Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bạn có kỉ niệm gì nhân 30/4 năm nay? (KQ)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tin vui về mộ phần 2 bạn Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh
- Du lịch: Malta, quốc gia nhỏ nhất thế giới (Cao Bắc)
Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010
Hungary bán đấu giá tranh thời Cộng sản
Trên BBC giới thiệu số tranh phải bán đề giúp đỡ nạn nhân hiểm hoạ bùn đỏ ở Hungary. Khi xem ta nao lòng nhớ lại nhiều kỉ niệm với nuớc Nga Xô viết!
Tin: Video clip "Ô nhiễm Môi truờng"
Một nhóm học sinh lớp 7/4, truờng THCS Lê Văn Tám, Bình Thạnh tự tổ chức đi khảo sát, quay, viết lời bình và nhờ tư vấn kĩ thuật làm phim trên máy tính của thầy Anh Minh k3.
Tác phẩm đầu tay Phóng sự "Ô nhiễm Môi truờng" đã ra đời. Tay nghề còn non, nhiều đoạn "đi tìm chó", nhưng đây là 1 cố gắng. Xin cảm ơn bác Anh Minh!!!
BBT cố gắng post lên cho các bác thử xem.
Tác phẩm đầu tay Phóng sự "Ô nhiễm Môi truờng" đã ra đời. Tay nghề còn non, nhiều đoạn "đi tìm chó", nhưng đây là 1 cố gắng. Xin cảm ơn bác Anh Minh!!!
BBT cố gắng post lên cho các bác thử xem.
Vẻ đẹp khi phái yếu che gò bồng đảo (Bee)
Mời chiêm ngưỡng!!!
IT và Mouse (bee)
Dùng máy tính sẽ ra sao khi không có chuột??? Hãy xem các loại CHUỘT!!!
Loạt bài từ BRD: BÀ WAGNER (Nh.Tinhvi)
BÀ WAGNER (1)
Bà Wagner ở cạnh cửa hàng nhà tôi. Bà bảo, kể cả chính thức và không chính thức bà đã làm ở nhà trẻ 50 năm . Trong 50 năm ấy bà chỉ nghỉ phép thôi còn thì chưa bao giờ nghỉ ốm vì "nghỉ ốm thì ai cho bọn trẻ ăn?".
Tôi về đây được ít lâu thì chồng bà chết . Thành ra khoảng hơn chục năm nay bà sống có một mình . Con cháu bà sinh sống ở Tây Đức còn bà từ nhỏ đến lớn sống ở Leipzig nên cuối đời chả muốn đi đâu nữa.
Bà Wagner già lắm rồi nhưng khi ra đường bà ăn mặc rất đẹp và sạch sẽ . Tôi để ý trong một ngày nếu phải ra đường hai lần thì hai lần ấy bà cũng không bao giờ ăn mặc giống nhau . Vì là sống một mình nên hàng ngày khi vào cửa hàng tôi bao giờ bà cũng nấn ná nói vài câu chuyện . Tính bà rất vui vẻ , lạc quan mặc dù bà bị huyết áp cao đã lâu . Hàng ngày vào khoảng tám giờ tối con gái bà (năm nay khoang 60 tuổi ) lại gọi điện hỏi bà đã đo huyết áp chưa và nhắc bà uống thuốc.
Mấy năm trở lại đây bà Wagner đi lại rất khó khăn nên khi nào bà mua hàng nhiều thì tôi lại xách hàng cho bà về nhà . Một lần như thế bà khoe với tôi một quyển sổ dày trong đó bà ghi tất cả những chuyện về trẻ con mà bà đã chứng kiến ở trong đời . Tôi hỏi bà viết để làm gì ? Bà bảo chỉ viết cho chính mình thôi ! Cả đời chả viết lách gì , suốt ngày chỉ sống và nghĩ về trẻ con . Nay về hưu không được nhìn thấy chúng nó nữa cho nên nhớ chúng nó như thế nào thì viết như thế. Liếc qua quyển sổ tôi thấy bà viết rất nắn nót và đẹp . Có câu chuyện chỉ dài hai ba dòng . Cách đây ít lâu bà bảo với tôi bà đã viết xong , Bà kể cho tôi nghe hai câu chuyện .
Chuyện thứ nhất
Có một lần bà đang đi dạo phố thì có một cơn gió rất to . Có một người đàn bà đi phía trước bị gió thổi bay chiếc mũ sang bên kia đường . Xe cộ dưới đường thì nhiều lại không đúng chỗ dành cho người đi bộ sang đường thành ra bà này rất lúng túng . Đúng lúc đó thì có một chiếc Jaquar dừng lại , một người đàn ông nhảy ra khỏi xe và chạy nhặt chiếc mũ . Sau đó ông này nhanh nhẹn sang bên đường và lịch sự trao lại cho người đàn bà chiếc mũ. Vừa lúc đó bà Wagner bước tới và nói với người đàn ông :
- Ông đã làm một việc rất đẹp !
Người đàn ông quay lại nhìn bà Wagner, sững sờ một lúc, rồi thốt lên :
- Cô Wagner ! Cô không nhận ra em sao ? Em đã ở nhà trẻ của cô mà . - Ông ta cười rất rạng rỡ và nói thêm - Từ nhỏ cô đã dạy chúng em phải làm như thế !
Chuyện thứ hai
Có một lần bà đang ngồi trên ghế đá công viên môt mình, thì có một cậu bé khoảng 4-5 tuổi giật khỏi tay mẹ chạy đến hỏi bà Wagner :
- Bà ơi, bà có gặp bà cháu không?
Bà Wagner ngớ người ra chẳng hiểu gì thì cậu bé lại hỏi tiếp "Có phải bà vừa ở trên trời xuống không?". Vừa lúc ấy thì người mẹ trẻ bước đến. Đợi cho cậu bé chạy đi thì chị nói với bà Wagner rằng, bà cậu bé vừa mất . Cháu cứ hỏi bà đi đâu lâu thế nên chị nói với con rằng "bà đã bay lên trời rồi và tất cả những người già đều sẽ bay lên trời" .
...
(Còn tiếp)
Bà Wagner ở cạnh cửa hàng nhà tôi. Bà bảo, kể cả chính thức và không chính thức bà đã làm ở nhà trẻ 50 năm . Trong 50 năm ấy bà chỉ nghỉ phép thôi còn thì chưa bao giờ nghỉ ốm vì "nghỉ ốm thì ai cho bọn trẻ ăn?".
Tôi về đây được ít lâu thì chồng bà chết . Thành ra khoảng hơn chục năm nay bà sống có một mình . Con cháu bà sinh sống ở Tây Đức còn bà từ nhỏ đến lớn sống ở Leipzig nên cuối đời chả muốn đi đâu nữa.
Bà Wagner già lắm rồi nhưng khi ra đường bà ăn mặc rất đẹp và sạch sẽ . Tôi để ý trong một ngày nếu phải ra đường hai lần thì hai lần ấy bà cũng không bao giờ ăn mặc giống nhau . Vì là sống một mình nên hàng ngày khi vào cửa hàng tôi bao giờ bà cũng nấn ná nói vài câu chuyện . Tính bà rất vui vẻ , lạc quan mặc dù bà bị huyết áp cao đã lâu . Hàng ngày vào khoảng tám giờ tối con gái bà (năm nay khoang 60 tuổi ) lại gọi điện hỏi bà đã đo huyết áp chưa và nhắc bà uống thuốc.
Mấy năm trở lại đây bà Wagner đi lại rất khó khăn nên khi nào bà mua hàng nhiều thì tôi lại xách hàng cho bà về nhà . Một lần như thế bà khoe với tôi một quyển sổ dày trong đó bà ghi tất cả những chuyện về trẻ con mà bà đã chứng kiến ở trong đời . Tôi hỏi bà viết để làm gì ? Bà bảo chỉ viết cho chính mình thôi ! Cả đời chả viết lách gì , suốt ngày chỉ sống và nghĩ về trẻ con . Nay về hưu không được nhìn thấy chúng nó nữa cho nên nhớ chúng nó như thế nào thì viết như thế. Liếc qua quyển sổ tôi thấy bà viết rất nắn nót và đẹp . Có câu chuyện chỉ dài hai ba dòng . Cách đây ít lâu bà bảo với tôi bà đã viết xong , Bà kể cho tôi nghe hai câu chuyện .
Chuyện thứ nhất
Có một lần bà đang đi dạo phố thì có một cơn gió rất to . Có một người đàn bà đi phía trước bị gió thổi bay chiếc mũ sang bên kia đường . Xe cộ dưới đường thì nhiều lại không đúng chỗ dành cho người đi bộ sang đường thành ra bà này rất lúng túng . Đúng lúc đó thì có một chiếc Jaquar dừng lại , một người đàn ông nhảy ra khỏi xe và chạy nhặt chiếc mũ . Sau đó ông này nhanh nhẹn sang bên đường và lịch sự trao lại cho người đàn bà chiếc mũ. Vừa lúc đó bà Wagner bước tới và nói với người đàn ông :
- Ông đã làm một việc rất đẹp !
Người đàn ông quay lại nhìn bà Wagner, sững sờ một lúc, rồi thốt lên :
- Cô Wagner ! Cô không nhận ra em sao ? Em đã ở nhà trẻ của cô mà . - Ông ta cười rất rạng rỡ và nói thêm - Từ nhỏ cô đã dạy chúng em phải làm như thế !
Chuyện thứ hai
Có một lần bà đang ngồi trên ghế đá công viên môt mình, thì có một cậu bé khoảng 4-5 tuổi giật khỏi tay mẹ chạy đến hỏi bà Wagner :
- Bà ơi, bà có gặp bà cháu không?
Bà Wagner ngớ người ra chẳng hiểu gì thì cậu bé lại hỏi tiếp "Có phải bà vừa ở trên trời xuống không?". Vừa lúc ấy thì người mẹ trẻ bước đến. Đợi cho cậu bé chạy đi thì chị nói với bà Wagner rằng, bà cậu bé vừa mất . Cháu cứ hỏi bà đi đâu lâu thế nên chị nói với con rằng "bà đã bay lên trời rồi và tất cả những người già đều sẽ bay lên trời" .
...
(Còn tiếp)
Loạt bài kí sự nhân vật của Kiều Mai Sơn
Đuợc Nh.Tinhvi có lời khen ngợi, xin trình những gì cháu 8X đã đọc, viết trên Bee về Cố Luật sư Nguyễn Mạnh Tuờng!
Anh chị em Leipzig tập nhảy đầm để chuẩn bị đón năm mới (Quang xèng BRD)
Ngày xưa bị phê bình "Đi nhảy là mất vệ sinh/ Là phản Tổ quốc là kinh ông bà". Còn nay thì KHÔNG!!! Hãy xem anh chị em ta ở bển đã chơi như thế nào!!!
Cháu Hoàng Việt (con trai Hoàng Quang) phụ trách pha cocktail cho khách nhảy |
Ông Chủ tịch "Hội HN tôi yêu"đang ôm ghì em nào??? (NO wife?) |
Cả chị em Tây cũng vui cùng. |
Giật ghê!!! |
Máy bay địch đã bay xa... |
Trận cầu nghẹt thở
Tối qua hàng triệu khán giả cả nuớc đuợc xem 1 trận cầu tuyệt vời của Đội tuyển VN truớc Singapore (1 đội chơi rất khó chịu và dạo này "trang bị" toàn Tây, thằng nào thằng nấy to cao, kĩ thuật, thể lực cực tốt!).
Cả hiệp 1, sốt ruột chờ đợi. Cả sân Mỹ Đình như 1 chảo lửa. Sau 1 cú phản công từ sân nhà xuất phát từ Trọng Hoàng, Vũ Phong nhận tiếp đuờng chuyền chọc khe của Thành Luơng đã kết thúc bằng cú chọc qua háng thủ môn, mở tỷ số 1-0 cho VN.
Hiệp 2 căng hơn, suốt 90', Sing ép toàn bộ lên tấn công. Bị ép, Trọng Hoàng chơi thô bạo, lĩnh thẻ vàng thứ 2, ra sân. Còn 10 người chống chọi, rồi quân ta liên tục bị chấn thuơng. Đến phút 90 lại bù giờ thêm 6'. Tưởng chừng... Nhưng VN vẫn kiên cuờng và suýt ghi thêm trái nữa vào phút cuối.
Thủ môn Tấn Truờng của VN chơi quá xuất sắc. Cuối cùng, VN đã chiến thắng! Suớng!
Bình luận viên ngoài ngợi khen đã thẳng thắn phê bình về tính tổ chức kỉ luật: truờng hợp Trọng Hoàng nhận 2 thẻ vàng vì phạm lỗi và cú suýt làm bàn thứ 2 (nếu không cá nhân, tạt sang thì...).
Anh em ở Đức có xem trận này?
Mời xem bài viết trên Dân Trí!!!
Cả hiệp 1, sốt ruột chờ đợi. Cả sân Mỹ Đình như 1 chảo lửa. Sau 1 cú phản công từ sân nhà xuất phát từ Trọng Hoàng, Vũ Phong nhận tiếp đuờng chuyền chọc khe của Thành Luơng đã kết thúc bằng cú chọc qua háng thủ môn, mở tỷ số 1-0 cho VN.
Hiệp 2 căng hơn, suốt 90', Sing ép toàn bộ lên tấn công. Bị ép, Trọng Hoàng chơi thô bạo, lĩnh thẻ vàng thứ 2, ra sân. Còn 10 người chống chọi, rồi quân ta liên tục bị chấn thuơng. Đến phút 90 lại bù giờ thêm 6'. Tưởng chừng... Nhưng VN vẫn kiên cuờng và suýt ghi thêm trái nữa vào phút cuối.
Thủ môn Tấn Truờng của VN chơi quá xuất sắc. Cuối cùng, VN đã chiến thắng! Suớng!
Bình luận viên ngoài ngợi khen đã thẳng thắn phê bình về tính tổ chức kỉ luật: truờng hợp Trọng Hoàng nhận 2 thẻ vàng vì phạm lỗi và cú suýt làm bàn thứ 2 (nếu không cá nhân, tạt sang thì...).
Anh em ở Đức có xem trận này?
Mời xem bài viết trên Dân Trí!!!
Ghi chép: Võ Đại tướng với đồng đội cũ
Năm truớc gặp anh Chu Thành, biết gia đình có ý định tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh Thượng tuớng Chu Văn Tấn.
Cụ Chu Văn Tấn, người dân tộc Tày ở Võ Nhai, Thái Nguyên, người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt từ năm 1940, cụ đã cùng Phùng Chí Kiên, Luơng Hữu Chi lãnh đạo Khởi nghĩa Bắc Sơn. Khi giặc Pháp dìm Bắc Sơn trong bể máu, ông Tấn vẫn duy trì đội du kích Bắc Sơn, làm cho địch thất điên bát đảo; thậm chí phải gọi ông là "con hùm xám Bắc Sơn". Cho đến ngày Du kích Bắc Sơn sáp nhập với VNTTGPQ. Cụ là 1 trong 11 tuớng lĩnh đầu tiên (1948), là 1 trong 2 thuợng tuớng đầu tiên (1959) của QĐNDVN. Với đồng bào các dân tộc thì cụ là “vua”, là 1 vị anh hùng.
Các chú CCB ở BLL Chiến sĩ Việt Bắc, BLL Giải phóng quân Việt Nam và Hội KH Lịch sử Việt Nam sẽ cùng tham gia. Đây là 1 thuận lợi. Gặp nhau, tôi bàn với anh Thành nên mời bác Giáp có bài viết về ông Tấn. Vì bác là người cuối cùng của thế hệ thứ nhất còn sống, là người quá hiểu về cụ Tấn, nhất là khi còn có những ý kiến chưa xác đáng về cụ.
Thông lệ, gia đình soạn thảo truớc nội dung, rồi gửi văn phòng. Thư kí sẽ đọc, sửa và báo cáo Đại tuớng. Khi cụ thông qua nội dung sẽ mời cụ kí. Ở văn phòng có anh Trịnh Nguyên Huân vừa là thầy, lại là đàn anh. Thứ nữa, chú Huyên cũng là chỗ thân thiết. Nhưng lo nhất là sức khỏe của bác có cho phép làm việc này.
Sáng hôm đó theo hẹn, tôi cùng anh Chu Thành và cháu Vân Anh Hồng Bì (con gái anh) đến 30 Hoàng Diệu đuợc đại tá Nguyễn Huyên tiếp.
Khi nêu ý tưởng của gia đình, chú Huyên lắc đầu: “Khó rồi Thành ạ. Sức khỏe anh Văn dạo này yếu lắm, từ mấy tháng nay anh nằm viện và không kí văn bản nào hết…”. Lúc bấy giờ đã là tháng 3. Cụ vào viện từ cuối năm 2009. Chú Huyên nghĩ 1 lúc rồi nói:
- Anh Văn rất trách nhiệm với các đồng chí cũ. Với anh Chu Văn Tấn, anh Văn có 1 tình cảm thân thiết vì cùng làm việc với nhau hơn nửa thế kỉ nay. Cả những hàm oan của anh Tấn, anh Văn đều biết. Có thuận lợi là cho đến giờ trí nhớ, tư duy của anh Văn vẫn còn tốt. Chắc chắn anh Văn sẽ gửi lẵng hoa chúc mừng.
Mấy chú cháu trao đổi và dự kiến lẵng hoa có dòng chữ “Tưởng nhớ Thuợng tuớng Chu Văn Tấn – Đại tuớng Võ Nguyên Giáp”. Chú Huyên hỏi:
- Ở nhà còn lưu những bài viết của anh Văn về anh Tấn không?
- Dạ, còn. - Hồng Bì nói – Cháu còn giữ bài phát biểu của ông Văn nhân họp mặt kỉ niệm Khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1992.
- Tôi nhớ rồi, - chú Huyên nói – trong bài đó, anh Văn gọi anh Tấn bằng cái tên mà chỉ ai trong cuộc mới biết. Thật khéo léo. (Đúng là lúc đó “họ” cũng chưa “thuận” lắm! - NV). Vậy, đầu giờ chiều nay cháu mang bài đó lại. Khoảng 2g, ông vào viện báo cáo anh Văn. Thế gia đình có giữ ảnh nào của anh Văn chụp với anh Tấn?
- Có ạ, khá nhiều, nhất là ảnh bác Văn tháp tùng Bác Hồ lên Thái Nguyên đầu những năm 1960. – anh Thành nói.
- Vậy mang cả mấy tấm ảnh nhé!
…
Công việc chuẩn bị đúng theo dự kiến. Ngay đầu giờ chiều hôm ấy, Hồng Bì mang đến cho ông Huyên đủ tư liệu.
Ít ngày sau gặp lại, chú Huyên kể: “Lần nào vào, mình cũng mang theo mấy tờ lịch treo tuờng, dùng mặt trắng làm bảng viết. Nội dung cũng chuẩn bị truớc. Mình viết chữ lớn “Tháng 5 này, gia đình cùng Hội Sử học, BLL Chiến sĩ Việt Bắc và BLL Giải phóng quân VN tổ chức kỉ niệm 100 năm anh Chu Văn Tấn”. Anh đọc rồi gật gật.
Khi đưa mấy tấm ảnh, mình hỏi: “Anh có nhớ ai đây không?”. Anh Văn gật đầu “nhớ, nhớ”, mồm lắp bắp “anh Tấn, anh Tấn”.
Rồi mình lại viết “Anh sẽ gửi lẵng hoa đến chúc mừng”. Anh Văn đọc xong, gật đầu. Vậy đó…”.
…
Việc tổ chức kỉ niệm như đã có tin, bài trên Bantroik5sg.
Những ngày cuối năm, xin ghi lại vài kỉ niệm của Đại tuớng Võ Nguyên Giáp với gia đình đồng chí cũ.
Xin chúc cho Đại tướng duy trì đuợc sức khỏe như những ngày qua!
TPHCM, tháng 12/2010
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)