Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Vĩnh biệt Huỳnh Hồng

Sáng qua tháp tùng thầy Phạm Đình Trọng đến vĩnh biệt Huỳnh Hồng đã thấy anh em k6 có mặt khá đông (ba chục bạn). Rồi anh em k7 (Giang), k8 (Đạt). Nhiều bạn từ HN vào, nghe tin cũng đến vĩnh biệt bạn: Vũ Lộ, Hà Tuấn, Thắng 'híp', Chi 'cố'...
Tuấn En-nơ (N) đồng nghiệp và cùng k6 đã túc trực bên Huỳnh Hồng ngày 10/7, kịp bắt Hồng và vợ kí đơn (trong khi Hồng nằng nặc đòi đến tháng 11/2103 làm thủ tục nghỉ hưu luôn thể!) làm thủ tục để Cục Hải quan TP kịp giải quyết chính sách cho bạn. Anh em cơ quan đứng ra lo hết mọi chuyện tang lễ.
Tôi được anh em k6 giao chấp bút thời gian 5 năm của Hồng ở Trường Trỗi để ghép vào điếu văn. Trước khi giao cho cán bộ tổ chức của Cục, nội dung được thông qua anh em lần cuối.
Phải nói Hồng sống chân thật, giản dị, lành mạnh nên bạn bè quý mến và đến chia tay rất đông. Sau đó anh em k6 rủ ra Cây Sứ uống rượu nhớ bạn.
Tối qua Tuấn Sơn k4 cùng anh em cánh Phú Mỹ Hưng tới chia tay bạn.
Sáng nay 7g30, gia đình, bạn bè có mặt đông đủ. Gặp các bạn Trỗi: Phạm Bình, Phan Nam, Văn Trung Tự, Tuấn N, Vũ Việt Hưng, Quốc Ái, Hà Tuấn, Chi 'cố', Tuấn Ôn... Đồng nghiệp Hải quan sắc phục chỉnh tề đứng bên linh cữu. Anh Huỳnh Thanh chống nạng ra tiễn em trai.
Tang lễ tổ chức trang nghiêm. Đại diện Cục Hải quan đọc điếu văn xúc tích. Cảm động nhất khi nghe con gái út đọc lời chia tay ba, không ai cầm được nước mắt. Con trai trưởng cảm ơn quý khách đã đến chia sẻ cùng gia đình và có lời với ba: "Ba đi xa, con mới thấy hết ba sống hết mình vì bạn bè, đồng đội. Nhìn các đại ca, đệ tử, đồng nghiệp đến chia tay ba, con mới hiểu ba đã sống thế nào; con mới hiểu mình chỉ biết sống vì bản thân mình. Xin ba tha lỗi những gì con không phải với ba. Ba thật vĩ đại và là tấm gương cho chúng con noi theo. Chúng con sẽ thay mặt ba chăm sóc mẹ...".
Anh em Hải quan đứng dọc theo đường đưa Hồng ra xe. Hồng di chúc lại: hãy cho mình hóa thân hoàn vũ, 1 phần tro đưa lên chùa, phần rải xuống sông SG.
Mời xem phóng sự ảnh!

Cao Cẩm Quỳ người bạn thân thiết của chúng ta (Kháng Chiến)


Tôi gặp anh Cao lần đầu khi cùng Trần Kiến Quốc ra ga Hoà Hưng, TPHCM đón anh và giáo sư Đỗ Kiếm Tuyên vào đầu năm 2005.
Cao Cẩm Quỳ 1967.
… Ngược lại hơn 40 năm trước... Khi còn học tại Trường Phòng không Odessa (1967-73) tôi thường nghe  các cựu học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi  nhắc đến Cao “Tư lệnh” - một người bạn rất thân tình của cán bộ, giáo viên, học viên  Trường NguyễnVăn Trỗi. Cái tên “Cao tư lệnh” do học sinh Trường Trỗi đặt cho, vì như bao thanh niên Trung Quốc thời đó anh  là  một “Hồng vệ binh” của “Cuộc cách mạng văn hoá vô sản vỹ đại” do đích thân Mao Chủ tịch phát động.  Học sinh Việt Nam không thích thú gì cuộc cách mạng này, khi ra ngoài phố hay gặp rắc rối trong quan hệ với “Hồng vệ binh” (trẻ ranh vừa nứt mắt mà dám mắng chửi cả bậc cha chú lão thành!), khi có  va chạm Cao Cẩm Quỳ luôn có mặt can thiệp, đưa các bạn Việt Nam về trường.







Du lịch China 2 (ST: CB)





'Chỉ còn lại dưới mưa' được phổ nhạc (ST: Viên Thạch)



Bữa nay ghé qua blog của Viên Thạch thấy có người tặng mình một bài thơ về mưa, tự dưng thấy ấm lòng và xúc động như cái hôm nhận được mail của anh Diệp Chí Huy vậy. Cảm xúc gợi nhớ đến sáng tác của chính mình cũng về đề tài này. Vậy mà cũng gần 20 năm rồi nhỉ. Có cảm giác như chỉ là một kỷ niệm đâu đó như vừa mới hôm qua thôi. Cũng một chiều như thế này, cũng một cơn mưa như thế này...

   Mình còn nhớ đó là một chiều mưa tháng 5 năm 2008 khi mình nhận được mail của anh Huy. Đó cũng là món quà ý nghĩa nhất mình nhận được từ độc giả: tác phẩm của mình đã được phổ nhạc :)  Cảm ơn anh Huy! Cảm ơn mọi người! Để đôi khi đọc lại hay nghe lại những câu chữ của mình qua bài hát,lại thấy yêu đời và yêu người ghê lắm...

 Chỉ còn lại cơn mưa - version 1 (Tuấn Minh trình bày)

  Chỉ còn lại cơn mưa - version 2 (Phương Ngọc trình bày)

Sergei Magnitsky (Huỳnh Văn Úc)


Mộ của luật gia chống tham nhũng Sergei Magnitsky tại Moskva. 
Ảnh chụp ngày 11/3/ 2013. (REUTERS)
Sergei Magnitsky là luật sư - là cố vấn pháp lý của Quỹ Hermitage Capital đồng thời là kiểm toán viên của một Công ty Luật ở Moskva-sinh ngày 8/4/1972 tại Odessa, chết ngày 16/11/2009 tại một nhà tù ở Moskva. Dư luận coi Magnitsky là biểu tượng của cuộc chiến chống tham nhũng tại Nga sau khi ông tố cáo một mạng lưới biển thủ tài chính của các giới chức cảnh sát và thuế vụ làm thiệt hại cho Nhà nước Nga và Quỹ Hermitage Capital số tiền 5,4 tỷ rúp (tương đương 130 triệu euro). Sự đời oái ăm đến mức chính các giới chức bị Magnitsky tố cáo lại là những người đứng ra khởi tố ông vì tội trốn thuế và bắt ông vào tù. Các công tố viên cáo buộc rằng trong năm 2001 Magnitsky đã giúp cho ông William Browder, ông chủ người Anh của Quỹ Hermitage Capital trốn thuế. Năm 2008 Magnitsky bị bắt giam và ngày 16/11/2009 chết trong tù vì suy tim cấp tính và viêm tụy. Gia đình ông  Magnitsky và ông William Browder đã lên tiếng tố cáo rằng ông chết vì bị tra tấn và đánh đập tàn nhẫn trong nhà tù.