Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Đòn trừng phạt của phương Tây với Nga

Mời xem!

70 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xit: Nơi những Di huấn và Ngữ lục của J. Stalin vẫn được mạ vàng khắc sâu vào đá cẩm thạch. (Trần Đình Ngân, Berlin)


Đài tưởng niệm Hồng quân Liên xô hy sinh trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thứ 2 tại Treptower Park thủ đô Berlin, vào ngày 9-5 năm nào cũng được người đến thăm viếng phủ kín hoa. Tại nơi đây, 5 ngày cuối cùng của chiến dịch giải phóng Berlin, tiêu diệt sào huyệt  của chủ nghĩa phát xít, 18.000 sỹ quan, tướng lĩnh và chiến sỹ Xô-viết đã ngã xuống. Đêm 8 đến 14 giờ ngày 9-5-1945, khi quân đội Hitler đầu hàng, 7000 người con của các bà mẹ Liên xô đã không kịp sống đợi đến giờ chiến thắng để được trở về trong vòng tay Mẹ.
Theo lệnh của Lãnh tụ J.Stalin, toàn bộ thi hài của họ được xếp an táng tại Treptower Park . Ngôi mộ tập thể Vĩ đại mướt mát cỏ xanh và được che bóng bởi những hàng bạch dương.

Năm nay, ngày 9-5 trùng vào dịp 70 năm nên khu tượng đài kín người và cờ hoa.

                     
                                 Tượng đài tưởng niệm QĐ-LX (Berlin) ngày 9-5-2015

Quá muộn để bắt đầu? (ST: TB)



Ngày càng có nhiều nhân viên văn phòng dành
một ít thời gian trong ngày để đến lớp học guitar
như một hình



Học chơi một loại nhạc cụ thường được coi là đặc quyền của trẻ em và là một việc khó khăn đối với người lớn. Nhưng nếu người lớn một ngày nhận ra mình thật sự muốn học chơi nhạc cụ nào đó, hoặc muốn học lại nhạc cụ mà ngày bé mình đã bỏ dở, thì liệu họ có cơ may nào không?



Câu trả lời là có! Trái với suy nghĩ thông thường, người lớn thật ra lại có một số lợi thế nhất định so với trẻ em trong việc học chơi một nhạc cụ mới. Dưới đây là những lý giải từ góc độ khoa học vì sao người lớn có thể và rất nên học chơi nhạc cụ:

Người lớn hiểu biết về âm nhạc từ nhiều trải nghiệm nghe nhạc 


Suy nghĩ (Cường Liều)

Tất cả chúng ta đều biết chắc một điều rằng: Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai ( điều mà cả thế giới đã ghi nhận)... Ở nước Việt ta,khi mới bước vào" sự học" thì các em được gọi là" mầm non của Tổ quốc"... Đến lúc ngồi trên giảng đường đại học thì lại được gọi là "nguyên khí của quốc gia",... Ôi thật là hạnh phúc cho lớp trẻ Việt nam!... Nhưng sự quan tâm của chúng ta với các trường học ra sao?  Ở đây tôi không bàn về vấn đề giáo trình, phương tiện phục vụ cho giáo dục hay"cải cách cải liền" của ngành giáo dục ( vấn đề này dành cho ông Luận tự giải trình) chỉ xin có một chút so sánh nhỏ nhoi như sau:

Chuyện chắc Quốc Hùng chưa được nghe? (KQ)

Năm 1964, ba Nhân nhận nhiệm vụ vào Nam chiến đấu. Chuyến đi bằng "tầu không số" xuất phát từ Hải Phòng. Nhưng khi ra tới hải phận quốc tế thì bị máy bay Mỹ phát hiện, tầu phải quay trở lại vào đảo Hải Nam. Đợi 1 thời gian mới đi tiếp và cập bến Bến Tre an toàn.
Năm sau 1965, má Nhân mới vào Nam, sau khi đã bàn giao được con cho tổ chức. Khoảng ngày 8/5/1965, Nhân được các chú đón lên D126 ở Trại Hòe, Hiệp Hòa, Hà Bắc. Má không đi theo đường biển mà đi theo đường bộ, dọc Trường Sơn.
Có 1 kỉ niệm vui. Trên đường đi, khi phải qua 1 con suối rộng, đang chần chừ vì không biết sang bằng cách nào thì có 1 người đứng sau cất giọng: "Chị để tôi đưa sang". Quay lại thấy 1 ông mặc áo bà be, cổ quấn khăn rằn, dáng người to cao. Ông đã cõng má Nhân qua suối.
Sau này, má Nhân mới hay, đó chính là Tướng Hoàng Văn Thái.
Nguyễn Thiện Nhân vừa kể chuyện vui này khi gặp lại nhau.