Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")
Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011
VN ta qua ống kính của người nước ngoài
Tin không vui
Thầy Mai Duy Vọng sáng nay bị tai nạn, ngã gãy xương vai, vào nằm Viện 175. (Tin từ Khánh Tường và Dương Minh). Các bạn có thời gian tạt qua thăm thầy. Hiện thầy nằm điều trị tại Khoa B1 hoặc B2.
Nhân sự ra đi của cụ Vũ Đình Hòe, nhân sĩ cách mạng
Nhà văn Hà Ân đã đi xa
Cụ Hà Ân (1928-2011) vừa đi tuần trước tại nhà riêng. Tang lễ tổ chức ngày chủ nhật 30/1/2011 tại 125 Phùng Hưng.
Là học sinh HN, 17 tuổi tham gia Tổng khởi nghĩa rồi theo cách mạng. Ông vào bộ đội, đi các chiến dịch, cho đến ngày hòa binh thì chuyển ngành. Với đam mê lịch sử, ông để lại nhiều tác phẩm lịch sử cho nghiên cứu và cho thiếu nhi: Quận He, Nguyễn Trung Trực...
Ông gần gũi và dạy nhiều lớp trẻ học Hán Nôm, Kinh dịch. Những năm cuối đời, học trò vẫn chở ông đi dự các cuộc vui. Nhưng mấy năm nay yếu lắm, chỉ nằm nhà. Ngày 24/1 là sinh nhật ông thì ngày 22 ông đã đi.
Thành kính tưởng nhớ ông!
Là học sinh HN, 17 tuổi tham gia Tổng khởi nghĩa rồi theo cách mạng. Ông vào bộ đội, đi các chiến dịch, cho đến ngày hòa binh thì chuyển ngành. Với đam mê lịch sử, ông để lại nhiều tác phẩm lịch sử cho nghiên cứu và cho thiếu nhi: Quận He, Nguyễn Trung Trực...
Ông gần gũi và dạy nhiều lớp trẻ học Hán Nôm, Kinh dịch. Những năm cuối đời, học trò vẫn chở ông đi dự các cuộc vui. Nhưng mấy năm nay yếu lắm, chỉ nằm nhà. Ngày 24/1 là sinh nhật ông thì ngày 22 ông đã đi.
Thành kính tưởng nhớ ông!
Thư của Mã Hiệu trưởng từ Quế Lâm
Sáng nay nhận được thư chúc mừng năm mới của Mã Hiệu trưởng (Y Trung). Biết ta không thạo chữ Trung nên anh gửi dăm chữ tiếng Anh:
"Mr.chen: happy new year!
guilin No.1 middle school headmaster 马劲".
Sau đó anh gửi 2 trang Web, mời chúng ta tham khảo:
1. Của trường Y Trung:
http://www.gxglyz.com/
Ta có thể thấy cảnh toàn trường tại vị trí mới cùng các sinh hoạt của thầy trò.
2. Của cá nhân anh:
http://mxy1999.blog.163.com/
Xin cảm ơn Mã Hiệu trưởng và gửi lời chúc năm mới tới thầy cô giáo cùng học sinh Y Trung. Tình bạn của chúng ta mãi mãi xanh tươi!
"Mr.chen: happy new year!
guilin No.1 middle school headmaster 马劲".
Sau đó anh gửi 2 trang Web, mời chúng ta tham khảo:
1. Của trường Y Trung:
http://www.gxglyz.com/
Ta có thể thấy cảnh toàn trường tại vị trí mới cùng các sinh hoạt của thầy trò.
2. Của cá nhân anh:
http://mxy1999.blog.163.com/
Xin cảm ơn Mã Hiệu trưởng và gửi lời chúc năm mới tới thầy cô giáo cùng học sinh Y Trung. Tình bạn của chúng ta mãi mãi xanh tươi!
Rủ rê của Nhất Trung
Các bạn vào đây, thử vận may. Được thì tốt, không được thì cũng là Dzui!!!
Mâm ngũ quả
Ở VN ta có truyền thống lễ, tết đều phải có mâm ngũ quả đặt trên ban thờ. Mỗi miền mỗi kiểu. Ngoài Bắc thì nải chuối, trái bưởi, mấy quả hồng xiêm; trong nam thì khi thanh long, khí dứa, rồi bưởi... Nhưng có mâm "tứ quả" hay được bày trong Nam: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài. Vì sao vậy?
Dân Nam hay nói lái. Đây là 1 ví dụ điển hình:
- "Mãng cầu": dùng chữ "cầu" - cầu mong (ước);
- "Dừa": người Nam bộ không nói được chữ "vừa" mà thường nói "dừa";
- "Đu đủ": dùng chữ "đủ" - đầy đủ.
- "Xoài": người Nam bộ nhiều khi phát âm "quả xoài" thành "quả xài".
Vậy là 1 lối chơi chữ (của người nói sai; nhưng dân Nam bộ lại nói: "Cánh ngoài đó mới là người nói ngọng!"): CẦU - DỪA - ĐỦ - XÀI! (Mong ước không cần nhiều, chỉ cần đủ là được. Có lẽ vì ở Nam bộ thiên nhiên quá ưu đãi, không làm gì ra đồng cũng kiếm được vài con cá, con rắn, con rùa, chiều về có thể nướng lụi, nhậu chơi).
Chuyện chắc không phải ai cũng biết?
PS: Hà "mèo" phát hiện thiếu chuối tiêu và vẫn là "ngũ quả": CẦU - DỪA - ĐỦ - TIÊU - XÀI! (Thanh cà kíu!!!)
Dân Nam hay nói lái. Đây là 1 ví dụ điển hình:
- "Mãng cầu": dùng chữ "cầu" - cầu mong (ước);
- "Dừa": người Nam bộ không nói được chữ "vừa" mà thường nói "dừa";
- "Đu đủ": dùng chữ "đủ" - đầy đủ.
- "Xoài": người Nam bộ nhiều khi phát âm "quả xoài" thành "quả xài".
Vậy là 1 lối chơi chữ (của người nói sai; nhưng dân Nam bộ lại nói: "Cánh ngoài đó mới là người nói ngọng!"): CẦU - DỪA - ĐỦ - XÀI! (Mong ước không cần nhiều, chỉ cần đủ là được. Có lẽ vì ở Nam bộ thiên nhiên quá ưu đãi, không làm gì ra đồng cũng kiếm được vài con cá, con rắn, con rùa, chiều về có thể nướng lụi, nhậu chơi).
Chuyện chắc không phải ai cũng biết?
PS: Hà "mèo" phát hiện thiếu chuối tiêu và vẫn là "ngũ quả": CẦU - DỪA - ĐỦ - TIÊU - XÀI! (Thanh cà kíu!!!)
Nhân ngày giỗ Võ sư Ngô Sĩ Quý
Ngày 28 tết hàng năm, học trò của thầy Quý ở HN và TPHCM tổ chức gặp mặt, tưởng nhớ. Thầy Quý không có con nhưng có 1 bầy học trò là con. Ở nhà các học trò cưng đều có ban thờ thầy.
Bạn Trỗi chúng ta có nhiều đệ tử chân truyền của bác: Hoàng Quốc Toàn k5, Dương Tuấn k4... Cánh k9 có Trần Hậu Tuấn, Trần Việt Trung...
Xin giới thiệu ít thông tin về Vĩnh Xuân Quyền lấy từ Wikipedia.
Hiện nay, theo những nghiên cứu về khảo cổ học của Viện Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc, Viện Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Phúc kiến, những nghiên cứu về lịch sử, về võ thuật và nghệ thuật kinh kịch Trung quốc cộng với những công trình nghiên cứu của nhiều dòng Vĩnh Xuân khác nhau trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là Viện Bảo tàng Vĩnh Xuân (Ving Tsun museum) của dòng Diệp Vấn, chúng ta có thể rút ra các nét chính về lịch sử môn Vĩnh Xuân như sau:
Bạn Trỗi chúng ta có nhiều đệ tử chân truyền của bác: Hoàng Quốc Toàn k5, Dương Tuấn k4... Cánh k9 có Trần Hậu Tuấn, Trần Việt Trung...
Xin giới thiệu ít thông tin về Vĩnh Xuân Quyền lấy từ Wikipedia.
Hiện nay, theo những nghiên cứu về khảo cổ học của Viện Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc, Viện Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Phúc kiến, những nghiên cứu về lịch sử, về võ thuật và nghệ thuật kinh kịch Trung quốc cộng với những công trình nghiên cứu của nhiều dòng Vĩnh Xuân khác nhau trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là Viện Bảo tàng Vĩnh Xuân (Ving Tsun museum) của dòng Diệp Vấn, chúng ta có thể rút ra các nét chính về lịch sử môn Vĩnh Xuân như sau:
Hôm nay ngày 29
Sáng SG, trời mát. Nghe nói ngoài kia lạnh lại đổ về? Mai đã là ngày cuối năm. Thời gian trôi qua nhanh quá. Anh chị em ta sắp "giừ" thêm 1 tuổi.
Ra đường hỏi thăm nhau, bác vẫn khỏe đấy chứ?
Không dám, trừ những ngày ốm thì đều khỏe cả!
Dạ thưa, năm nay bác bao nhiêu rồi ạ?
Nhiều người cứ khoe: Dạ, 60 ạ!
Vậy bác tính tuổi ta hay...?
Vâng, tuổi ta!
Thôi, "ta" mà làm gì cho nó già sớm, cứ tuổi Tây mà nện!
Ừ, chí phải. Cơ bản là cố sống tích cực và sống gần bọn trẻ cho ta được trẻ hóa(!).
Ra đường hỏi thăm nhau, bác vẫn khỏe đấy chứ?
Không dám, trừ những ngày ốm thì đều khỏe cả!
Dạ thưa, năm nay bác bao nhiêu rồi ạ?
Nhiều người cứ khoe: Dạ, 60 ạ!
Vậy bác tính tuổi ta hay...?
Vâng, tuổi ta!
Thôi, "ta" mà làm gì cho nó già sớm, cứ tuổi Tây mà nện!
Ừ, chí phải. Cơ bản là cố sống tích cực và sống gần bọn trẻ cho ta được trẻ hóa(!).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)