ukraine lật đổ

Font size: Decrease font Enlarge font
Yanukovych bị dân túm cổ không cho trốn thoát
Ngay sau khi quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Yanukovych ngày 22.2, hàng ngàn người dân Ukraine đã đổ xô đến khu biệt thự tư nhân của ông Yanukovych, cách thủ đô Kiev khoảng 15 km, theo AFP.
Dân Ukraina đã bị sốc trước  khu biệt thự của Yanukovych.. Chỉ cần nhìn thấy dinh cơ này cũng đủ biết đích thị ông ta là một tên tham nhũng!

Hà Nội 1950-1953, nhớ mãi (ST: Đạt)

Mời thưởng thức!

Bác sĩ Trần Duy Hưng – vị Thị trưởng sống mãi trong lòng nhân dân Thủ đô (Phạm Kim Thanh)

     Lịch sử thủ đô Hà Nội đã và sẽ còn nhắc mãi đến một CÔNG DÂN MẪU MỰC, MỘT VỊ THỊ TRƯỞNG TÀI BA được nhân dân yêu quí, đó là bác sĩ Trần Duy Hưng.

Chủ tịch Trần Duy Hưng trên xe về tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.

       Ông sinh ngày 16/1/1912. Vốn quê gốc ở thôn Hoè Thị, xã Xuân Phương thuộc  phủ Hoài Đức (nay là huỵệnTừ Liêm, Hà Nội), nhưng cụ nội là Trần Duy Phiên đã ra Thăng Long lập nghiệp, cha ông, cụ Trần Duy Quý là công chức sở Hoả xa Hà Nội và mua nhà ở 55bis  phố Hàng Bông Ruộm (nay là phố Hàng Bông Thợ Nhuộm). Năm 1932, ông thi đỗ vào trường Y và học cùng khoá với các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung, Trần Hữu Tước, Nguyễn Hữu Thuyết… Tốt nghiệp ra trường đạt loại ưu, ông không vào làm ở bệnh viện công của Pháp mà xin mở cơ sở chữa bệnh tư ngay tại nhà cho được tụ do. Tinh thần của Hội Hướng đạo do ông Hoàng Đạo Thuý dẫn dắt và tín nhiệm cử ông làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Bắc Bộ đã khiến ông không muốn lệ  thuộc vào đồng lương của người Pháp. Nhưng  quan trọng hơn, ở nơi khám bệnh tư, ông vừa cứu người vừa có điều kiện dễ dàng hoạt động.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Phóng sự ảnh: Khóa 5 SG đón Đức Dũng

Mời nhìn lại Dũng và anh em sau 49 năm chơi với nhau.

Toàn cảnh.

Đám cưới xa hoa của con trai tướng CA Phạm Quý Ngọ




Tướng Ngọ đang nghĩ gì? Phải chăng đây là một đám cưới... chạy án 

Mạng xã hội đang xôn xao về bộ ảnh đám cưới xa hoa của ông Phạm Mạnh Hùng, con trai thượng tướng - thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ. Thời điểm diễn ra đám cưới là ngày 11/12/2013, tức trước ngày tướng Ngọ bị 'ngã ngựa' khoảng độ một tháng. 

AI ĐẶT TÊN CHO PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI? (Việt Dũng)


Cụ Trần Văn Lai.
       Chuyện là trong một lần ngồi tán dóc với nhau, thời xưa lũ nhóc chúng tôi gọi là ngồi “Bốc phét”, bọn trẻ trong khu tập thể bỗng nhiên đặt câu hỏi và cũng là câu đố với nhau: “Ai đặt tên cho phố phường Hà Nội?”. Đứa thì bảo: “Tên phố có sẵn từ xưa, nay người ta cứ thế mà gọi”, đứa thì tỏ vẻ am hiểu: “Sao lại có sẵn tên phố từ xưa được. Ngày xưa làm gì đã có phố Trần Phú, đường Điện Biên Phủ?”… Vậy là nổ ra một cuộc tranh cãi, thế rồi một đứa lớn hơn thách đố: “Đứa nào sau một tuần mà trả lời được câu hỏi này thì sẽ được cả hội mình chiêu đãi một chầu kem Tràng Tiền đến phát chán thì thôi”. Giải thưởng hấp dẫn quá, nhiều đứa về hỏi anh, chị, có đứa hỏi cả cha, mẹ nhưng có phải ai cũng trả lời được câu hỏi đó đâu. Thế là một hôm chúng tôi rủ nhau làm một cuộc “thám hiểm” vào khu phố cổ, tụ tập ở Cột đồng hồ (đầu phố Nguyễn Hữu Huân), cả lũ đi bộ xuôi đường Trần Quang Khải ra đến Ô Quan Chưởng, vào phố Hàng Chiếu, rồi ra Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Bạc, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào… Lúc về mệt quá, cả bọn rủ nhau ra quán kem Hàng Vôi, dốc hết túi nọ, túi kia ra, tự chiêu đãi nhau mỗi đứa một que kem một hào.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Tin nhanh: Khóa 5 Trỗi SG đón Phan Đức Dũng

Trưa nay tại Nhà hàng Cây Sứ của chú em Hường, anh em k5 đã gặp mặt mừng Dũng hồi hương. Có mặt chừng 20 bạn, cả Trưởng ban Thế Thịnh. Xin post clip để điểm mặt anh em.

Kinh khủng quá, Kiev !!! (ST: Long 99)

Hãy xem phóng sự ảnh về xung đột vô chính phủ ở Kiev, Ucraine.

Những cái nhất của Việt Nam (ST: KC)

Những "thành tích kỳ dị" ở nước ta so với thế giới có lẽ sẽ khiến nhiều người phải giật mình và xấu hổ.

Việt Nam tìm kiếm từ khóa "sex" nhiều nhất thế giới
Trước đó, Ấn Độ và Ai Cập được coi là 2 quốc gia có tỷ lệ người tìm kiếm "sex" nhiều nhất trên Google. Tuy nhiên, vị trí này đã thuộc về Việt Nam.
Thống kê riêng trong lãnh thổ Việt Nam, thủ đô Hà Nội là địa phương có lượng người truy cập "sex" trên Google đứng đầu cả nước.

Hùng Tâm và Tương lai Trung Quốc (ST: ĐB)

Hãy quẳng gánh lo mà nghĩ cho mình
Trung Quốc đang là mối quan tâm của thế giới. Thế giới đó có các doanh gia và chiến lược gia Hoa Kỳ khi họ nghĩ đến quyền và lợi của nước Mỹ. Thế giới đó có các nước Á Châu, từ Ấn Ðộ Dương qua Thái Bình Dương, từ Ấn Ðộ tới các nước Ðông Nam Á và Nhật Bản. Thế giới đó cũng có Việt Nam và hơn 90 triệu người ở trong và ngoài nước. Cho một số tất niên trước thềm năm mới, “Hồ Sơ Người-Việt” xin vén mở tương lai về Trung Quốc - hoàn toàn dựa trên những dữ kiện của thực tế.

Lá gan và Qủa báo (ST)


Bà Sính ở làng Tò có họ xa với gia đình tôi.

Làng Tò cách làng Hệ một con sông nhỏ, có cái cầu ván bắc qua, hai bờ tre rủ bóng xuống dòng nước xanh ngắt. Tiếp giáp giữa làng Tò và làng Hệ là một nghĩa trang chung của hai làng. Người ta nói mộ cụ tổ làng Tò phát về quan lộc nên làng ấy thời nào cũng nhiều người làm quan, còn lảng Hệ chỉ quen chân lấm tay bùn. Bởi thế có câu: “Quan làng Tò, bò làng Hệ”, nghĩa là người làm quan bên làng Tò nhiều như bò làng Hệ.

Cụ Sính người làng Hệ lấy chồng làng Tò. Nghe nói trước cụ đẹp gái lắm nên mới lấy được chồng làng Tò, bình thường thì đừng hòng được trai làng Tò để mắt tới. Có lẽ vì vậy nên cụ Sính rất tự hào làm dâu bên ấy.

6 Chai Rượu Đắt Giá Nhất Thời Đại (ST)

Hãy điểm danh 6 loại rượu đắt tiền nhất thế giới. Bắt đầu từ rẻ nhất (trong số đắt tiền nhất) đến đắt tiền nhất của đắt tiền nhất...

Số 6 - Wray Rum - Giá :$54,000. ...(Nam muoi tu' ngan`US Dollars / chai ?!)
Wray và cháu Rum được sống tại Rumfest, Rum suất hiện đầu tiên tại Châu Âu vào lễ hội đã được mệnh danh là Rum đắt nhất mọi thời đại.Chai rum do Distillers Jamaica (nhà sưu tập rượu người Mỹ) là một trong bốn chai duy nhất vào lúc đó. Nó được đóng chai trở lại vào năm 1940. Lý do Rum trở nên hiếm là do nguồn cung chạy ra sau cocktail (1934) được sử dụng rộng dãi.
Số 5 - Whisky (Whiskey) - Giá $75,000.

CHUYỆN TÌNH NGÀY XƯA… (Việt Dũng)

       Nói lại chuyện thanh niên nam nữ thập kỷ 70- 80 của thế kỷ trước thể hiện tình cảm với nhau, thì chắc bọn trẻ bây giờ buồn cười lắm. Thời đó, ngay cả học sinh cuối cấp III hay đã lên đại học năm nhất mà thẻ hiện chuyện “tình cảm” cũng còn rụt rè, e lệ lắm, các chàng thường “bí mật” gửi thư thể hiện tình cảm của mình với các nàng. Mà giấy để viết thư tình phải chọn mua loại giấy pơ-luya đặc biệt, thật mỏng, có màu phớt hồng và bên trên góc trái tờ giấy phải in hình đôi bồ câu đang bay, mới thật đúng kiểu. Viết thư xong, thì sẽ kẹp lá thư đó vào cuốn giáo trình, đưa nàng mượn, sau đó hồi hộp đến mấy ngày để theo dõi “phản ứng” của nàng ra sao… Chuyện yêu đương của thanh niên thời ấy nó trong sáng lắm, cách thể hiện tình cảm mộc mạc đã đành, mà lại càng không có các phương tiện “kỹ thuật tối tân” để kết nối như: điện thoại di động, mạng internet như thời đại kỹ thuật số bây giờ. Khi “tình đã thân, lòng đã trao” thì chỉ cần một ánh mắt nhìn nhau đắm đuối, một cái nắm tay thân mật lúc đi dạo với nhau, một lời hò hẹn yêu thương… cũng đã làm cho chàng và nàng “ngất ngây”, đêm về nhớ nhau mất ngủ.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Bài viết trên BBC đáng để đọc

Chúng ta có rất nhiều bạn TQ tốt nhưng với nhà lãnh đạo Bắc Kinh thì phải cảnh giác.
Mời xem!

BUỔI CHẦU ĐẦU NĂM CỦA TÁO NỘI VỤ (Phóng tác)


      -TÁO NV: Muôn tâu Ngọc Hoàng vạn tuế…vạn…vạn…tuế…ạ.
      - BẮC ĐẨU: (Quát) Táo … táo… Nội vụ, sao đến muộn thế?
Ng.Hoàng: Đẩu để từ từ Táo Tổ… tổ…À, Táo Nội vụ trình bày.
       - TÁO NV: Dạ muôn tâu Ngọc Hoàng, em chuẩn bị tài liệu rất kỹ, chuẩn bị lên chầu, thì lại có nghe sắp có Chỉ thị mới về TINH GIẢN BIÊN CHẾ, nên nấn ná ở lại tìm hiểu cho rõ rồi lên báo cáo luôn ạ.
       - Ng.Hoàng: À…! Lại chuyện biên chế, phức tạp lắm đây, nào là “Mô hình tổ chức”, nào là “Con ông, cháu cha”, nào là “Dây dợ”, rồi “Ô dù”… chắc Táo NV cũng đau đầu lắm?

Bài học tuổi thơ (Nguyễn Quang Sáng)

Nguyễn Quang Sáng vừa đi. Đăng lại bài viết của ông như 1 nén nhang tưởng nhớ đúng dịp 17/2/1979 này. - BT5
Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể… Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:
- Ba! Có bao giờ ba thấy có một bài luận văn nào không điểm không ba? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.
Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp :
- Còn thua ba nữa đó, ba. Ít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn con, con số không bự như quả trứng.
Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhứt cũng hơn được một đứa.

NHỮNG KÝ ỨC SÂU SẮC VỀ ÔNG NGUYỄN TẠO (GS. Võ Quý - Đại học Quốc gia Hà Nội)


Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm Nghiệp-Nguyễn Tạo, cùng đoàn cán bộ tháp tùng đ/c Tổng Bí Thư Lê Duẩn đi thăm Động Người Xưa (rừng Cúc Phương) - Ảnh: TL gia đình.

                                                                                       
           Tôi không được may mắn làm việc cùng ông Nguyễn Tạo, nhưng cũng có được vài ba lần tiếp xúc với Ông, và mỗi lần được nói chuyện với Ông, tôi lại học được từ người cộng sản lão thành nhiều điều bổ ích cho công việc mình.
          Ông Nguyễn Tạo cùng quê với tôi ở Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Nhà gia đình Ông chỉ cách nhà tôi vài ba cây số, nhưng mãi đến đầu năm 1950, tôi mới được gặp Ông lần đầu tiên. Khi đó, tôi đang dạy tại trường Trung học cấp II tư  thục Liên Việt Hà Tĩnh, tại xã Yên Hồ, quê tôi, do bố tôi là Chủ tịch xã và ông Hoàng Xuân Hồng, người cùng xã xây dựng Trường theo chỉ đạo của Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh để rút kinh nghiệm và cho con em trong xã có nơi học tập.

Đáng để suy nghĩ (ST: Trần Đình)

Xin trình 2 tấm ảnh nhân tháng 2 này.
Trang 1 Báo Nhân dân ra sau đúng 1 tháng 3 ngày, 
quân xâm lược TQ tấn công dọc biên giới phía Bắc.

Chụp tại Sapa.


Xin không bình luận!

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Nhà nông (Ngô Hạnh)

Theo báo chí và trên thực tế thấy nhiều nơi nông dân chán ruộng bỏ ruộng hoang. Rất buồn và cái máu nông dân trong tôi lại sôi lên. Nông dân không coi ruộng vườn đất đai là nguồn sống, thì họ làm gì nhỉ? Xã hội sống sao được khi không có nông dân? Tôi lại nhớ tới câu các cụ xưa: "Nhất sĩ nhì nông...." và cho rằng vẫn còn đúng với ngày nay:

Nhà nông
“Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì sĩ”
Ngày xưa là thế
Bây giờ thì sao
Đồng thấp ruộng cao
Chia lô để bán.
Đất thành tài sản
Nhà nước độc quyền
Đâu phải của dân
Cha chung ai khóc
Ai làm ra thóc
Ai làm ra ngô
Sảy ra mất mùa
Ắt dân bị đói
Nói gì thì nói
Chớ phụ nhà nông
Kẻo lại chạy rông
Xin gạo cứu tế
Tiền nhân dạy thế
Lắng lặng mà nghe!
                                       2014

Trận bóng của Phan Đức Dũng tại SG

Mời xem!

“Sĩ”

Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. 
Nếu không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. 
Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời trước

Cụ ông lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con (ST: Lê Quý)

Từng nghe chuyện này nhưng đầu năm BT5 đăng tải lại. Ấy cũng là chuyện sức khỏe như 1 lời chúc cho xuân mới này.
 Thấy cô gái đến học nghề và cai quản trang trại cho mình vừa thông minh vừa chăm chỉ, ông lão 80 tuổi thốt ra vài câu thơ. Từ những câu thơ đó, cô gái 28 tuổi đã đem lòng yêu rồi lấy một người hơn mình 52 tuổi chồng.

Thầy ơi em muốn lấy thầy làm chồng
Ông Nguyễn Hữu Trọng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội năm nay đã ở tuổi 84. Năm 2008 (khi tròn 80 tuổi) ông lấy vợ kém mình 52 tuổi. Vợ ông là chị Đinh Thị Bảy, sinh năm 1981 ở Yên Lập, Phú Thọ.
Vốn theo học ngành văn nhưng khi tốt nghiệp chưa có việc làm nên chị Bảy xin vào học nghề thuốc và làm thuê ở trang trại của ông Trọng ở đường Láng Hòa Lạc. Được một thời gian, thấy chị có năng lực, chịu khó làm nên ông Trọng giao cho chị quản lý toàn bộ trang trại.
Cụ ông lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cu ong lay vo, cu ong sinh con, lay vo chenh tuoi, chenh lech   tuoi   tac,   sinh san, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Ông Nguyễn Hữu Trọng, 84 tuổi

FULRO... tiếp (Việt Dũng)

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng ta, công cuộc Đổi mới toàn diện trên các mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên đất nước ta được khởi xướng. Bên cạnh đó là những biến động chính trị lớn trên thế giới như: sự sụp đổ của Liên Xô và một số nước XHCN ở Đông Âu đã tác động không nhỏ đến tình hình quốc tế, khu vực và tình hình trong nước ta. Các thế lực chống Cộng sản trên thế giới cho rằng thời cơ để đẩy mạnh các hoạt động chống phá, lật đổ chế độ chính trị của những nước XHCN còn lại đã đến.
Võ Đại tướng làm việc với CA Lâm Đồng 1979.
       Ở Campuchia, tình hình chính trị diễn biến phức tạp sau sự kiện Việt Nam rút quân (1989). TQ tăng cường các hoạt động chia rẽ và can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và ba nước Đông Dương. Trong giai đoạn mới, tình hình diễn biến chính trị trên bình diện thế giới và khu vực cũng làm cho lực lượng FULRO mất chỗ dựa vào các thế lực bên ngoài. Ngoài bộ phận đã đi Mỹ, lúc này FULRO vẫn còn lực lượng ở Campuchia, với tổng số 165 tên. Bọn ở trong nội địa tiếp tục bị ta tấn công, tan rã. Đến năm 1991 – 1992, những cố gắng cuối cùng của FULRO để liên lạc, móc nối phối hợp trong – ngoài bị thất bại, tổ chức bị tan rã, đến tháng 12/1992, với sự chấp thuận của Mỹ và UNTAC, toàn bộ số FULRO còn lại gồm hơn 400 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đã ra hàng lực lượng UNTAC tại Campuchia, tuyên bố chấm dứt hoạt động chính trị và vũ trang, sau đó được đưa đi Mỹ.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

FULRO – NGUYÊN NHÂN GÂY BẤT ỔN CHÍNH TRỊ Ở TÂY NGUYÊN (Việt Dũng)


Cờ của FULRO.
        FULRO (viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées, có nghĩa Mặt trận Thống nhất Giải phóng các Sắc tộc bị Áp bức) là một tổ chức chính trị, quân sự, lúc đầu do một số chức sắc người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, người Chăm, người Khmer  thành lập vào năm 1964 để đòi quyền tự trị và đã được Mỹ nuôi dưỡng, lợi dụng để có lúc chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến sau năm 1975, FULRO vẫn tồn tại và đã có nhiều hoạt động chống chính quyền cách mạng. Đến tháng 12 năm 1992, lực lượng FULRO với tư cách là một tổ chức chính trị-quân sự đã không còn chỗ đứng chân ở địa bàn trong nước, hơn 400 người (gồm cả binh sĩ, người già, trẻ em) thuộc FULRO cuối cùng đã ra đầu hàng lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Campuchia.
        Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, diện tích tự  nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân số đến cuối năm 2009 là 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của nước ta hiện nay. Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 thành phố (Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc), 4 thị xã (An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ, Gia Nghĩa) và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 77 phường, 47 thị trấn và 598 xã; 7.334 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó có 2.764 thôn, buôn, làng có đông đồng bào các DTTS sinh sống.  

Hoa đào biên viễn – Bài 3: Bia trấn ải – nơi Tổ quốc được tô màu đỏ (Đào Tuấn)

Từ 35 năm nay, vào dịp tháng 2 mỗi năm, Đại tá Triệu Quang Điện, trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lạng Sơn đều đến đền Mẫu để thắp hương cho đồng đội của mình. 

35 năm, thời gian chưa đủ để ông quên đi bữa cháo nếp cuối cùng. 35 năm, ông vẫn nhớ như in hình ảnh của những người đồng đội trong tổ tam tam: Những Trần Văn Thái. Những Vi Văn Cao.
Pháo đài Đồng Đăng và pháo hoa Trung Quốc
Năm đó, binh nhì Triệu Quang Điện vừa cưới vợ được 4 tháng, cũng vừa qua khóa huấn luyện 4 tháng ở Đông Khê, trở lại Lạng Sơn vào đúng buổi chiều ngày 16, khi phía Trung Quốc cho người đuổi trâu dò phá những bãi mìn biên giới.
5h sáng, khi pháo bắn cấp tập vào Đồng Đăng, ông cùng hai người đồng đội trong tổ thậm chí còn chưa kịp ăn nồi cháo gạo nếp đã đặt trên bếp để vội vã xách súng lên chốt ngay tại khu vực Đền Mẫu, pháo đài Đồng Đăng.

Tài năng chọc bi-da (ST: Đạt)

Mời thưởng thức!

Mấy ông "Quạt mo"... (tiếp)

Nhưng Việt Nam lại mua sắm tàu ngầm…
Có người cho rằng vì Việt Nam muốn đưa  lực lượng Hải quân tiến thẳng lên hiện đại nên phải mua sắm tầu ngầm và tầu săn ngầm ( nổi)… cách suy đoán này là hơi khiên cưỡng.
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy tư duy về xe tăng khác với tư duy về tàu ngầm của các nhà quân sự Việt Nam.
                                           

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Về thăm lại chiến trường xưa (Nguyễn Ngọc Tường k9 Học viện KTQS)

Đường lên Điểm He, Khánh Khê.







Ngày 17/2 năm nay thật đặc biệt. Tôi trở lại thăm chiến trường xưa (Điềm He - Khánh Khê, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) sau đúng 35 năm; nơi tôi đã từng sống và chiến đấu tại E197, F337 trong những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979.

Bên cầu Khánh Khê.

Thắp hương tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.

Trước bia kỉ niệm.

Cuộc chiến tranh vĩ đại bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cầu Khánh Khê và sông Kỳ Cùng sáng nay.

Thắp nén hương tưởng nhớ những người đồng đội cũ đã hy sinh tại đây, cảm xúc thật dâng trào,  tiếc thương những người  đã ngã xuống vì từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc.


Chuyện Hà... Lội": Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!


Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực phẩm tự nhiên, không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên trước 8 tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm, như muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung cư, cho nó lành.

Hoa đào biên viễn – Bài 2: “Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau“ (Đào Tuấn)

“Ai cũng chỉ nói chỉ tranh chấp biên giới. Ai cũng chỉ xác định là giữ đất thôi. Tin là đồng chí với nhau, chỉ gây sự, chỉ ghen ghét thế thôi. Chứ anh em đồng chí, ai nghĩ là sẽ đánh nhau”- 35 năm sau, nguyên Bí thư tỉnh Cao Bằng vẫn còn khắc khoải câu chuyện xảy ra năm 1979. 

Trận tập kích bất ngờ
Ở Bát Xát, Lào Cai, khi pháo Trung Quốc bắt đầu bắn sang từ phía bên kia biên giới, ông Nguyễn Văn Tuyến, đại đội trưởng tự vệ Đoàn địa chất 305 (Đoàn 5) đang ở Bản Vược, ngay trong tầm súng trường lính Trung Quốc.
“Chúng tôi vẫn pha trà uống. Chiến sự vẫn liên miên từ trước đó, đêm nào cũng có tiếng súng, cho nên không ai ngờ Trung Quốc đánh lớn”- ông nói.
Chỉ trước khi cuộc tấn công diễn ra 48 tiếng, cả dân lẫn lính Trung Quốc vẫn “sang bên này xem chiếu bóng bình thường”.

NHẮC LẠI KỶ NIỆM CỦA MỘT THỜI (Chu Kỳ Minh)


Trong một lần gần đây, khi đi thăm trang trại của thầy giáo cũ tại Ba Vì  tôi đã gặp lại vợ của một anh bạn cùng tham gia với tôi trong lần phục vụ cho chiến trường biên giới phía Bắc. Nói là gặp lại vì đã lâu quá rồi tôi không hề liên hệ hay biết tin gì của vợ chồng em cả. Vả lại từ khi chồng em rời khỏi  Viện KTQS tôi có bao giờ gặp lại nhau nữa đâu. Lần này cũng tình cờ khi nói chuyện với em tôi mới biết em là vợ của Nguyễn Nam Vũ (con trai bác Nguyễn Văn Kỉnh - nguyên Đại sứ Việt Nam tại CCCP những năm 60s). Cuộc gặp làm tôi nhớ lại một kỷ niệm với Nam Vũ thời còn khoác áo lính tại Viện KTQS.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Trời lại rét (Quang Việt)


Cứ tưởng trời đã hết rét,
Nhưng không khí lạnh lại về.
Mưa phùn rơi trong gió lạnh,
Hà Nội lại rét tái tê.

Hà Nội mà còn rét thế,
Vùng cao rét đến thế nào?
Lớp học trống huơ trống hoác,
Trẻ con học hành làm sao?

Đứa đủ quần thì thiếu áo.
Một lũ “môi tím, chân trần”.
Run lên theo từng cơn gió,
Trong lớp lạnh như ngoài sân.

Bữa cơm luôn luôn đạm bạc,
“Bạc” thiếu, nên “đạm” đâu ra?
Đủ cơm đã là may lắm,
Ăn cùng mắm, muối, tương, cà.

Ước gì trời mau hết rét,
Ước gì mặt trời ló ra,
Sưởi ấm cho những lớp học
Ở khắp vùng sâu, vùng xa.

18/2/2014


Nghề mới ở Việt Nam (ST: Đạt)


1 triệu đồng (47 US Dollar) một quả dưa khắc hình rồng phượng
Các chợ hoa quả ở Saigon Tết này đều xuất hiện hình ảnh những quả dưa hấu có họa tiết rồng phượng đẹp mắt.
Hình ảnh
Khai mạc sớm nhất tại Saigon, chợ hoa Phú Mỹ Hưng năm nay có sự xuất hiện của những gian hàng bày bán dưa hấu chạm khắc nghệ thuật.

Hình ảnh trước và sau ngày 17/2/1979

Mời xem!

TÀU ĐIỆN – “ĐẶC SẢN” HÀ NỘI MỘT THỜI (Việt Dũng)

         Gọi tàu điện Hà Nội năm xưa là “đặc sản” cũng không sai, vì những năm chiến tranh chống Mỹ và suốt thời bao cấp, cả miền Bắc khi đó chỉ có Hà Nội là có tàu điện. Bởi vậy, một trong những kỷ niệm về Hà Nội không bao giờ phai mờ của lũ con trai chúng tôi, là kỷ niệm về những chuyến tàu điện với tiếng chuông “leng… keng…” vang vọng suốt tuổi thơ.
Tàu điện HN những năm 70s.


Chuyện thật ở thủ đô Hà Nội (Cao Thị Uyên)


Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện nhé.

Niềm tin & quốc tịch

Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc. Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.
Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Sing làm gì?”.


Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Bút ký chính trị: MƯỜI BẢY THÁNG HAI (T/S Vũ Cao Phan)


Tháng 8 năm 1978, nửa năm trước Mười bảy tháng hai, một hôm, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng) tiếp được thông báo từ Văn phòng Trung ương Đảng: Tổng Bí thư Lê Duẩn sẽ xuống thăm và làm việc với đơn vị, yêu cầu Học viện chuẩn bị và đề xuất nội dung cần thiết cho buổi làm việc đó. Quá quan trọng! Không chỉ bởi đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng đến thăm kể từ khi Học viện được thành lập. Người ta lập tức gửi lên Tổng Bí thư một báo cáo dày dặn về mọi mặt công tác cùng những kiến nghị, câu hỏi mong được ông giải đáp.

Bài viết đáng đọc

Mời đọc xem nhà sử học Dương Trung Quốc nói gì về 17/2/1979???

Bài viết về Chiến tranh biên giới 1979 của 1 bạn Trỗi

Mời đọc bài viết của Nguyễn Mạnh Hà, lính Trỗi k7!

Những hình ảnh cảm động, đáng phải suy nghĩ

Mời vào blog Lư Sơn, Quế Lâm!

TẠI SAO ??? (CCB Kiên Cường 98)

Dẫu họ đi sau... vẫn luôn là Đồng đội!
Bởi cùng chung nhiệm vụ chống quân thù
Họ nằm xuống... nhưng ngàn thu không thể
Dễ quên đi... xương máu đổ vì ai?!
35 năm đâu phải đã dài?
Vẫn còn đó... chẳng nguôi ngoai uất hận
Suối dải biên cương những đào cùng mận
Nhuốm đỏ màu máu của Đồng đội tôi
Họ ngã xuống nơi đây...
                        từ khắp muôn nơi
Để gìn giữ chủ quyền cho Tổ quốc
Có lẽ nào, Tôi và những người đi trước
Cũng chống ngoại xâm lại được vinh danh?
Còn Đồng đội tôi sao lại... Vô danh?
Không tưởng niệm cũng chẳng hề hương khói... !?
Nghĩ mà thấy tim mình buốt nhói
Đồng đội ơi, sao vậy?... Tại sao?
                          Viết vội trưa nay 17/2/2014, ngay dưới chân tượng Vua Lý Thái Tổ ở Bờ Hồ.
                          Đúng ngày này 35 năm trước, quân TQ đã hèn hạ tấn công suốt dải biên giới phía Bắc.

PHÚT BI TRÁNG Ở PÒ HÈN, 17-2-1979 (Ngọc Uyên – Thế Giới Mới)

TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT – TRUNG 1979

Ngọc Uyên
Theo Thế Giới Mới
Posted by diendanxahoidansu on 13/02/2014
Đồn biên phòng Pò Hèn hay còn gọi là đồn 209 thuộc xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã chứng kiến một trận chiến đấu bất khuất. Ở đó, đồn phó Đỗ Sỹ Họa và cô mậu dịch viên Hoàng Thị Hồng Chiêm cùng hầu hết những người lính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang, không lùi bước.

Bài 1: Biên giới, hồi ức 35 năm (Đào Tuấn)

Tháng 2 năm nay, những cây đào Tổng Chúp, Hưng Đạo, Cao Bằng bỗng dưng đỏ loét trong cái nắng trái mùa. Trên đồn biên phòng Pha Long, Lào Cai, thật lạ, chỉ duy nhất một gốc đào đơm hoa. Còn ở pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn, những cây đào khoe sắc vô duyên bên nền đá xám xịt và lau lách tùm lum của một pháo đài hoang phế đã đi vào quên lãng. 

Một số phận
Trong ngôi nhà nhỏ ở dốc cầu Nà Rụa, phường Tân An, Cao Bằng, bà Nguyễn Thị Quỳ cũng có một cành đào nhỏ trước ban thờ chồng, người 35 năm trước bất đắc dĩ trở thành “tù binh chiến tranh”.
Câu chuyện liên tục ngắt quãng khi đôi vai của người phụ nữ nhỏ nhắn run lên bần bật trước những hồi ức từ 35 năm trước. Chiến tranh đã lấy đi của bà một đứa con. Và sau 35 năm, vết thương ấy chưa bao giờ lành khi hàng đêm, hình ảnh đứa nhỏ tím tái chết trong mưa lạnh vẫn ùa về như một nỗi kinh hoàng không bao giờ phai nhạt.

Người đàn bà bán ve chai và tấm lòng

Người đàn bà bán ve chai vô danh ấy, có lẽ chẳng bao giờ hình dung ra những con số dài dằng dặc để ghi lại số tiền đã hóa hơi trong những đại án tham nhũng đang làm nghèo đất nước. Càng không bao giờ biết đến chuyện, để chạy chức và chạy án, các quan chức ngày nay xách đến nhà nhau hàng vali tiền mà người nghèo có đếm cả đời cũng không hết.
Tôi cứ nghĩ mãi về một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội facebook mấy ngày nay khiến cộng đồng mạng xôn xao, xúc động. Bức ảnh chụp một người đàn bà với khuôn mặt đen sạm, nghèo khổ, trước mặt chị là một bao gạo và chai dầu ăn.

Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội Facebook. 
Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (TP.HCM). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)


       Những năm tháng chiến tranh, khi hai miền Nam – Bắc còn chia cắt, thế hệ học sinh, thiếu niên miền Bắc chúng tôi đã có thời gian dài cùng sống, sinh hoạt, học tập với nhiều bạn bè là con, em của các gia đình cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc. Bài viết dưới đây kết hợp tư liệu lịch sử với lời kể của anh Hồ Văn Phúc, bạn tôi, cũng là một học sinh miền Nam tập kết năm 1955.
         Theo như tôi biết, danh từ TẬP KẾT ra đời vào cuối năm 1954, để chỉ cuộc di chuyển khổng lồ của hàng vạn bộ đội cách mạng, cán bộ kháng chiến và thân nhân của họ từ phía Nam vĩ tuyến 17 (Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ra phía Bắc, thực hiện nội dung của Hiệp định Gienève về đình chiến, lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương và Việt Nam. Theo số liệu lưu trữ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tính đến cuối năm 1956: Tổng số cán bộ, bộ đội, học sinh, gia đình cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc là 182.046 người. Sau này, trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng, còn nhiều đợt tập kết qui mô nhỏ nữa được tiến hành, chủ yếu là để đưa các cháu là con, em cán bộ miền Nam ra Bắc để bồi dưỡng và học tập.

9 thực phẩm giúp giảm huyết áp (ST: KC)

Huyết áp cao được coi như “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu bạn có nguy cơ hoặc đang điều trị cao huyết áp, hãy sử dụng những thực phẩm dưới đây.
alt
Thêm chú thích
Quả kiwi
Quả kiwi chứa nhiều chất Lutein, một loại chất chống oxy hóa rất tốt. Vì vậy, những người huyết áp cao ăn 3 quả kiwi mỗi ngày sẽ có hiệu quả rất rõ rệt.
Dưa hấu
Theo một nghiên cứu mới của các nhà thực phẩm học từ ĐH Bang Florida(Mỹ), dưa hấu là vũ khí tự nhiên hữu hiệu chống lại hiện tượng tiền cao huyết áp, tiền thân bệnh tim mạch. Chúng là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu L-citruline - một amino axit thiết yếu cần cho sự hình thành oxide nitric giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp khỏe mạnh. Ngoài lợi ích tim mạch của citrulline, dưa hấu cũng cung cấp nhiều vitamin A, B6, C, chất xơ, kali và lycopene (chất chống oxy hóa mạnh).