Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Các đoàn khách TQ sẽ đến dự Hội trường

Đến dự Hội trường lần này có 4 đoàn:
- Đoàn Đại học Sư phạm Quảng Tây - chiếc cầu nối của thầy trò VN từng sống và học tập tại Quế Lâm, nơi có Nhà kỉ niệm các trường học VN - do ông Zhao Yanhua, Phó viện trưởng Viện Văn hóa giáo dục quốc tế, dẫn đầu.
- Đoàn Đại học Công nghệ Hàng không vũ trụ - nhà trường đóng tại Nghiêu Sơn (mà chúng ta quen gọi là Phong Khẩu), nơi chúng ta sống những tháng cuối cùng tại Quế Lâm năm 1968 - do ông Zhang Xiu Lan, Giám đốc Hiệp hội đại học, dẫn đầu.
- Đoàn cựu học sinh Trường Trung học số 1 Quế Lâm - nơi trường ta vừa đặt chân tới Quế Lâm đầu năm 1967 được đón tiếp và tá túc 8 tháng - do bạn Lưu Đào (nguyên Bí thư Đảng ủy) dẫn đầu.
- Đoàn lão binh từ quận Tam Thủy, Quảng Đông, từng chiến đấu chống Mỹ ở VN thời kì (1965-67) do bạn Cao Cẩm Quỳ dẫn đầu.
Các đoàn này dự Hội trường 11/10/2015 tại HN. Sau đó, đoàn Tam Thủy và Y Trung sẽ đi xuyên Việt - thăm Huế, Đà Nẵng, TPHCM, Phú Quốc...

Du lịch Nga 1 (Kháng Chiến)

Tôi từng học tập tại Liên Xô, từng loanh quanh sống và làm việc tại Nga nhiều năm , đã từng biết qua bạn bè  Nga  về  những chuyến du lịch rất hấp dẫn theo dòng Volga. Tôi  rất muốn có một lần du ngoạn theo giòng Volga  song do  nhiều lý do tôi chưa có điều kiện  được chiêm nghiệm vẻ đẹp,  sự kỳ vỹ của "dòng sông Mẹ" này. Năm 2014, sau khi bán đảo Krimer trở về với Liên Bang Nga, Mỹ và các nước phương Tây tiến hành trừng phạt Nga, tôi cũng như nhiều người Việt rất muốn biết dân  tình  Nga trong giai đoạn khó khăn này. Đó là lý do chúng tôi muốn trở lại thăm nước Nga.

Từ người bệnh thoái hóa cột sống thành huấn luyện viên yoga

Bà Trinh 58 tuổi bị thoái hóa đốt sống lưng và đĩa đệm xẹp. Từ ngày luyện tập yoga và thiền, bệnh của bà khỏi hẳn, sức khỏe cải thiện rõ rệt.


Từ ngày khỏi bệnh, bà Trinh càng đam mê tập yoga hơn. Người phụ nữ đúc kết: "Trong bản thân mỗi người đều có sẵn năng lực tự phục hồi, yoga chỉ khơi dậy và kích thích nó. Càng tập yoga tôi càng thấy khỏe hơn".

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Thông báo Hội trường Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi

BTC Hội trường kỉ niệm 50 năm Ngày truyền thống (15/10/1965 - 15/10/2015) phía Nam xin thông báo:
Hội trường được tổ chức tại Nhà khách C59B BTTM, 18B Cộng Hòa, Tân Bình (sau tòa nhà xanh của Ngân hàng QĐ), từ 8.30 sáng chủ nhật, 04/10/2015.
Đề nghị: 
- BLL các khóa 1 lần nữa thông báo cho anh chị em khóa mình và kiểm tra lại số khách mời đã được phân công.
- Trang phục: lịch sự. Anh chị em là quân nhân: tiểu lễ phục hè.
- Nhớ mang theo huy hiệu nhà trường.
BTC có 1 chương trình rất đặc biệt, gây ấn tượng sâu sắc cho thầy trò chúng ta nhân kỉ niệm 50 năm có 1 không 2 này.

Ghi chép... đi Lào

Tour xe đạp phía đông nam Vientiane
Sau khi đổi tiền thì phóng lên Bảo tàng Lich sử quốc gia. Tiếc là hôm nay đóng cửa. Vậy là vào đường Kaysone Phomvihan rồi rẽ vào đường vành đai xuống phía nam, hướng về cầu Hữu Nghị sang Thái.
Dọc đường, ngứa tay gạt vào công tắc chuyển tốc độ. Xe cũ, đề-ray-ơ đã hỏng nên xích chuyển sang vị trí đạp xe tập thể dục "đạp nhiều, chạy ít", sau đó không chỉnh lại được. Kiểm tra thì thấy cần gạt điều chỉnh tốc độ hết tác dụng. Đi thêm vài cây số, thấy có tiệm sửa xe máy, đánh liều nhờ sửa. Họ nhận làm ngay.


Ngẫm ngợi cuối tuần: Chuyện về thứ cơm nếp khiến 'chó đứng dậy'

1. Trên chục năm trước đây, trong chuyến du khảo miền Tây Bắc, ngồi trên xe trò chuyện, GS Tô Ngọc Thanh có nói với tôi về một loại gạo mà nấu cơm lên, mở vung ra, chó ngửi thấy hơi là đứng dậy hếch mũi lên. Nên nó có thêm biệt danh “Khẩu ma tứn” (cơm chó đứng dậy). Đó là loại gạo ngon đặc biệt!

Ngày 23/9/2015 vào Mường Chiến 2, tôi gặp nông dân Cầm Văn Thu người Thái trắng. Tôi thấy ông giới thiệu loại nếp đặc sản của vùng có tên nếp Tan. Rồi ông bảo nó chính là “khẩu ma tứn” bác hỏi đấy.
Trên 10 năm giờ mới xác định được một loại gạo đặc sản của người Thái, kể cũng là quá dài.
Ông Thu cho biết nếp Tan năng suất thấp, người Thái nay trồng để dùng trong gia đình thôi, ít bán lắm vì năng suất không cao.

Vì sao VN không bị TQ đồng hóa? (tiếp theo và hết)

Đọc chữ Hán bằng tiếng Việt: Một sáng tạo xuất sắc của tổ tiên ta
Chữ viết hình vuông là một phát minh lớn của nền văn minh Trung Hoa, được người Hán chính thức sử dụng từ đời nhà Thương (thế kỷ 16 đến 11 tr. CN), ngày nay phổ biến được gọi là chữ Hán.
Thực ra trong hơn 2.000 năm kể từ ngày ra đời, thứ chữ viết ấy chỉ được người Hán gọi là chữ  (tự) hoặc văn tự 文字. Đến đời Đường (thế kỷ VII) cái tên 漢字 (Hán tự, tức chữ Hán) mới xuất hiện lần đầu trong sách Bắc Sử 北史 do Lý Diên Thọ biên soạn.[3] Sau đó người Nhật và người Triều Tiên cũng gọi thứ chữ này là Hán tự: tiếng Nhật đọc Kanji, tiếng Triều Tiên đọc Hantzu. Cho tới nay Bộ Giáo dục Đài Loan vẫn chỉ gọi là Quốc tự 國字.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Hiếu hỷ

Sáng thứ hai, 28/9/2015, anh em k2, k5, k6 đã đến viếng mẹ anh Đào Công Triển k2 và mẹ vợ Nguyễn Quang Việt k5. Trưởng BLL nhà trường Bùi Quang Vinh có mặt tại TPHCM cũng đã đến viếng cụ, sau đó xuống Tân Sơn Nhì viếng thầy Dương Huỳnh Điểu.
Hai gia đình chân thành cảm ơn tình cảm của thầy trò nhà trường.

Hà Nội buồn và ngọt ngào đến "nổi da gà" trong bộ ảnh "Những cơn mưa bất chợt"

Nam - nhiếp ảnh gia của bộ ảnh tâm sự: "Mình rất thích mưa thế nên mình cố lặn lội khi trời mưa để ghi lại những khoảnh khắc những gì mắt mình nhìn thấy. Trong mưa, Hà Nội thật là buồn, nhưng cũng ngọt ngào đến ám ảnh."

Hà Nội và những cơn mưa bất chợt
Trong cơn mưa tầm tã, 2 người trẻ đang băng qua đường và cố che chắn cho nhau.

Vì sao sau 1000 năm Bắc thuộc, Việt Nam vẫn không bị Trung Quốc đồng hóa ?

(Tác giả: nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hoành)


Tiếng ta còn thì nước ta còn!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 
1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 
2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
Đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra dưới hình thức đồng hóa văn hóa, trong đó chủ thể đồng hóa thường là một nền văn hóa mạnh và tiên tiến (như đông dân hơn, kinh tế phát triển hơn, đã có chữ viết, có các hệ tư tưởng), đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Ghi chép chủ nhật: Chuyện chả có ở nơi nào!

Anh chị em gặp nhau.



Sáng nay, chị Quyên anh Tư Dũng được đón bầy em yêu quý đến mời chị ra Nghĩa trang xã Văn Giáp viếng mộ anh Trỗi. Ngoài những gương mặt vẫn gặp, anh chị vui mừng vì gặp Dương Minh (người đầu tiên thay mặt nhà trường đón chị ra HN dự họp trường ngoài HN năm 1991) và pilot Lưu Hồng Hà - người lái máy bay Boeing cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng anh chị sang Cuba dự Hội nghị các nước không liên kết và được gặp Fidel.







Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

TIN BUỒN

Thầy Dương Quỳnh Điểu, nguyên cán bộ Phòng Giáo vụ Trường VHQĐ NVT, vừa từ trần sáng nay, 26/9/2015.
Tang lễ tổ chức tại tư gia: 303/18/6 đường Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TPHCM.
BLL nhà trường xin chia buồn cùng gia đình thầy.
---
BLL trường tập trung viếng thầy vào 10g sáng thứ hai, 28/9/2015.

TIN BUỒN

Mẹ vợ bạn Nguyễn Quang Việt vừa từ trần do tuổi cao sức yếu.
Tang lễ tổ chức vào ngày thứ hai, 28/9/2015, tại NTL Bo6445 QP, 5 Phạm Ngữ Lão, Gò Vấp, TPHCM.
BLL k5 xin chia buồn cùng gia đình Quang Việt.
(Anh em k5 tập trung viếng lúc 9g sáng thứ haai, 28/9/2015).

Giai điệu tự hào: THỜI THANH NIÊN SÔI NỔI

Mời xem!

Ghi chép... đi Lào (KQ)

Dinh Chủ tịch.
Dinh Chủ tịch ở Vientiane
Dinh nằm ở đầu đại lộ Triệu Voi mà đầu kia là Khải Hoàn Môn. Mặt sau, Dinh quay ra bờ sông Mekong.
Dinh được xây dựng mô phỏng theo lâu đài của Napoleon tặng Joséphine - người tình hơn ông 6 tuổi nhưng ông bà có những bức thư tình nổi tiếng còn được lưu giữ, người vợ đầu tiên thân yêu của ông...








Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Trò chuyện với con trai cụ Souphanouvong (Kháng Chiến)

Mời đọc!

Ghi chép... đi Lào


Đất nước của Pháp luật
Ở Vientiane, xe nhiều như vậy nhưng không bao giờ nghe thấy 1 tiếng còi. Đi đường, xe từ nhánh phụ ra, chờ khi không còn xe trên trục chính (kể cả xe đạp) mới nhập đường chính. Chả khác gì bên Tây. Tôi bảo với anh Chính: Ấy là văn minh! Anh bảo, vì việc tuân thủ pháp luật đã ăn vào tiềm thức, đã vào con tim của bất kì công dân nào.

Qua ngã tư, xe ô-tô 
được phép rẽ phải khi đèn đỏ, tránh ùn tắc. Luật này phổ biến toàn quốc. Từ đó nghĩ tới việc giao thông ở ta mà buồn. Mấy tay CSGT ở ta toàn nấp sau đèn đỏ để thổi phạt ai rẽ phải, kiếm ít tiền. 
Cả ngày chủ nhật, chả thấy 1 bóng CSGT. Vậy mà sáng thứ hai, đạp xe từ quảng trường Thạt Luổng về mới thấy CSGT đứng thổi còi, phân luồng xe chạy vào trung tâm.
Ở Lào, có dân chủ thực sự. Có đến 3 đài truyền hình tư nhân, có cả báo chí tư nhân. Dân chúng tự do phát biểu chính kiến của mình nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi làm sai. Việc tham nhũng của quan chức cũng bị phanh phui qua báo chí.
Việc trẻ hóa lãnh đạo sẽ có nhiều đổi mới sau Đại hội Đảng lần này.


Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Thông báo áp chót: Hội trường 50 năm Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi

Trân trọng kính mời phụ huynh, gia đình các AHLS, thầy cô và các bạn học sinh Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965-1970) sinh sống tại phía Nam về dự Hội trường được tổ chức:
- Thời gian: từ 8.30 sáng chủ nhật 04/10/2015.
- Địa điểm: Nhà khách C59B BTTM, 18B Cộng Hòa, Tân Bình, TPHCM (sau tòa nhà xanh của Ngân hàng QĐ).
Đề nghị BLL các khóa:
- Kiểm tra lại việc mời khách đã phân công.
- Một lần nữa thông báo tới toàn thể anh chị em qua email, tin nhắn, Facebook, điện thoại về sự kiện trọng đại này.
(Trang phục: lịch sự. Các bạn là quân nhân mặc tiểu lễ phục hè).

Chùa Bà Xi Nương và câu chuyện tìm được "tim" của Vientiane (Theo lời kể của anh Chính - Vinathong)

Chùa Bà Xi Nương.

Tư liệu về CMT8 cần tiếp tục khai thác

Sáng nay, mang giấy mời đến nhà cụ Hoàng Dũng. Cụ không có nhà. Gọi điện mới biết, cụ sang ở nhà con gái ở 121/16 đường Hồng Hà. Cụ mong đến để nói chuyện: "Có nhiều chuyện muốn trao đổi với anh. Mà phim CMT8, chú mới xem được 4 tập". "Vậy cháu sẽ qua tặng chú cả 6 tập", tôi hứa.
Chiều, trước khi đi đá bóng, tạt qua thăm cụ. Chú, cháu bao giờ vẫn thế: rất sôi nổi, nhất là khi dạo này tai cụ nghễnh ngãng nặng. Khi kể cho cụ về quá trình làm phim thì cụ đùa: "Anh không muốn gặp tôi đây mà...".

Hà Nội và Washington DC khác nhau những gì? (Hiệu Minh)

Hà Nội nhấp nhô nhà cửa. Ảnh: HM
                                               Hà Nội nhấp nhô nhà cửa. Ảnh: HM

Hồi tôi về Hà Nội vài tháng, có một câu các bạn hỏi không thể trả lời trong 5 phút, đó là Hà Nội và Washington DC (gọi tắt là DC – District of Columbia) khác nhau những gì.

Để tránh xung đột về những thói quen, entry này liệt kê một số điểm, viết vui là chính, không có ý phân biệt đối xử. Nếu có gì sai sót hoặc chưa chính xác, xin góp ý hoặc đóng góp thêm. Thank You.

Hà Nội và DC

1  Thủ đô DC vuông 16kmx16km = 256km2 có từ năm 1790 (nay đã bớt vuông vì bỏ phần Virginia) và chưa từng mở rộng sau 225 năm. Hà Nội có 1000 năm Thăng Long từng mở rộng nhiều lần. Gần đây nhất thêm Hòa Bình, Hà Tây, Bắc Ninh, thành thủ đô rộng 3.330km2, rộng gấp 12 lần thủ đô DC của Mỹ.

2    DC không có nhà cao tầng vì có qui định No one above the law – không ai ngồi trên pháp luật. Không tòa nhà nào được cao hơn đồi Capitol (nhà Quốc hội). Hà Nội có nhà mặc váy như Lotte, Keangnam cao như bên New York, đè bóng xuống Ba Đình. Việc ngồi trên pháp luật là dễ hiểu.

Tổ chức Hội trường 50 năm ở cả 3 miền

Mời xem!

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Ghi chép... đi Lào

Thăm Nhà tưởng niệm cụ Souphanouvong
Sáng đó, ngồi cà phê với vợ chồng anh Chính xong, 2 anh em mới đạp xe đi. Tới nơi, được cháu HDV xinh đẹp tên Kíp, nói tiếng Anh, ra đón. Lát sau, Kíp mời thêm bạn Lệ Hằng (học tiếng Việt tại Lào và từng sang thực tập 6 tháng ở HN). Chủ, khách trò chuyện vui vẻ, nhất là khi biết anh em chúng tôi là bạn thân trong gia đình. (Vậy mà vẫn phải mua vé: 5k với khách quốc tế, 1k với khách Lào!).
Bên ngoài Nhà tưởng niệm.


Hình ảnh gia đình.
Các hoạt động kinh doanh được diễn ra hàng ngày và luôn khiến chúng ta quan tâm sao cho nó đạt hiệu quả tốt nhất. Nhân viên kinh doanh luôn thường xuyên phải họp để nắm bắt tình hình, linh hoạt đưa ra giải pháp tối ưu cho việc kinh doanh. Hãy cùng Aroma Tiếng Anh Cho Người Đi Làm điểm qua những mẫu câu thông dụng trong chủ đề này nhé!
sales 1.jpg 
I.  When is the meeting?
Jane: We’re having a sales meeting tomorrow. Can you make it? (Chúng ta sẽ có một cuộc họp kinh doanh vào ngày mai. Cậu chuẩn bị nhé?)
Kevin: At what time? (Vào lúc mấy giờ thế?)
Jane: It should be about 10 o’clock. Is that OK? (Khoảng tầm 10h, có được không?)
Kevin: Yes, that’ll be fine. (Vâng, được thôi.)
Jane: We’re going to go over some suggestions to improve communication with customers. (Chúng ta phải chuẩn bị một số giải pháp để cải thiện việc giao tiếp với khách hàng.)
Kevin: Good. I have some suggestions I’d like to make. (Tốt. Tôi muốn đưa ra một số giải pháp của mình.)
Jane: Frank is also going to make some suggestions on how to improve sales in China. (Frank cũng đang chuẩn bị một số giải pháp để làm thế nào nâng cao doanh số ở Trung Quốc.)
Kevin: That’ll be interesting. He’s got keen insights. (Nghe hay đấy. Anh ấy có tầm nhìn nhạy bén đấy.)
Jane: Yes, he’s going to outline some new sales strategies. (Vâng, anh ấy sẽ phác thảo một vài chiến lược bán hàng mới.)
Kevin: Is Alan attending? (Alan có tham gia không?)
Jane: No, he’s flying to San Francisco and won’t be able to make it. (Không, anh ấy đang bay đến San Francisco nên không thể tham dự được).

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Mời thầy cô về dự Hội trường

Bàn thờ nhà thầy Đỗ.
Tới nhà thầy Nguyễn Đỗ ở khu phố Lam Sơn, GV. Số nhà đã đổi. Quanh quẩn 1 lúc, hỏi hàng xóm thì được khuyên: cứ đẩy cổng mà vào, bà không ra được.
Vào nhà, thấy hiu quạnh quá. Cô nằm 1 mình, gầy gò, không dậy được. Chào cô. Cô nhận ra nhưng vẫn cái giọng lắp bắp đã từ lâu. Con cái ở ngay bên cạnh nhưng khóa cổng, đi làm hết.

Con người dám hy sinh thân mình cả khi không còn sống.

Trong tủ sách vẫn còn 3 tập SRTKL.
Kiếm nén nhang thắp cho thầy mình mà tìm mãi chả thấy. Thôi, đành đưa giấy mời lên bàn thờ, vái thầy. Cô yếu lắm không thể đến dự Hội trường được. Có thể Hải, con thầy, sẽ thay mặt mẹ đi dự.



... Tới nhà thầy Trần Hữu Thanh thì chả thể tìm ra nhà, thay đổi hết. Dắt xe hy vọng biết đâu tìm được thì thấy cái nhà rất quen, ngay sân cho thuê bán phở. Hỏi thăm chủ quán:
- Có phải đây là nhà ông Trần Hữu Thanh không?
- Em không biết tên ông nhưng ông mất mấy năm rồi. Còn bà thì đi tập thể dục đến trưa mới về.
- Thế bà người Bắc phải không?
- Hình như thế. Các con không ai ở đây.
- Thế có phải ông bà có anh con trai hơi dở người?
- Vậy, đúng rồi.
- Thế thì chuyển giúp thư mời này cho bà và dặn bà gọi cho tôi ngay.
Vậy là cô Tỵ còn khỏe. Nhớ lần kỉ niệm 45 năm, cô còn đến dự. Chắc lần này, cô cũng đến!

TIN BUỒN

Cụ Đỗ Thành Phu - thân phụ anh Đỗ Thành Hưng k1, Đỗ Thành Chiến k6 - từ trần ngày 23/9/2015, thọ 93 tuổi.
Tang lễ tổ chức tại NTL QĐ 5 Phạm Ngũ Lão, GV, TPHCM. Thời gian: Từ chiều 23/9 đến sáng 25/9/2015.
Truy điệu: 06.30 sáng 25/9/2015, đưa đi an táng tại NTTP Củ Chi.
BLL phía Nam xin chia buồn cùng gia đình!
---
Các khóa tập trung viếng vào 09.00 sáng 24/9/2015.

Ghi chép... đi Lào: Vài nét chấm phá

Bữa tối nhẹ nhàng


Biển quảng cáo:
Chiều, thuê xe đạp ($3/ xe) đi thăm thú vài nơi. Tới khi tối đèn, chúng tôi về ngay quán Saburo gần Ks Subnakhon ăn bữa tối. Quán sạch sẽ, xếp bộ bàn ghế gỗ xinh xắn ra ngoài sân. 
Chủ quán hiền lành chạy ra. Hỏi bằng tiếng Việt: "Có phở không?". 
", anh ta bảo có. "Phở Việt à?", "Không, phở Lào, Khao Soy". 
Dân Vientiane nhiều người nói tiếng Việt rất tốt. Ở đây có phở bò giống phở ta, còn Khao Soy là phở cay, đặc sản Lào, Thái. Gọi thêm 2 chai bia Lào lớn (10k/chai, tương đương 30k VND). Phở khá ngon cùng đĩa rau sống tươi rói, sạch sẽ.
Cả gia đình tham gia phục vụ, nay thưa khách thì nghỉ tay, ăn tối. Họ chuyển từ Luang Prabang về đây đã mấy năm. Nhà có 1 xe Toyota 7 chỗ để chạy hàng. 


Bạn bè TQ đến dự Hội trường với chúng ta

Theo thông tin BTC nhận được, chúng ta sẽ đón:
1. Đoàn Cựu học sinh Y Trung, do anh Lưu Đào (nguyên Bí thư Đảng ủy nhà trường) dẫn đầu, sẽ có mặt ở HN vào chiều 8/10/2015.
2. Đoàn các bạn từ Tam Thủy, Quảng Đông do anh Cao Cẩm Quỳ (cựu học sinh Y Trung) dẫn đầu cùng 5 lão binh từng chiến đấu chống Mỹ ở VN thời gian (1965-67), sẽ có mặt ở HN sáng 9/10/2015.
3. Đoàn Đại học Công nghệ Hàng không vũ trụ - ở Nghiêu Sơn (Phong Khẩu) nơi trường ta tá túc thời gian cuối (1967-68) do Chủ tịch Hiệp hội đại học dẫn đầu, có mặt tại HN chiều 10/10/2015. (Chị Lư Mỹ Niệm là phiên dịch).
Rất hạnh phúc khi được bạn bè thân thiết từ TQ đến chia vui!

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Sài Gòn ngập quá... Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!

Mời dzào đây!

Ghi chép... (KQ)

5. Ngày chủ nhật ở Vientiane
Khất thực từ 4g sáng.
Sáng dậy sớm, nghe thấy tiếng đọc Kinh lầm rầm. Kéo rèm nhìn xuống đường thì thấy đoàn sư đi khất thực. Ai cũng mang theo trước bụng 1 hộp đựng đồ lễ. Họ đứng trước Ks, chờ mang đồ khất thực ra, rồi lại tiếp tục đi. Đoàn này đến đoàn khác.

Trở về chùa.
Đạo Phật ở Lào là Quốc đạo. Lớn lên ai cũng có thời gian xuống tóc đi ở chùa, như đi nghĩa vụ quân sự. Vừa học Đạo Phật vừa làm điều thiện. Chính vì thế mà con người Lào sống nhẹ nhàng, tâm đức, luôn làm điều thiện. Sư sãi ở Lào không làm ăn kinh doanh, không dính dáng đến tiền, dân cho cái gì thì ăn nấy.


Đã từ lâu, dân Lào có thói quen như bên Tây: đi xa (về nhà vườn hay đi du lịch) vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Ngày đó xe cộ vắng tanh. Các cửa hàng cửa hiệu, công sở đóng cửa hầu hết. Chợ có hoạt động nhưng nhiều quầy đóng cửa. Ngay cả chợ đêm tấp nập ở Thạt Luổng cũng không bán... Anh Tấn, con nuôi cụ Souphanouvong, khi sang Lào từng nhận xét: "Ngày chủ nhật ở Vientiane chỉ có chó và Tây". 
Lào chỉ có 6 triệu dân nhưng có đến 4 triệu du lịch mỗi năm. Cánh Tây ba-lô sang đây, thấy dân Lào thân thiện, hiền lành, cảnh trí nguyên sơ nên ở lại tới vài tháng. Có tay lên vùng sâu vùng xa, dạy học, làm từ thiện; hết visa lại về Vientiane xin gia hạn.

Ghi chép sau 1 chuyến đi (KQ)

3. Tư liệu về đế quốc Lào
Biểu tượng Triệu Voi.
Lào từng có lãnh thổ phổ trùm lên sang đất Thái bây giờ (cả Chiang Mai cũng thuộc Lào). Cho đến nay, ở Thái có 60 tỉnh thành thì đến 27 tỉnh có dân Lào sinh sống. Phía bắc, lãnh thổ Lào từng kéo lên tận Xi-xoan-ban-na (thuộc tỉnh Vân Nam, TQ). 

Vua Fạ Ngum.

Cách đây 458 năm, Vua Fạ Ngum có công vận động các bộ tộc trong 5 năm liền, thống nhất thành nước Triệu Voi. Ngày nay, giữa trung tâm Vientiane có công viên lớn mang tên ông. Ông cũng ra quyết định rời kinh đô từ Luang Prabang từ phía bắc về Vienttiane ngay trung tâm Lào, bên bờ sông Mekong.
Lào giành độc lập từ sự đô hộ của Pháp ngày 12/10/1945. Trước 1975, Lào có tên là Đất nước Triệu Voi và quốc kì có hình 3 con voi màu trắng chung lưng vào nhau. Còn sau ngày thành lập nước CHDCND Lào 1975 thì quốc kì có 3 dải màu: đỏ, xanh, đỏ. Màu xanh ở giữa minh chứng rằng: dòng sông Mekong chảy qua giữa nước Lào. Ở giữa có hình tròn trắng - hình ảnh trăng rằm tròn vành vạnh, thể hiện cho tính cách sống thủy chung. Đó chính là niềm tự hào của nhân dân Lào!


Thông báo: Tổ chức Hội trường Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi

Mời đọc!

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Thư gửi Tập Cận Bình: TQ nên chấp nhận đàm phán Hoàng Sa (Vũ Cao Phan)

Mời đọc!

BBC: Bàn về nhân sự Đại hội 12

Mời đọc!

Nước Pháp và Putin

Mời đọc!

Ghi chép sau 1 chuyến đi (KQ)

Trước Ks Salana sáng 13/9.
2. Có 1 gia đình như thế ở Lào
Đó là gia đình cụ Souphanouvong, 1 ông Hoàng yêu nước. Cụ từng được sang VN học trường Albert Sarraut rồi sang học Xây dựng ở Pháp. Cụ có nhiều công trình ở VN: Đập Bái Thượng (Thanh Hóa), cầu Vinh... 
Tháng 8/1945, khi đang xây dựng công trình ở miền Trung thì CMT8 ở ta thành công, Bác cử ông Lê Văn Hiến vào đón Vua Bảo Đại và gia đình Hoàng thân ra HN. (Hôm rồi trên báo có ảnh Bác chụp cùng Bảo Đại và Hoàng thân).

Thắp hương cho các cụ.

Bạn đã 60 năm.

Thăm Nhà tưởng niệm Hoàng thân.

Các con của cụ đều được Bác đặt tên Việt là: Quang, Minh, Chính, Đại... Nga, Trung, Thắng... 
Năm 1954, anh Chính cùng 15 học sinh Lào mới từ Lào sang Quế Lâm và kết thân với các anh Kháng Chiến, Vũ Minh Trực, Hoàng Quốc Chinh, Bùi Chiến Thắng... (học vỡ lòng). Anh Chiến còn nhớ, anh Chính mang sang mấy cuốn sách in li-tô về bộ đội Lào và dạy anh em hát "Vì nhân dân quên mình" bằng tiếng Lào.
Những năm 60, gia đình anh về sống ở khu CP38 Văn phòng Chính phủ (phụ trách công tác với Lào). Đi học trường Thanh Quan nhưng anh vẫn chơi với cánh Quế Lâm và từng đến chơi với anh Chiến ở 38 Trần Phú. 


Ghi chép sau 1 chuyến đi (KQ)

Vừa có gần 1 tuần sống ở Vientiane. Có vài dòng ghi chép.


1. Đến Vientiane
Chiều 12/9/2015. Hai anh em tôi cùng Vũ (Quảng Xuân) bay chuyến 4.30pm của VNA, transit ở Phnompeng chừng 1 tiếng rồi bay tiếp qua Lào. 7pm tới sân bay Vientiane. Làm thủ tục nhập cảnh cực nhanh, mỗi người 2 phút. Chả bị hỏi 1 câu nào.
Bữa cơm đón khách.

Phố ẩm thực đêm.

Vientiane lúc 10g.

Thưởng thức sự tĩnh lặng của TP.
Ra ngoài cửa đã thấy vợ chồng anh Chính (Vinathong, con cụ Souphanouvong, bạn hơn 60 năm nay của anh Chiến) chờ ở cửa. 
Anh đưa về Ks 5 sao Salana ngay trung tâm. Giá chát phết: $125/phòng. Có 3 người, ghép thêm 1 giường nên phải trả thêm $30.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Trần Quốc Vượng: Quảng du, quảng giao, quảng bác (Phan Huy Lê)









GS Trần Quốc Vượng trong một chuyến khảo sát

ở Đà Nẵng năm 2000.
























GS Trần Quốc Vượng là một nhà khoa học quảng du, quảng giao, quảng bác. Kho kiến thức của anh không chỉ tích lũy từ tra cứu thư tịch cổ kim, sách báo đủ loại, từ hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ khoa học..., mà còn từ nhiều nguồn, nhiều đối tượng, bằng nhiều phương thức thu thập rất đa dạng, trong đó những hiểu biết thực tế và văn hóa dân gian giữ vai trò rất quan trọng.



Kiểm tra lần cuối sách tập 4 SRTKL


Một tay sách đã in xong.
Đưa thầy Trọng đến thăm nhà máy in Scitech của Nguyễn Nam Điện. Tuy giám đốc đi công tác xa nhưng vẫn được anh em đón tiếp và cho xem sản phẩm mới "ra lò".

Sách in trên giấy Book Paper của Hà-lan, đẹp, đang chuẩn bị cho đóng gáy và khâu. Các tay ảnh được in trên giấy Couche. Tuy sách gần 900 trang nhưng rất nhẹ. Hy vọng các cụ già dù nằm đọc nhưng không bị mỏi như 2 tập trước.
Thầy Trọng thấy cơ ngơi và năng lực sản xuất nhà máy in của trò Điện mà tự hào. Thay mặt BBT, thầy cảm ơn sự hợp tác của anh chị em cán bộ CNV Scitech.
Hai thầy trò.
















(Lưu ý: Giá bán: 100k/cuốn sách và 10k/huy hiệu Trường Trỗi.
- BLL các khóa ở HN đã đăng kí và nộp tiền cho 44o cuốn. 
- Các bạn k9 đăng kí và gửi tiền cho anh Ngô Thế Vinh (090 427 8744).
Sách và huy hiệu sẽ được chuyển ra HN cuối tháng 9/2015).



Vĩnh biệt thầy Trần Chánh Điền

Thầy Điền cùng thầy Nguyễn Phong, thầy Phạm Đình Trọng, thầy Ngô Hồng Chiêu... được cử sang dạy tiếng Việt tại Trường Bộ binh Quế Lâm từ 1965. Đến đầu năm 1967, khi trường ta sang TQ thì các thầy chuyển về Y Trung. Lúc đó, thầy Điền, thầy Chiêu đã là thiếu úy, còn thầy Trọng là chuẩn úy.
Bốn tháng rồi, thầy Điền vì tuổi cao sức yếu, suy thận, phải vào chạy thận ở Viện 175. Thầy bảo, phải vào đây vì có trò Trỗi chăm sóc, đặc biệt Bs Nguyễn Trung Liêm k4 (dù đã nghỉ hưu) nhưng rất tận tình giúp đỡ.
Mấy hôm rồi, thấy khỏe, thầy xin về nhà. Thầy còn hỏi con: "Có thấy đám Trỗi gửi giấy mời họp trường chưa?".
Đêm 17/9, đến 2g sáng, thầy thức giấc, ăn nhẹ rồi 3g30, thầy nhẹ nhàng ra đi ở tuổi 84.
Sáng nay, thầy Phạm Đình Trọng cùng Chí Hưng, Luân k4, Kiến Quốc k5, Hà Mèo, Tô Tâm k6 thay mặt anh em đến viếng thầy. Cô và gia đình rất cảm động và cảm ơn trò Trỗi đã hết lòng vì thầy.
Chiều nay, anh em k4 sẽ có đoàn riêng đến viếng thầy.
Sáng mai, gia đình sẽ đưa thầy về quê ở Sóc Trăng.
Mong thầy an nghỉ nơi Vĩnh hằng và luôn phù hộ cho gia đình, đồng đội, học trò.

Nguyên nhân khiến bàn là hơi rò nước chủ yếu là do một sơ xuất nhỏ trong sử dụng.

Hỏi: Bàn là hơi nhà tôi thường xuyên bị rò nước khi là quần áo. Vậy xin hỏi nguyên nhân do đâu và cách xử lý bàn là hơi rò nước thế nào? - Nguyễn Minh Phương (Hà Nội). 

Thêm chú thích

Cuộc sống trong những “CHIẾC HỘP” (ST: Đạt Bột)

Những người Hà Nội đi xa, kẻ nhớ mùa thu vàng, người vấn vương hương hoa sữa, kẻ lại thèm món bún chả, cốm vòng chỉ Hà Nội mới ngon… Nhưng với những ai đã sống ở Hà Nội từ những năm 60, 70 trở lại đây, hẳn không thể quên tuổi thơ gắn liền với những “chiếc hộp” – những khu nhà tập thể xây từ thời kỳ bao cấp – vẫn đương ẩn hiện trong thành phố ngập lối kiến trúc Tây phương hiện đại.



Có ai nhớ, mỗi buổi chiều, bọn trẻ lại tụ tập nô đùa với nhau dưới vỉa hè của khu tập thể cũ ấy, nơi đã gắn bó với chúng trong suốt thời ấu thơ...

Thầy Lương dạy Toán và môn võ Vĩnh Xuân

Mời đọc!

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Xem Tướng Lưu Á Châu nói gì?

Mời đọc!

Tam bành lục tặc là gì?




Kính thưa thầy, con thường nghe nói tam bành lục tặc mà con không hiểu tam bành là gì? Lục tặc là sao? Kính mong thầy giải đáp cho con hiểu. Con cảm ơn thầy. 

Tam banh luc tac la gi
Câu hỏi của phật tử nó có liên quan đến một điển tích. Tam bành theo học thuyết của Lão Tử cho rằng, cái Thần (tinh thần) của con người ở vào 3 nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim), ba ở dạ dày. 

Nên nhớ facebook là cuộc sống



1. Phải khẳng định facebook không phải là thứ phù phiếm trên mạng internet. Từ làm ăn mua bán, hợp đồng, quan hệ, đến theo dõi thần tượng, thể hiện quan điểm, làm việc nhóm đều có thể qua facebook.
Facebook tích hợp được tính năng hầu hết những mạng xã hội, những công cụ làm việc khác mà trước đây những chat yahoo, mail, blog... không thể có được. Với nhiều người dùng, facebook vừa là trợ lý, là người phát ngôn, và chắc chắn nó không hề tách rời khỏi chủ tài khoản, người được ràng buộc bởi pháp luật và đạo đức.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Tiếng Anh: Trả giá

Trong công việc và cuộc sống hàng ngày các bạn sẽ thường xuyên giao dịch với khách hàng, trao đổi hàng hóa. Hoạt động “trả giá” được tận dụng tối đa nếu như bạn muốn mua món hàng chất lượng với mức giá hời nhất hay phù hợp nhất với khả năng chi trả của mình. Hãy cùng AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm tham khảo tình huống trả giá hàng hóa dịch vụ bằng tiếng Anh sau nhé!

Customer: Good morning, I want to order poster printing to advertise my company brand. Will you quote me how much it is for 500 plastic-filmed posters at A2 size? (Chào anh, hiện tại tôi đang có nhu cầu đặt in poster để quảng cáo thương hiệu công ty? Anh có thể báo giá giúp tôi về in ấn 500 tờ poster khổ giấy A2 có cán màng plastic không?)
Sales clerk: Good morning Ma’am, I recommend you use the 300-sized couche paper for promotion posters, printed 4 colors and plastic-filmed. With the number of 500, the unit price is 20 thousand dong a sheet. You can get it cheaper with bigger number of sheets.
(Chào chị, loại poster quảng cáo tôi nghĩ nên dùng loại giấy coucher 300, in 4 màu có cán màng với số lượng đó thì đơn giá khoảng 20.000đ/tờ. Nếu như số lượng tăng hơn thì mức giá có thể giảm hơn ạ.)