Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Thông báo Hội trường Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi

BTC Hội trường kỉ niệm 50 năm Ngày truyền thống (15/10/1965 - 15/10/2015) phía Nam xin thông báo:
Hội trường được tổ chức tại Nhà khách C59B BTTM, 18B Cộng Hòa, Tân Bình (sau tòa nhà xanh của Ngân hàng QĐ), từ 8.30 sáng chủ nhật, 04/10/2015.
Đề nghị: 
- BLL các khóa 1 lần nữa thông báo cho anh chị em khóa mình và kiểm tra lại số khách mời đã được phân công.
- Trang phục: lịch sự. Anh chị em là quân nhân: tiểu lễ phục hè.
- Nhớ mang theo huy hiệu nhà trường.
BTC có 1 chương trình rất đặc biệt, gây ấn tượng sâu sắc cho thầy trò chúng ta nhân kỉ niệm 50 năm có 1 không 2 này.

Ghi chép... đi Lào

Tour xe đạp phía đông nam Vientiane
Sau khi đổi tiền thì phóng lên Bảo tàng Lich sử quốc gia. Tiếc là hôm nay đóng cửa. Vậy là vào đường Kaysone Phomvihan rồi rẽ vào đường vành đai xuống phía nam, hướng về cầu Hữu Nghị sang Thái.
Dọc đường, ngứa tay gạt vào công tắc chuyển tốc độ. Xe cũ, đề-ray-ơ đã hỏng nên xích chuyển sang vị trí đạp xe tập thể dục "đạp nhiều, chạy ít", sau đó không chỉnh lại được. Kiểm tra thì thấy cần gạt điều chỉnh tốc độ hết tác dụng. Đi thêm vài cây số, thấy có tiệm sửa xe máy, đánh liều nhờ sửa. Họ nhận làm ngay.


Ngẫm ngợi cuối tuần: Chuyện về thứ cơm nếp khiến 'chó đứng dậy'

1. Trên chục năm trước đây, trong chuyến du khảo miền Tây Bắc, ngồi trên xe trò chuyện, GS Tô Ngọc Thanh có nói với tôi về một loại gạo mà nấu cơm lên, mở vung ra, chó ngửi thấy hơi là đứng dậy hếch mũi lên. Nên nó có thêm biệt danh “Khẩu ma tứn” (cơm chó đứng dậy). Đó là loại gạo ngon đặc biệt!

Ngày 23/9/2015 vào Mường Chiến 2, tôi gặp nông dân Cầm Văn Thu người Thái trắng. Tôi thấy ông giới thiệu loại nếp đặc sản của vùng có tên nếp Tan. Rồi ông bảo nó chính là “khẩu ma tứn” bác hỏi đấy.
Trên 10 năm giờ mới xác định được một loại gạo đặc sản của người Thái, kể cũng là quá dài.
Ông Thu cho biết nếp Tan năng suất thấp, người Thái nay trồng để dùng trong gia đình thôi, ít bán lắm vì năng suất không cao.

Vì sao VN không bị TQ đồng hóa? (tiếp theo và hết)

Đọc chữ Hán bằng tiếng Việt: Một sáng tạo xuất sắc của tổ tiên ta
Chữ viết hình vuông là một phát minh lớn của nền văn minh Trung Hoa, được người Hán chính thức sử dụng từ đời nhà Thương (thế kỷ 16 đến 11 tr. CN), ngày nay phổ biến được gọi là chữ Hán.
Thực ra trong hơn 2.000 năm kể từ ngày ra đời, thứ chữ viết ấy chỉ được người Hán gọi là chữ  (tự) hoặc văn tự 文字. Đến đời Đường (thế kỷ VII) cái tên 漢字 (Hán tự, tức chữ Hán) mới xuất hiện lần đầu trong sách Bắc Sử 北史 do Lý Diên Thọ biên soạn.[3] Sau đó người Nhật và người Triều Tiên cũng gọi thứ chữ này là Hán tự: tiếng Nhật đọc Kanji, tiếng Triều Tiên đọc Hantzu. Cho tới nay Bộ Giáo dục Đài Loan vẫn chỉ gọi là Quốc tự 國字.