Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Tuần làm việc của công chức VN (Café 93)

Thứ hai là phải giao ban
Ba, bốn, năm... chỉ luận bàn chuyện chơi
Thứ sáu nhấp nhổm đứng ngồi
Việc công để đó tìm nơi vui vầy
Từ tớ cho tới các thầy
Ô dù cắp nách tối ngày... như nhau!

Khóa 4 SG đón tiếp Đức Dũng

Vì từng cùng đi rèn luyện hè 1968 ở Trường Quân chính QK Tả Ngạn tại Đa Cóc, Phao Sơ - Chí Linh, Hải Dương nên Đức Dũng k5 lại có mối thân tình riêng với anh em k4. Vì thế chiều qua tại quán Dê 7/3 Kỳ Đồng, anh em k4 có bữa tiệc tiếp bạn hiền từ Đức về.
Đội hình giờ khai mạc.
Chuyện vui từ cũ đến mới; rồi anh em hát hò quyết liệt nhiều bài từ nhạc đỏ, vàng, xanh đến cả nhạc sến trước 1975, do các tây đàn Toàn Thắng, Dũng Sô, Văn Công Phước đệm. Anh em cảm phục trước tài làm thơ của Dũng phát lộ khi về già và bạn thuộc rất nhiều bài độc.
Một buổi tối vui  vẻ, tiễn bạn lên đường.

Xe Jeep lội bùn, đi ở vùng ngập nước... (ST: ĐB)


Mời xem!

CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN MỞ MÀN TỪ NGÀY NÀO ? (Nguyễn Tân Xuân - CCB Sư đoàn 968 Bộ đội Trường Sơn)

Qua Việt Dũng, Báo Liếp nhận được bài viết của Tân Xuân, CCB F968 làm rõ ngày mở màn Chiến dịch Tây Nguyên bằng những cứ liệu xác đáng và sự chứng kiến của người trong cuộc. Đây là một bài viết rất có giá trị lịch sử đáng để quan tâm. Xin trân trọng giới thiệu.

         Cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc ta trải qua 30 năm đầy hy sinh gian khổ đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Tuy nhiên, từ đó đến nay đã gần 40 năm, trên sách giáo khoa sư phạm cũng như báo chí sử dụng ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên - được coi là ngày bắt đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, vẫn còn chưa được thống nhất. Trong các tư liệu lịch sử với việc đăng tải 3 ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây nguyên khác nhau, đầy mâu thuẫn, chưa thống nhất được ngày nào là ngày mở màn Chiến dịch Tây Nguyên.

Sư tử về già, quan chức về hưu (ST: Phạm Tuấn Phan k7)

Quyền lực ghê lắm. Nó là một thứ ma túy khủng khiếp. Nó vô hình nhưng làm tha hóa con người rất nhanh. 
Không biết có phải "đất lành chim đậu" hay không mà khu tôi ở rất nhiều người nổi tiếng. Văn nghệ sĩ có, nhà khoa học có, thương gia nhiều, và đặc biệt là lắm quan chức. Nhiều ông làm to lắm, sơ sơ đã có đến mấy ông bộ trưởng, vụ trưởng, cục trưởng, giám đốc các sở,... nhưng phần lớn lại đã về hưu.
Thỉnh thoảng tôi đi dạo vào buổi sáng hay buổi chiều quanh các vườn hoa, công viên, sân tập thể dục,... thường vẫn gặp họ. Người thì biết tên, kẻ chỉ biết mặt, trông rất quen mà không nhớ nổi tên. Phần lớn họ ăn mặc rất giản dị, nhiều ông còn luộm thuộm, thậm chí nhếch nhác là đằng khác. Nhưng có điểm chung trông ông nào cũng rất hiền lành, ít nói và lúc nào cũng có vẻ trầm tư như đang nung nấu, nghĩ ngợi một điều gì đó rất ghê...