Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Đi thăm nhà vườn ven sông Sài Gòn

Cảnh sông nước thật hữu tình.
Tối hôm qua tiếp chú em Hải mới từ Mỹ về, gặp cả bạn bè từ thời sinh viên ở Đại học Hàng hải HP của chú em. Vợ chồng Đức Qùynh có kế hoạch mời Hải sáng thứ hai xuống thăm nhà vườn ở Củ Chi. Thế là Hải xin phép được mời luôn ông anh. Vậy là được "ăn ké". Biết xưởng ông bạn già Phan Nam cùng xã Bình Mỹ, thế là qua đón luôn. Nam cẩn thận: sợ các em không "hợp cạ" nhưng khi nghe nói "rất cởi mở" thì OK liền.
Bộ phận nhà bếp đang tác nghiệp.


Phương, Hải đang tán dóc cùng anh Nam.

Cánh đàn ông bao giờ cũng khai tiệc trước.

Thêm Ngọc đầu bếp (bìa phải).

Chị em vẫn lúi húi chế biến.

Cảm ơn bộ phận hậu cần.
Cầu đường ở Bình Mỹ đang thời kì nâng cấp, phải vòng vèo 1 hồi mới tìm ra cầu mang tên Thi Đua. Rẽ vào, tới sát bến phà qua Bình Dương thì thấy ngôi nhà vườn đẹp, số nhà 26. Dừng xe gọi điện thì đúng lúc chủ nhà ra đón.
Trên mảnh đất chừng 4000m2, vợ chồng Đức đầu tư xây dựng vườn cây, có cả nhà rường, nhà bát giác ven sông, có cả vườn rau sạch, chuồng gà, lợn... rất quy củ. Hai bạn dùng làm nhà nghỉ cuối tuần.
Khuôn viên có mặt tiền nhìn ra sông dài cả trăm mét. Sóng nước vỗ ì oạp. Con phà nhỏ xình xịch đưa người, xe qua sông. Bên kia sông là rặng dừa xanh mướt. Chim muông về hót líu lo. Về già mà có mảnh vườn này thì nhất.
Chú em Hải rất vui vì gặp được anh Nam - thầy dạy võ của anh Trung từ những năm 1970 mà anh Trung lại là thầy Vĩnh Xuân của Hải những năm 2000. Rồi thế quái nào, Chung Iwatani lại là sếp chi nhánh của vợ chồng Đức ở Nghệ An... Thế mới biết quả đất tròn chứ không méo(!).
Đức cho giết chú lợn mọi nuôi bằng cám nhà, nặng đến 30 kí. Đầu bếp Ngọc cùng 3 chị em chế biến bữa cơm "đặc Bắc Kỳ", có cả giả cầy, tiết canh, dồi, lòng...  Anh em uống hết 1 chai Remi 12-13 năm. Đang vui thì trời đổ cơn mưa rào. Tha hồ bốc phét trên trời dưới bể, chuyện ngày đi học, ngày gian khó...
Tận 3g hơn mới tan.

Quay đi quay lại đã...

... có hơn 400 nghìn lượt bạn đọc ghé thăm Báo liếp. (Xem thống kê ở cột phải). Quả là 1 tin vui.
Thay mặt những thành viên của Báo liếp xin chân thành cảm ơn các bác, các anh các chị và các bạn đã vào đọc và đóng góp nhiều bài vở cho Báo liếp! Vậy xin được tiếp nhận sự đóng góp nhiều hơn nữa, có gì chưa hay xin mời được góp ý, cái gì chưa phải xin cứ "cô nhắc" để sửa.
Báo liếp sẽ mãi là món ăn tinh thần không thể thiếu của các quý vị.

Đi tìm nhành hoa Thạch thảo 1 (ST: Đạt)

Những người có chút máu văn nghệ một lúc nào đó nổi hứng, thường buột miệng hát đôi câu vu vơ. Những câu hát nằm trong bộ nhớ có khi chỉ là một đoạn của bài hát. Khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi, khúc nào cũng được,tự nhiên bật ra như radio bắt được tần số dò đài,những bài hát cóp nhặt trên dòng đời một cách có ý hay vô tình nghe đâu đó thỉnh thoảng được hát nho nhỏ như thế..
            Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi

MỘT LOẠI UNG THƯ VÚ MỚI (ST: ĐB)

http://media.tinmoi.vn/2010/01/20/nguc-180110.jpg                         

      Thông tin rất quan trọng đối với phụ nữ.
Hãy chia sẻ cho tất cả mọi người. 
Vào tháng 11, người ta đã phát hiện ra một loại bệnh ung thư vú rất hiếm. Một phụ nữ có một cái nhọt trên ngực của mình, giống như những bà mẹ trẽ khác đang cho con bú...

Một danh tướng không quân hàm (Thanh Thảo)

Nguyễn Chánh (1914-1957).

Đó là danh tướng Nguyễn Chánh, người được đại tướng Võ Nguyên Giáp viết những dòng ai điếu thắm thiết khi ông đột ngột qua đời ở tuổi 43: "Cuộc đời một người mới 43 tuổi đã để lại sự nghiệp như vậy, có thể nói là một cuộc đời thật đẹp: cuộc đời của một người cộng sản kiên cường, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc, một vị tướng có đức, có tài, một con người mẫu mực".

Sinh ra trong một gia đình lao động bên bờ sông Trà Khúc, lại tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm, Nguyễn Chánh không có điều kiện học hành bài bản. Nhưng ông là một người bẩm sinh thông minh và có khả năng tự học hiếm thấy. Khi tham gia cách mạng, ông đã sớm trui rèn bản lĩnh, và từ một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, ông trở thành một "vị tướng không quân hàm" của Quân đội Nhân dân VN. Tài thao lược của Nguyễn Chánh trong những chiến dịch lớn ở chiến trường Khu Năm thời chống Pháp không chỉ được người Việt Nam yêu nước ca ngợi, mà còn được chính đối phương - một đại tá Pháp chỉ huy chiến trường Tây Nguyên - người đã trực tiếp đối đầu và đã thua tướng Nguyễn Chánh, bày tỏ sự khâm phục rất chân thành, rất quân tử.