Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Làm chính trị hay...??? (ST: Trần Đình)

Hê, Obama cụng bia với những người thất nghiệp! Nó làm chính trị khôn ngoan và bình dân thế?!!!

Hồ Chí Minh, một cuộc đời

Từ hôm nay, BT5 bắt đầu giới thiệu "Hồ Chí Minh, một cuộc đời".

Tác giả: William.J.Duiker
Dịch giả: Nguyễn Thành Nam

Lời tựa của tác giả
Tôi (W. Duiker) đã bị hấp dẫn bởi Hồ Chí Minh từ giữa những năm 1960, khi còn là một nhân viên đối ngoại trẻ tuổi làm việc tại toà đại sứ Mỹ. Tôi đã bị lúng túng khi phát hiện thấy những du kích Việt cộng trong rừng tỏ ra có kỷ luật và được động viên tốt hơn quân đội chính quy của chính quyền Sài gòn được chúng tôi ủng hộ. Tôi đã để tâm tìm hiểu và tìm ra lời giải thích qua vai trò chiến lược và động lực thúc đẩy của nhà cách mạng Việt nam lão thành Hồ Chí Minh

Sau khi ra khỏi chính phủ để tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học của mình, tôi đã nghĩ tới việc viết tiểu sử của con người kỳ lạ này, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng trong bối cảnh lịch sử thời đó, chưa thể có đầy đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin. Bởi thế cho đến tận gần đây, khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới trở nên cởi mở hơn đã thúc đẩy tôi bắt đầu sự nghiệp khó khăn này.


Hôm nay, sau hơn 2 thập kỷ trăn trở, tôi muốn cám ơn các con gái tôi Laura và Claire đã không phàn nàn kêu ca, lắng nghe cha chúng thuyết giảng hàng giờ về Việt nam. Tôi vô cùng biết ơn vợ tôi Yvone, người đầu tiên đọc bản thảo, người đã kiên nhẫn chấp nhận Hồ Chí Minh như một thành viên của gia đình chúng tôi.


Các thầy giáo bộ môn Vô tuyến (KQ)

Hàng đứng, trái qua: các anh Ngọc Lân, Trần Thắng (5), Lê Tân Phương (6).
Hàng ngồi: anh Trần Bá Báu (áo trắng).
Anh Trần Thắng, hàng xóm nhà tôi ngoài HN, có gửi bộ ảnh với hơn chục tấm, ghi lại kỉ niệm những tháng năm chuyển từ Đại học Bác khoa sang Đại học KTQS (1969) rồi đi chiến trường B2.  Có những bức ảnh dọc Trường Sơn, có những năm tháng ở mặt trận, có cả những sản phẩm máy thu phát tự chế của các kĩ sư trẻ tại chiến trường...
BT5 đã bổ sung vào phần sau của bài "Nhớ những ngày ấy...". Mời bạn đọc cùng xem. Thật là bộ ảnh quý!
Trong đó thấy ảnh chụp lớp chuyển tiếp 2 tại Vĩnh Yên 1969, trong đó có các thầy giáo của tôi. Xin trân trọng giới thiệu.

RUỒI CŨNG THẤT TÌNH (Huỳnh Úc)

Không hiểu kiếp trước tôi khéo tu thế nào mà vừa rồi được Viện Hàn Lâm mời đến dự buổi thuyết trình của giáo sư Petrovski. Tôi lật qua lật lại tấm giấy mời để kiểm tra thật kỹ xem người ta có nhầm không? Thì vẫn không! Cả họ tên, địa chỉ đều là của tôi cả. Taxi thả tôi xuống trước tòa nhà nơi diễn ra buổi thuyết trình. Cầm tấm giấy mời bước qua cửa kiểm tra an ninh, sau khi nhận lại chiếc điện thoại và chùm chìa khóa từ cái rổ nhỏ tôi đi qua một cầu thang bằng đá hình chữ T dẫn lên tầng hai là nơi dành cho khách mời. Phòng họp chính ở phía dưới là chỗ của các viện sĩ và khách mời danh dự. Hệ thống đèn chùm nhỏ treo trên tường và đèn chùm chính treo phía trên cao được mạ vàng tỏa ánh sáng dìu dịu soi rõ các hàng ghế ngồi. Ở đó là các viện sĩ cả nam lẫn nữ, tôi ước tính có thể lên đến con số hơn ba trăm người.

Nhặt nhạnh: Người quá tốt

1. Bạn tôi vào chơi. Anh rủ cậu bạn cũ đi uống cà phê. Cậu bạn cũng nghỉ hưu đã mấy năm nay. Ngồi đến 6g30 chiều, cậu bạn xin lỗi: "Tao phải về...".
- Còn sớm mà? Ê, hôm nay lại là chủ nhật?
- Nhưng tao phải về sinh hoạt...
- Sinh hoạt gì, cha?
- Sinh hoạt chi bộ phường.
Cha mẹ ơi, nghỉ hưu rồi mà vẫn còn nghiêm túc quá? (Ấy là chưa kể anh ta còn tự hào khoe, thằng con đi bộ đội có 6 tháng mà đã được vào diện cảm tình...).