Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Tôn Gia đã về tới HN

Tượng cụ Tôn Quang Phiệt ở Thanh Chương.
Ông bạn già - sau chuyến về quê Thanh Chương dự lễ khánh thành bức tượng của cụ Tôn Quang Phiệt tặng cho trường PTCS mang tên cụ - đã trở ra HN. BT5 có phỏng vấn trực tuyến.
- Chuyến đi của gia đình họ Tôn mà ông là người tham gia thế nào? - BT5.
- Đó là chuyến đi "xuyên 1/3 đất Việt", ông ạ. Có 2 điểm ghé Ninh Bình, Cửa Lò cho mấy tay nghiện môn "Gốp". Nhưng ấn tượng nhất là lễ khánh thành bức tượng của nhà sử học Tôn Quang Phiệt.
- Ai là tác giả bức tượng?
- Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng. Ông ta chỉ đồng ý thực hiện với điều kiện duy nhất: không thông qua bất cứ 1 hội đồng thẩm định nghệ thuật nào (từ xã tới trung ương), ngoại trừ gia đình. Và ông đã toại nguyện. Bức tượng bán thân làm từ khối đá cẩm thạch nặng 4 tấn, sau khi hoàn thành còn 2,5 tấn, đặt trên bệ đá. Theo tôi, tượng toát được cái thần của cụ. Dưới chân đế có ghi mấy câu thơ cụ từng viết.
- Còn buổi lễ khánh thành?
- Buổi lễ được tổ chức chu đáo, đầy đủ, giản dị như cuộc đời cụ. Mở đầu là phần văn nghệ chào mừng của thầy trò nhà trường. Chỉ có hơn 300 học sinh nhưng đây là trường chuyên của huyện và từng được giải thưởng thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Một thầy giáo dạy sử thay mặt nhà trường đọc bài viết về cuộc đời của cụ.
- Thầy dạy sử đọc về cuộc đời nhà sử học thì đúng quá rồi!
Đại gia đình trong lễ khánh thành. (Quý mải nhìn ai mà nghoẹo đầu?). 
- Ừ, trong bữa liên hoan, tôi phải uống 120 li rượu.
Quý ngày hôm nay.
- Bốc phét. Làm sao mà đếm được? - BT5 thắc mắc.
- Ấy, có 120 khách mà. Bọn đàn em nhà tôi khen, bác Quý quá giỏi, không bị "sưa". Đến chúc thầy giáo dạy sử, tôi có ghé tai: "Cụ Phiệt dạy chúng tôi thế này, là người làm sử thì đã viết ra phải chính xác 100%. Tất nhiên có những lúc, có những sự việc chưa được phép nói ra nhưng khi đã nói ra thì cũng chỉ được nói chính xác 100%". Cảm ơn thầy đã có bài viết hay cho ngày hôm nay.

Xấu hổ (Quang Việt)

         
Hôm rồi đọc được thông tin về một vụ đổ xe chở bia, dân chúng không những không xúm vào giúp người bị nạn mà còn thi nhau hôi của. Họ còn lấy cả những thùng bia chưa bị rơi ra khỏi xe, bất chấp lời van xin của người lái xe. Chạnh nghĩ đến cảnh dân Nhật sau thảm họa, dù đói khát vẫn nhường nhịn nhau từng miếng ăn mà thấy vô cùng xấu hổ. Vẫn biết trong xã hội còn rất nhiều người tốt, song sao cái xấu nhiều đến vậy? Trên các báo thấy rất nhiều và rất thường xuyên các tin, bài về cướp, giết, hiếp, đánh lộn, buôn lậu, trộm cắp... Xấu hổ và xót xa quá.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng,
Bởi trên đời, mọi thứ vốn khác nhau.
Ạm em ruột cũng mỗi người mỗi tính,
Cùng mẹ, cùng cha cũng có giống hệt đâu?

Dẫu biết vậy, chẳng thể không so sánh.
Đã biết tư duy, đâu có dễ vô tư.
Đẹp, xấu, dở, hay, chính, tà, hiền, ác…
Sống giữa cuộc đời, chẳng thể thờ ơ.

Đáng kính nể, những con người đói khát
Vừa trải qua trận đại họa kinh hoàng,
Vẫn kiên nhẫn xếp hàng trong trật tự,
Bụng đói cồn, tư thế vẫn hiên ngang.

Chẳng có chuyện giành nhau miếng bánh.
Vẫn nhịn nhường người già với trẻ con.
Các dân tộc đều nghiêng mình ngưỡng mộ,
Thật nhân văn, cả thế giới, đâu hơn?

Chuyện dân bạn, ngẫm mà thêm xấu hổ,
Giống Lạc Hồng, xưa nay kém gì đâu?
Sao bây giờ đổ đốn ra như vậy?
Cùng đồng bào sao không sót thương nhau?

Mấy chai bia có gì là to tát?
Sao phải tranh nhau  như lũ cướp ngày?
Không xúm vào giúp người thì chớ,
Lại hò nhau hôi của, tưởng hay?

Ôi thê thảm, lòng tự hào dân tộc,
Biết có còn ai nghĩ đến không đây?
Lòng tốt, thương người đi đâu hết cả?
Bởi vì đâu nên nông nỗi thế này?
8/12/2013


BỊ LƯỜNG GẠT MỔ LẤY MẤT HAI QUẢ THẬN (ST)

Đây là câu chuyện có thật  xảy ra ở bên Úc, không phải là một câu chuyện bịa đặt hoang tưởng.
    Một thương gia đến trọ tại một hotel. Buổi tối ngồi ở quầy rượu của khách sạn. Một người tới mời  uống rượu. Ông uống xong thì bất tỉnh, cho đến sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy ông ta thấy mình đang nằm trong một cái bồn tắm, ngâm mình trong đống nước đá cục. Ông nhìn thấy mấy chữ viết " muốn sống thì điện thoại gọi cấp cứu 000 ". Ông cầm điện thoại để ngay bên cạnh, gọi cấp cứu. Nhân viên cấp cứu hỏi ông có vấn đề gì ? Ông trả lời: Tôi không biết có vấn đề gì? Nhân viên nghe điện thoại hỏi tiếp: Ông đang ở đâu ? Ông trả lời: Tôi không biết tôi đang ở đâu ? Và không hiểu tại sao tôi đang nằm trong bồn tắm có ướp nước đá cục. Nhân viên cấp cứu liền hướng dẫn:

Những bóng hồng trong âm nhạc 2


Thúy đã đi rồi, nhiều bạn đọc đã quan tâm đến nữ ca sĩ tài sắc một thời Thanh Thúy và yêu cầu cho biết rõ hơn về nhân vật này. Xin cung cấp thêm nhiều chi tiết thú vị…Thanh Thúy tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại Huế trong một gia đình có 5 người con. Do bà mẹ mắc bệnh nan y nên gia đình Thanh Thúy phải rời đất Thần kinh đưa mẹ vào Sài Gòn chữa trị.

Gia đình họ thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng. Để mưu sinh và để kiếm thêm tiền phụ vào việc thuốc thang cho mẹ, Thanh Thúy đã đến với nghiệp ca hát khi mới 16 tuổi. Thân gái dặm trường nơi đất khách quê người, điều khiến cho Thanh Thúy “dám” tự tin xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu chính là giọng hát của mình vốn từng được nhiều lời khen ngợi.

Nghiên cứu 'Binh thư' Đại tướng (kỳ 5): 'Triệt lương' và 'vận lương'


 
(Thethaovanhoa.vn) - Rất khó thống kê đủ hàng loạt giả thiết được giới nghiên cứu đặt ra suốt hơn 50 năm, kể từ khi chiến dịch Điện Biên Phủ hạ màn. Trong đó, một câu hỏi lớn nhất vẫn luôn được lặp lại, dưới mọi hình thức khác nhau: Đâu là nguyên nhân chính khiến người Pháp rơi vào thảm bại này?
Ít người biết, ngay từ 1950, người Pháp đã nghĩ tới chuyện rút khỏi Hà Nội. Theo nhà nghiên cứu B. Currey (Mỹ), tướng Carpentier thậm chí đã trực tiếp đưa ra mệnh lệnh này, sau những tin đồn rộ lên về việc tướng Giáp hứa đưa quân vào Hà Nội ăn tết Tân Mão 1951. Giữa tháng 12/1950, tướng De Latrre thay thế Carpentier với nhiệm vụ phải giữ được Đông Dương. Tuy nhiên, khá nhiều công chức người Pháp lo sợ và đã đưa gia đình rời Hà Nội, vào Sài Gòn sinh sống.