Vừa lướt chuyên san mới của Bantroik6. Cảm giác: xúc động. Nhất là khi nhìn thấy ảnh chụp cống thủy lợi 4 cửa nơi chiều chiều, bọn nhóc chúng ta (12-13-14-15 tuổi) ra bơi lội, tắm táp, nghịch ngợm thỏa chí tang bồng sau 1 ngày "sống trong khuôn khổ nhà binh"... Chuyện cách đây đã 46 năm, hè 1965.
Bùi Minh Tâm (chắc cư dân Phố Thắng?) ghi lại 1 vài hình ảnh Phố Thắng mới cùng những bình luận. Hay!
Năm 1978, đưa các em học viên thông tin k8 ĐHQS (có cả lính Trỗi k6, k8) về thực tập tại Trường Sĩ quan Thông tin. Doanh trại đóng phía bên Thắng, gần Phố Hoa. Ngày nghỉ chỉ mong về HN nên không tìm về Trại Hòe, Trại Cờ. Nghe nói Trại Cờ giờ là doanh trại trường lái xe của PK-KQ, còn Trại Hòe là làng xóm.
Lần này ra HN sẽ mò lên thăm lại Phố Thắng, Trại Hòe, Trại Cờ. Nhớ quá!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bạn có kỉ niệm gì nhân 30/4 năm nay? (KQ)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tin vui về mộ phần 2 bạn Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh
- Du lịch: Malta, quốc gia nhỏ nhất thế giới (Cao Bắc)
Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011
Tiêu chuẩn chính trị gia
Cụ Hồ dạy, cán bộ phải là "đầy tớ" của dân. Ý là cán bộ phải sống, làm việc vì dân, phải khổ cùng dân và phải thật gương mẫu trong sinh hoạt. Vừa rồi có bạn đọc sưu tầm được "Tiêu chuẩn chính trị gia" của 1 số nước, gửi về BT5. Mời cùng tham khảo!
CHÍNH TRỊ GIA, HỌ LÀ AI???
Đôn Hòa, Tạ Sơn đón bạn HN
Cuối tuần trước, Nghiêm Quốc Huy vào SG, đi Côn Đảo. Đôn Hòa hẹn tối thứ 2 đón bạn cũ ở quán Đầu Làng, cuối Hoàng Hoa Thám, TB. Đến nơi đã thấy Sơn, Hòa, Lảnh, Huy cùng Nam (đàn em Chí Quang) và Hải (em Đặng Nam). Già rồi chỉ "rau dưa là chính". Anh em vừa uống vừa kể chuyện vui.
Huy ở khu 37 Lý Nam Đế, sát nhà Chí "dốt" (anh họ vợ tôi). Mỗi lần đến lại tạt sang nhà Huy chơi. Ông già Huy cũng là thư kí gần gũi của cụ Văn, sau về QK1 rồi chuyển ngành. Nghe lại chuyện các cụ mà thêm kính trọng vì chữ NHẪN ở các cụ cao lắm.
Chiều qua SG có cơn mưa lớn, kéo dài. Cũng là cái cớ để anh em ngồi tới 9g30 mới ra về.
Ông Phan Nam cáo ốm nên "thoát" trận này.
Huy ở khu 37 Lý Nam Đế, sát nhà Chí "dốt" (anh họ vợ tôi). Mỗi lần đến lại tạt sang nhà Huy chơi. Ông già Huy cũng là thư kí gần gũi của cụ Văn, sau về QK1 rồi chuyển ngành. Nghe lại chuyện các cụ mà thêm kính trọng vì chữ NHẪN ở các cụ cao lắm.
Chiều qua SG có cơn mưa lớn, kéo dài. Cũng là cái cớ để anh em ngồi tới 9g30 mới ra về.
Ông Phan Nam cáo ốm nên "thoát" trận này.
Chuyện HN: Thử vẽ lại hệ thống tầu điện của HN xưa
Tuổi thơ của chúng ta gắn liền với tiếng leng keng của những chuyến tầu điện chạy quanh 36 phố phường và mấy tuyến về ngoại ô… nên mấy chục năm sau, dù giao thông nội đô bằng tầu điện không còn mà sao vẫn nhớ! Nào chuyện nhảy tầu điện, nào trốn vé, nào cho xe điện cán nút chai bia phẳng ra để làm đồng xèng đánh đáo… Ôi, sao nhiều kỉ niệm thế!
Lần này thử cùng các bạn vẽ lại cái hệ thống tầu điện của thủ đô ta từ sau 1954 tới những năm 1977-78.
Bao giờ mới khá lên được (Trần Đình Ngân - Berlin)
Sáng thứ hai, mở mạng xem mấy trang báo điện tử từ trong nước ( xin mở ngoặc, Berlin chậm hơn Hà Nội 5 múi giờ). Tin sốt rẻo nhất với hàng chục bức ảnh minh họa là tin Hà Nội đã bắt được Cụ rùa. Công cuộc vây bắt Cụ rùa ồn ào từ mấy tháng nay. Nhưng sao nghe tin đã có tù binh chiến lợi phẩm, mặt nước „chiến trường“ đã vang lên khúc hát "Việt nam trên đường chúng ta đi…" mà lòng người ở xa thấy xót xa, buồn chạnh quá .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)