Võ Quốc Khải điện thoại báo vợ thầy vị ngã, gãy 3 xương sườn. Vội điện thoại ra nhà thầy. Cô được cấp cứu vào Việt-Xô, đã ổn định, về nhà và đi lại được. Riêng thầy bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, phải mổ thì không dám đi tập quanh hồ Halle như xưa. Năm nay thầy cũng đã 80.
Thông báo tình hình thầy cô và bạn Trỗi trong Nam. Thầy hỏi thăm mọi người.
Các bạn ngoài HN có thời gian qua thăm thầy cô ở 160 Khâm Thiên (ĐT: 04-38564887).
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bạn có kỉ niệm gì nhân 30/4 năm nay? (KQ)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tin vui về mộ phần 2 bạn Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh
- Du lịch: Malta, quốc gia nhỏ nhất thế giới (Cao Bắc)
Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012
Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Hưởng ứng bài
Lắm bạc nhiều tiền là Đoàn Nguyên Đức
Gia đình trí thức là Ngô Bảo Châu.
Anh hùng sống lâu là Võ nguyên Giáp.
Đi họp hay ngáp là bác...
Bà chị có nick-name 'Nông Sản Phụ' có bài: THƯỜNG DÂN
Đông thì chật, ít thì thừa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất, đầu trần
Lao đao sau những vũ vần bão giông
Khi làm cây mác, cây chông
Khi là biển cả, khi không là gì
Thấp, cao nào có là chi
Ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi
Ăn của đất, uống nhờ trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
Chỉ mong ấm áo, no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
Họa vào trời đất mà sanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân
Lắm bạc nhiều tiền là Đoàn Nguyên Đức
Gia đình trí thức là Ngô Bảo Châu.
Anh hùng sống lâu là Võ nguyên Giáp.
Đi họp hay ngáp là bác...
Bà chị có nick-name 'Nông Sản Phụ' có bài: THƯỜNG DÂN
Đông thì chật, ít thì thừa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất, đầu trần
Lao đao sau những vũ vần bão giông
Khi làm cây mác, cây chông
Khi là biển cả, khi không là gì
Thấp, cao nào có là chi
Ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi
Ăn của đất, uống nhờ trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
Chỉ mong ấm áo, no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
Họa vào trời đất mà sanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân
Chim nhại tiếng (ST: Cao Bắc)
Ở VN con chim vẹt (con két) được xem là con chim có thể nhại được nhiều tiếng phức tạp nhất, kể cả tiếng người nói. Nhưng ở Úc có con chim Lyre là được xem có thể nhại được nhiều thứ tiếng phức tạp nhất trên thế giới. Từ những tiếng chim khác đến cả những tiếng do con người tạo ra.
Mời bạn vào đây!
Mời bạn vào đây!
Đổi trắng thay đen (Huỳnh Úc)
Ngày xửa ngày xưa ở nước Vệ vua
sáng tôi hiền, tám phương yên tĩnh, mưa thuận gió hòa, ruộng đồng xanh tốt,
chính trị công bằng, nhân dân no ấm, trăm họ hoan ca. Đời sống no đủ như thế
nên bọn nho sĩ sinh ra cái thói rửng mỡ. Chúng rửng mỡ nên đua nhau viết cờ
lốc. Thôi thì cờ lốc lớn, cờ lốc bé đua nhau nở rộ như nấm sau mưa, không những
bọn nho sĩ viết cờ lốc mà cụ già cũng viết, trẻ con cũng viết, từ đại gia cho
đến anh xe ôm hể cứ hứng lên là viết cờ lốc. Những người viết cờ lốc gọi là cốc
sĩ. Nhờ bọn cốc sĩ mà chuyện lớn chuyện bé, chuyện ngoài ngõ chuyện trong nhà,
chuyện trên bộc trong dâu cho đến nhà hàng khách sạn ai muốn tỏ tường chuyện gì
thì cứ giở cờ lốc ra đọc thì biết tất.
Bệnh lạ (CB)
Bệnh CJD
Đó là viết tắt của Creutzfeldt-Jakob disease, tên của 2 bác sĩ phát hiện ra bệnh này.
Trong những năm 50s, được tin những thổ dân của một bộ lạc Fore ở Papua New Guinea (nằm trên nước Úc một chút) nhất là những người phụ nữ còn rất trẻ có khi chỉ độ 11 tuổi cứ đứng run rẩy, sau đó thì chết. Tất cả những mẫu của não những người này sau đó được gửi về những phòng thí nghiệm ở Úc và châu Âu để xét nghiệm, thì thấy họ bị bệnh CJD (tức là trong não những người này hình thành và phát triển những vùng xốp như bọt biển, bệnh này không có thuốc để cứu). Không tìm được ra nguyên nhân truyền bệnh, các bác sĩ được cử đến đó bắt đầu khảo sát cuộc sống của những người bộ lạc này. Các bác sĩ đột nhiên khám phá những thổ dân của bộ lạc này có tục lệ ăn thịt người. Mỗi khi trong gia đình của những người này có người bị chết là tất cả gia đình kéo đến để ăn xác người chết đó, và phụ nữ được đặc biệt dành riêng cho bộ óc của người chết.
Thế là các bác sĩ phải ngăn ngay tục lệ này, sau đó dần dần bệnh biến mất.
Đó là viết tắt của Creutzfeldt-Jakob disease, tên của 2 bác sĩ phát hiện ra bệnh này.
Trong những năm 50s, được tin những thổ dân của một bộ lạc Fore ở Papua New Guinea (nằm trên nước Úc một chút) nhất là những người phụ nữ còn rất trẻ có khi chỉ độ 11 tuổi cứ đứng run rẩy, sau đó thì chết. Tất cả những mẫu của não những người này sau đó được gửi về những phòng thí nghiệm ở Úc và châu Âu để xét nghiệm, thì thấy họ bị bệnh CJD (tức là trong não những người này hình thành và phát triển những vùng xốp như bọt biển, bệnh này không có thuốc để cứu). Không tìm được ra nguyên nhân truyền bệnh, các bác sĩ được cử đến đó bắt đầu khảo sát cuộc sống của những người bộ lạc này. Các bác sĩ đột nhiên khám phá những thổ dân của bộ lạc này có tục lệ ăn thịt người. Mỗi khi trong gia đình của những người này có người bị chết là tất cả gia đình kéo đến để ăn xác người chết đó, và phụ nữ được đặc biệt dành riêng cho bộ óc của người chết.
Thế là các bác sĩ phải ngăn ngay tục lệ này, sau đó dần dần bệnh biến mất.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)