Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Tinh thần quyết chiến quyết thắng của đoàn Olympic Việt Nam (CB)


Hôm nay tình cờ gặp lại một người bà con, Nguyễn Văn Ngọc, hiện là huấn luyện viên của đội cử tạ của đoàn Olympic VN tại London.
GĐ Chính và Pv Quang Thắng đi nhởi London.

CB cùng HLV Ngọc chụp cạnh 2 cảnh sát Anh.

Bên bờ sông Thame.

HLV Ngọc bên cầu Tower Bridge.
Mặc dù mới tham gia thế vận hội Olympic thế giới khoảng 20 năm nay, lần đầu tiên nếu ai còn nhớ thì chúng ta chạy vượt rào 100m nữ đã bị thất bại thảm hại, thế nhưng “thất bại là mẹ thành công”, “thua keo này ta bầy keo khác”. Tinh thần quyết chiến quyết thắng của đoàn VN trong đại hội Olympic năm nay rất cao, chúng ta nhất quyết giành huy chương trong thế vận hội Olympic năm nay tại London.
Ngày khai mạc đại hội Olympic là thứ sáu 27/7/12.

Họp mặt kỉ niệm 33 năm nhập ngũ của k14 Học viện


Vào tiệc.
Các em k14 nhập ngũ ngày 23/7/1979, đúng cái năm "tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới...". Sau khi thi tuyển thì phân Quân sự, Quân y hay các trường sĩ quan.







Viếng bạn Huỳnh Kim Trung và đến Bến Tre

Thắp hương cho bạn và các đồng đội.
Từ đường cao tốc, vào đến Tp Mỹ Tho, cháu Hương phải quay điện thoại hỏi 1080 tìm NTLS nơi Huỳnh Kim Trung nằm. Hóa ra NTLS tỉnh ở đường đi Cần Thơ, chỉ cách Ngã 3 Trung Lương hơn 1km. Vậy là phải quay đầu lại.
Anh em dừng xe vào NTLS. Nhất Trung chạy đi mua hương. Tìm trên danh sách LS không thấy bạn mình, anh em lên trung tâm NTLS tìm bạn. Chia đôi ngả. Kiến Quốc tìm thấy mộ Trung nằm ở cánh phải, gần mộ chị Lê Thị Hồng Gấm và anh Trừ Văn Thố vội huýt gió gọi anh em lại.
Mấy bó hương thắp hết cho các LS. Cô Mười Thập (má nuôi của 2 anh em Phạm Lê Trực k5 ngày má Trực xung phong đi B và hy sinh) cũng nằm đây cùng bao nhiêu AHLS. Cắm  hết bó hương mới quay lại mộ bạn mình. Thay mặt anh em Trỗi, chúng tôi cầu mong bạn phù hộ cho gia đình và bạn bè.

Tin vắn: Hoạt động nhân 27/7

1. Tin từ Hạ Thanh Xuyên:
Giỗ đầu chị Huyền, Mẫn bận vì còn làm việc; chỉ có Xuyên và Việt Hoa đi được. Nhanh quá, quay đi quay lại đã 1 năm. Vì không có chỗ đỗ xe nên chồng Hoa phải ôm vô lăng, chạy vòng vòng. Báo cáo hết!

2. Tin từ Ngô Thế Vinh: Thăm Mỹ Yên và thắp hương cho LS Đỗ Khắc Tiến k6:
Sáng 26/7/2012, Ngô Thế Vinh, Tạ Minh, Hoàng Việt, Phúc "ngố", Thắng "híp" và anh Quang  Việt k2 lên Mỹ Yên, ra NTLS thắp hương cho Đỗ Khắc Tiến (bạn vừa về quê đầu năm nay). Sau đó thăm thầy Đại Thành và dự gặp mặt của bạn TN với bà con xã Mỹ Yên.

3. Tin từ Nhất Trung:
Chiều nay, Nhất Trung, Tấn Mỹ, Kiến Quốc cùng cô nhà báo trẻ xinh đẹp Tô Lan Hương sẽ xuống Mỹ Tho viếng bạn Huỳnh Kim Trung. Năm nay tròn 40 năm bạn mất.
Sáng mai anh em sẽ dự lễ truy tặng danh hiệu AHLLVT cho chú Ba Bổn, thân phụ của Nguyễn Công Trường, người thiết kế bến-bến bãi cho các "chuyến tầu không số" trên đường HCM trên biển từ Bà Rịa đến Cà Mau, người dũng cảm cho nổ con tầu, hy sinh cùng 9 chiến sĩ, để bảo vệ bí mật của toàn tuyến.

Cái duyên ! (KQ)

Cô Nhâm dạy toán lớp chúng ta và phụ trách C11. Vì có có nhiều học sinh gái mà anh em ta còn gọi cô là "u Nhâm". Cô người nhỏ bé, hiền lành. Lên lớp cô không chỉ dạy bằng tri thức trong đầu mà cô còn dạy bằng tình cảm của 1 người mẹ, người cô (nhất là khi đó chúng ta quá "quậy"). Ngày đó cũng chỉ biết cô là vợ LS. (Mà lạ là 3 cô giáo C11 thì cô Hồng - vợ bác Trần Đăng Ninh đã mất và cô Nhâm, cô Thục đều là vợ LS).
Sau ngày trường giải thể, cô về dạy ở trường Hoàn Kiếm HN và là chủ nhiệm của em gái mình, Trần Hạnh Phúc. Mấy đứa lớp Phúc sau này gặp mình cứ khen, bà Nhâm hiền và dạy rất giỏi. Cô cũng biết Phúc là em mình.

Tin vui: Cháu Việt, con út Trần Minh Sơn, đã nhập học (KQ)

Vợ chồng Trần Minh Sơn có 2 con trai, Vũ lớn đã xây dựng gia đình và có 1 con; cu Việt nhỏ (mới 17) ở nhà. Mẹ mất sớm nên Việt thiệt thòi nhiều. Điều bố lo lắng nhất khi lâm bệnh là lỡ bố có đi thì Việt sẽ sống bằng cách nào vì không nghề không ngỗng.
Việc này được các chú bác trường Trỗi nắm bắt và muốn định hướng Việt vào học 1 trường nghề. Sau khi tìm hiểu thì thấy trường Hoa Sữa hợp hơn cả, ngay HN, dạy nhiều nghề dịch vụ. Tâm sự thấy Việt muốn học nghề làm bánh. Vậy là ý tưởng chuẩn bị cho Việt được học hành, thậm chí cả nơi làm việc sau khi ra trường của hình thành. Bác Đỗ Quang Việt k2 rất nhiệt tình.

Văn hóa... quan gian (ST: Hoàng Long)

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ.
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Xa nàng nhớ cái bạt tai.

Giỡn chơi chút xíu bị hai cái liền.

Cô kia má đỏ hồng hồng.

Dừng chân anh hỏi có chồng hay chưa.
Có chồng năm ngoái năm xưa.

Chẳng may chồng bỏ nên chưa có chồng.

Cô kia chải tóc đuôi gà.

Dừng chân anh hỏi một và vài câu.
Tóc em là tóc trên đầu.

Hay là em mượn ở đâu gắn vào.

Kết thúc loạt thơ quan gian. Xin sưu tầm tiếp hầu các bác! (Hoàng Long)


THĂM PHÚ QUỐC – ĐẢO NGỌC (Thế Thịnh)

Bài 2. THĂM DI TÍCH LỊCH SỬ
“TRẠI GIAM TÙ BINH CỘNG SẢN VIỆT NAM / PHÚ QUỐC”
Trong chuyến thăm Phú Quốc, gia đình tôi có chương trình viếng thăm “Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc”; di tích được xếp hạng cấp Quốc gia  năm 1993, đến 25/6/2012 đổi tên thành “Di tích lịch sử Trại giam tù cộng sản Việt Nam/ Phú Quốc”.
Hôm ấy, người vào thăm quan di tích rất đông, mặc cho trước đó trời mưa to. Đây cũng là nét đẹp của người đi du lịch Phú Quốc.

          Thời Pháp, trại giam gọi là “Trại giam Cây Dừa” vì nó nằm trên đất xóm Dừa thuộc xã An Thới – phía Đông Nam của đảo. Đến thời Mỹ Nguỵ trại giam được mở rộng trên 400 ha có 14 khu, san sát nhà giam mái tôn, bao quanh là hàng rào kẽm gai 10-15 lớp ken cứng bịt bùng; Bên cạnh bộ máy cai ngục, có 4 tiểu đoàn quân cảnh trang bị đầy đủ vũ khí, phương tiện cơ động canh giữ tuần tiễu ngày đêm; Ngoài biển thường xuyên có 1 hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài để chống tù binh nổi dậy và chống lực lượng từ ngoài tấn công giải thoát tù binh.