Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Hậu chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ (ST: KC)

Câu chuyện tình đẫm lệ này đã được kể lại từ rất lâu, nó gợi cho ta không ít suy tư và những bài học. 
Theo truyền thuyết, vào đêm ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch, chàng chăn bò Ngưu Lang và nàng Chức Nữ sẽ đi qua dải Ngân Hà thông qua một cây cầu tạo bởi đàn quạ để tới buổi gặp gỡ chỉ có một lần trong năm. Câu chuyện tình đẫm lệ này đã được kể lại từ rất lâu nhưng nội dung của nó đã gợi cho ta không ít những thắc mắc, suy tư và cả những bài học:

Thăm Hoàng cung ở BKK (KQ)

Lối vào Hoàng cung, 8g sáng.


Hoàng cung (Grand Palace) không xa chùa Wat Pho và trụ sở Bộ Quốc phòng Thailand. 
Từ 8g sáng đã thấy khách đến thăm đông nghìn nghịt, đủ mọi sắc màu, đủ mọi ngôn ngữ nhưng đông nhất vẫn là dân TQ. Đâu đâu cũng thấy hướng dẫn viên Tàu đang oang oang.

Bên chú lính gác cổng.







Hai mẹ con.









Vua Hàm Nghi (ST: KC)

Vua Hàm Nghi (1871-1943).
Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi ở quê nhà và vẫn dạy con nhớ về quê hương bản xứ. Ông đã từng nói với các con mình: “Các con chưa thể là một người Việt tốt, thì hãy là một người Pháp tốt”. 

Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (sinh năm 1872). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Thanh Nhàn. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc và vua Đồng Khánh. Gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai có lẽ là một trong những gia đình vương gia đặc biệt nhất trong lịch sử khi có tới 3 người con đã từng lên ngôi vua. Chỉ có điều lên ngôi giữa thời loạn lạc, nên vì l ý do này, lý do khác mà thời gian tại vị của cả ba vị vua này đều tương đối ngắn ngủi. Hiện nay, tại Kiên Thái Vương phủ nằm trên đường Phan Đình Phùng (Thành phố Huế), những hậu duệ trong gia đình Kiên Thái Vương vẫn thờ Vua Hàm Nghi và một số vị vua khác của triều Nguyễn.