Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

NHỚ VỀ HN: Chuyện cụ rùa trong đền Ngọc Sơn (ST)

Cụ rùa ngự trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn, Hà Nội, là một trong bốn cụ từng sống ở hồ Gươm. Cách đây hơn bốn mươi năm, cụ qua đời trong một sự kiện đầy sóng gió. Giáo sư Hà Đình Đức, nhà động vật học từng có khoảng 20 năm nghiên cứu về rùa ở hồ Gươm, kể lại câu chuyện về cái chết của cụ. Ông cũng cảnh báo rằng nếu cụ Rùa còn lại hiện nay không được chữa trị kịp thời, thì cá thể rùa mai mềm lớn cuối cùng của hồ Gươm cũng sẽ ra đi.

Cái chết

Khoảng 10h sáng ngày 2/6/1967, nhận được tin báo của người dân gần nhà hàng Thủy Tạ có nhiều người đang xem cụ rùa nổi, cần giải tán gấp đề phòng máy bay của Mỹ đến bắn phá, đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Trần Phương cùng một trinh sát ra ngay hiện trường. Hai người thấy trên mai rùa có một đám bọt màu hồng to như cái mũ sùi lên. Đội trưởng Trần Phương yêu cầu mọi người giải tán, đồng thời lấy đòn gánh đuổi rùa ra xa bờ, nhưng cụ rùa cứ tiến sát vào bờ. Lúc này mọi người mới nhận ra đám bọt trên mai cụ là máu và cho rằng cụ bị thương do mảnh đạn từ hai ngày hôm trước khi máy bay Mỹ ném bom.
         

Chuyện Cô gái làm rung động... (tiếp theo và hết)

Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương, hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng.

Nhớ anh Hùng và cô Mến

Trong số lính Trỗi, nhà tôi và nhà Hoàng Mạnh Thắng k7 “gần như” ở 2 đầu của phố Yết Kiêu. Nhà Thắng phía Nguyễn Thượng Hiền, còn nhà tôi phía Trần Hưng Đạo. Các cụ thân nhau từ “ngày bí mật”, lại cùng dân Nam Hà; còn Thắng, Hạnh thì đi sơ tán cùng Nghị, Phúc nhà tôi theo Trại sơ tán của Thành ủy HN về Thiên Thai, Hà Bắc. Nhà Thắng có 3 anh em (Cường, Chiến, Thắng) học Trỗi; còn nhà tôi có 4. Tôi còn gặp Cường làm ăn ở Mat đầu những năm 1990.



Vừa tục vừa thanh (Huỳnh Úc)


Tôi tình cờ gặp lại Nghĩa ở Kim Liên Tự, một ngôi chùa nhỏ bình dị nằm ở cuối làng. Nghĩa? Bây giờ tôi phải gọi Nghĩa là sư thầy, chỉ đứng dưới sư cụ trụ trì một bậc, có trách nhiệm trông coi mọi mặt công việc trong nhà chùa, từ việc đôn đốc các chú tiểu làm vườn đến nhận tiền công đức, ghi chép sổ sách cũng như tổ chức những khoá lễ giải hạn. Nghĩa bây giờ là một người đàn ông ngấp nghé sáu mươi với cái đầu cạo trọc và bộ quần áo nâu sồng.