Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Về một thiếu sinh quân Việt Bắc


CHUYỆN NGƯỜI THIẾU SINH QUÂN VÀ NHỮNG LẦN GẶP BÁC


            Tháng 3 năm nay, chúng tôi về thăm ông Vũ Thuần, cựu thiếu sinh quân Việt Bắc, nguyên phó vụ trưởng Vụ Á châu (Bộ Ngoại giao), đang sinh sống tại thành phố Vũng Tàu. Đã ngoài 70, tóc bạc trắng, do di chứng của một lần tai biến mà tay trái hơi bị liệt nhưng ông vẫn không quên kỉ niệm những lần gặp Bác.
Vũ Thuần, cậu bé đứng sát bên trái Bác.

            Năm 1947, khi mới 14 tuổi, Vũ Thuần đã được gia đình cho đi theo bộ đội làm công tác tuyên truyền văn hoá. Là học sinh lại nhanh nhẹn nên anh được gửi đi học Thiếu sinh quân ở Việt Bắc. Năm 1948, trường đóng quân ngay trong khu rừng già huyện Định Hoá, Thái Nguyên. Đang quen sống ở nhà, gần cha gần mẹ, được chiều chuộng, nhưng khi được sống trong “môi trường lính”, tất cả nhanh chóng hoà nhập vào quân phong, quân kỷ. Lớp học có nhiều lứa, đứa thì mới 14-15, có anh đã 17-18, nhưng ai cũng hăng hái học tập, rèn luyện. Học sinh được trang bị đồng phục mầu cứt ngựa, đầu đội mũ ca-lô. Sáng sớm, vừa nghe tiếng còi báo thức là vụt dậy chạy ra sân tập thể dục; đến giờ học văn hóa thì tay cắp sách vở, xếp hàng đi đều lên lớp. Lớp học được dựng bằng tranh tre, nứa lá, nấp ngay dưới tán cây rừng.

Dòng sông tuổi thơ

Mời vào blog LusonQuelam3A!

Tản mạn cuối tháng 4 (Tô Văn Trường) - ST

Các bạn thân mến,

Đất nước chậm phát triển chủ yếu là do thể chế và lỗi của các “công bộc” của dân, nhưng trong đó có cả vai trò trách nhiệm của trí thức trước thời cuộc. Kể ra cũng khó trách trí thức khi mà nhiệt huyết và lòng tin của kẻ sĩ đã ngày càng cạn kiệt!.
Một người bạn, bình luận về bài trả lời phỏng vấn đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế của Ts Nguyễn Đình Cung đại ý thích nhất vì nó đã chỉ ra được cái hay nhất, ghét nhất vì nó cam chịu cái nửa vời, múa gậy trong bị, gọt chân cho vừa giày!