Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

CÁNH CHIM BÁO BÃO (ST: QV)

Vì hôm nay rất sôi động với kết luận của Thanh tra chính phủ về chính quyền địa phương Đà Nẵng, nên BT5 xin đăng tải gấp bài này.



Vũ Lương
Từ tháng 9/1998, khi Công ty cầu 12 thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 Bộ GTVT tham gia xây dựng dự án cầu sông Hàn, tôi mới gặp ông Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh vài lần nhưng chưa có dịp tiếp xúc với ông. Tuy nhiên, tôi đã kịp ghi lại hình ảnh người đứng đầu thành phố thường xuyên có mặt trên công trường, hoặc lúc lũ lớn về đột ngột gây nhiều thiệt hại cho nhà thầu và đặc biệt hơn, vào dịp tết, ông dẫn đầu đoàn tới chúc mừng kèm theo lợn, gà, tiền thưởng… động viên những người công nhân ở lại, quên nỗi nhớ nhà để đẩy nhanh tiến độ thi công cho kịp lễ khánh thành tổ chức vào sáng 29/3/2000 để buổi chiều, khánh thành tuyến cáp treo lên đỉnh Bà Nà… Khó có thể quên không khí sôi nổi và phấn khởi của nhân dân thành phố đổ về chật kín hai bên bờ sông Hàn chứng kiên giờ phút thông xe… Kể từ ngày ấy Đà Nẵng bật dậy, đổi thay từng ngày làm nức lòng người và tên tuổi Nguyễn Bá Thanh được nhắc tới với lòng ngưỡng mộ chân thành nhưng cũng không ít lời đàm tiếu ngoài lề…

Tên các anh còn mãi ngàn sau (Huỳnh Văn Úc)


Ngày 19/1/2013 các bạn trẻ ở Hà Nội đã thả xuống Sông Hồng
74 ngọn hoa đăng để tưởng nhớ các liệt sĩ trận hải chiến Hoàng Sa.

Mười chín tháng Giêng
Ngày này ba mươi chín năm về trước
Bảy mươi tư người đã hy sinh vì nước
Những anh hùng bảo vệ Hoàng Sa.
Ngày này năm nay
Chúng em kết bảy mươi tư đóa hoa
Mang bảy mươi tư ngọn lửa,
Dẫu biết rằng các anh không còn nữa
Chúng em vẫn thả xuống sông Hồng,
Sông Hồng sẽ mang chúng ra Biển Đông
Gửi đến vong hồn liệt sĩ.
Tên các anh còn mãi ngàn sau
Lòng chúng em còn mãi nỗi đau.
  



Có những thêm thông tin về Võ Dũng, bạn mình (Trích trong Bên Thắng Cuộc của Huy Đức)


Trong thời gian ông Võ Văn Kiệt ra Bắc, bà Trần Kim Anh vẫn sống với gia đình bên ngoại. Ông Trần Quang Quy sai đứa cháu nội là Trần Quang Minh, năm ấy chín tuổi, đi theo phụ giúp cô Bảy. Ba của Minh là ông Trần Tấn Khả, từng tham gia Thanh niên Tiền Phong”, năm 1946 bị Tây bắn chết.
Đó là một thời kỳ vất vả của cô cháu bà Kim Anh. Ông Minh kể: “Ông nội tôi để lại cho cô Bảy năm công đất, cô Bảy đang mang bầu vẫn bươn chải ngoài đồng. Có hôm đi chở mạ, chìm ghe, tôi phải vớt cô lên”. Ông Kiệt từ Việt Bắc trở về, lại xuống Bạc Liêu làm bí thư, một thời gian sau thì
đón bà Trần Kim Anh xuống. Họ cất một căn nhà nhỏ dưới một gốc cây ô môi cạnh bến sông. Năm 1955, bà Kim Anh sinh người con thứ hai, con gái. Ông Kiệt đặt tên con là Võ Hiếu Dân. Theo ông Trần Quang Hiến: “Cô Bảy về nhà ở chừng một năm rồi lại đi theo dượng Bảy, lang thang lên Cần Thơ. Một thời gian sau khi Hiếu Dân lớn hơn, cô Bảy về nhà đón Võ Dũng nói là sẽ đi xa một thời gian. Lần đó, cô Bảy đi Campuchia”.

Em trai Lê Bình vào SG (KQ)

Bốn anh em.

Chụp 3 có sao, thằng Bình đỡ cho rồi.

Chào SG!
Chiều qua, Phan Nam báo: Vợ chồng Lê Hồng Nam, em Lê Bình vào. Vậy là chọn ngay Bia Gold-Malt TSN để đón các em.
Thật tiếc vì việc nhà mà tôi không bay ra chia tay Lê Bình và dự 49 ngày của thằng bạn thân được (tuy còn chút an ủi đã chấp bút viết bài điều văn cho nó). Hôm nay gặp được Nam và Trang cũng được chia sẻ phần nào.
Nhớ những cái tết đầu 1970, Nam còn bé tí nhưng hay được theo anh Lê Bình đến 99 rồi bách bộ đón xuân mới quanh Bờ Hồ đêm 30. Sau này Nam lên Quân sự, tôi làm giáo viên nên anh em càng thân nhau. Nay chú em đã nghỉ hưu và tham gia tích cực BLL k10 HV.
Anh em vui vẻ trò chuyện. Biết tin má Hồng khỏe và rất bản lĩnh trước cái chết đột ngột của ông con trưởng.
Trang, vợ Nam, lại là bạn học của cô em gái nhà tôi nên gần gũi. Cháu lớn lấy vợ, tôi có dự cùng các em k10; nay 2 cháu đã cho ông bà 1 thằng cháu trai kháu khỉnh. Còn cô con gái xinh đẹp thì đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh, theo bạn đi chụp ảnh cưới kết hợp chụp ảnh nghệ thuật; cũng có tên tuổi ở HN.

Đôi vợ chồng gần 30 năm trèo me tại SG (ST) - phần 1


Mấy ngày nay, trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ hình ảnh đôi vợ chồng già ngày ngày trèo lên những cây me cao vút ở Sài Gòn hái trái để bán cho người qua đường.


Hình ảnh vợ chồng già hàng ngày bày bán những trái me trên đường phố Sài Gòn được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.

Cười... cuối tuần (ST: HP)


1. Quý ông lịch sự
Sau một bữa tối ngon miệng, hai cặp vợ chồng rời bàn tiệc. Các bà vợ đi vào bếp dọn dẹp, còn các ông chồng thì ra phòng khách uống nước, trò chuyện. Một ông thắc mắc:
- Ông lịch thiệp và yêu vợ thật đấy. Ông luôn miệng gọi vợ là “mèo con của anh”, “mật ngọt của anh”, “thiên thần của anh”, “hoàng hậu của anh”… nghe mới ngọt ngào làm sao.
Ông kia đảo mắt nhìn quanh dè chừng vợ rồi thầm thì:
- Chẳng giấu gì ông, cách đây 4 năm, tôi quên tiệt mất tên của bà ấy.



2. Trẻ lại
Ảnh:

Vợ than phiền với chồng: "Từ khi lấy anh, em già đi nhiều..."
- Anh có cách làm em trẻ lại ngay.
- Đưa em đi thẩm mỹ viện hả? - vợ mắt hấp háy
- Không! Chúng mình lại gọi là "chú cháu" như ngày xưa, em nhé!

Lễ hội Kumbh Mela của người Ấn-Độ (CB)


 Năm nay 2013 là năm lễ hội toàn phần Kumbh Mela (12 năm 1 lần) của những người Ấn-Độ theo đạo Hindu, 6 năm tới sẽ là lễ hội giữa kỳ. Lễ hội Kumbh Mela năm nay bắt đầu từ 14/1/2013 và kéo dài 55 ngày.
Người Ấn-Độ sẽ kéo về nơi 3 con sông gặp nhau: sông Yamuna, sông Ganges và con sông thần bí Sarasvati để tắm cho sạch tâm hồn của họ.
Tại 4 địa danh Allahabat, Haridwar, Ujjain và Nashik, nơi mà 3 con sông này gặp nhau, ước tính sẽ có 100 triệu người đến tắm năm nay, (năm 2007 là 70 triệu người đến Allahabat), tất nhiên chuẩn bị nơi ăn chốn ở cho 100 triệu người hành đạo này là công việc của địa phương.


Ải Nam Quan (Huỳnh Văn Úc)




Ải Nam Quan có từ thời nhà Hán, thời đó gọi là Úng Kê Quan. Đến đời vua Gia Tĩnh nhà Minh (cai trị Trung Quốc từ năm 1521 đến năm 1566) đổi tên là Trấn Nam Quan, ở đó có một công trình xây dựng gọi là Đài Ngưỡng Đức hai bên tả hữu lợp bằng cỏ. Năm 1774 quan Đốc trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Đang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch, lợp ngói. Đời nhà Thanh đến năm Ung Chính thứ ba (1725) án sát tỉnh Quảng Tây tu bổ lần nữa, các công trình xây gạch dựa theo chân núi, cửa quan ở quảng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”. Cửa này có khóa, chỉ khi nào có công việc giao dịch giữa sứ bộ hai nước mới mở. Bên trên cửa quan có trùng đài, treo biển đề bốn chữ “Trung ngoại nhất gia”. Phía bắc cửa quan có “Chiêu đức đài”, phía nam cửa quan có “Ngưỡng đức đài” dành cho sứ bộ nước Nam làm chỗ nghỉ chân.

Những phát minh ngộ nghĩnh lý thú (ST: Đạt)


Xem và suy ngẫm mới thấy con người ta hay thật!
Cool Inventions Gadgets
Vừa cắt vừa "lướng" bánh?