Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Tình hình sức khỏe cô Thục

Đến nửa năm 2014, em Phong (con cô) đưa mẹ lên Đà Lạt nghỉ chữa bệnh. Tết 2015, cô trở về nhà và hẹn ngày 16 Tết mời trò Trỗi đến ăn tết.
Vậy mà cô lại bị nhiễm trùng máu, phải vào BV Thống Nhất. Trước mấy hôm, cô xin bác sĩ cho về 1 ngày để đón trò. Nhưng em Phong ái ngại vì cô đang bệnh nặng, về không có lợi. Phong bàn với tôi ngăn lại. Gọi cho cô và "ra lệnh":
- Bà phải ở lại BV điều trị. Khi nào khỏi thì trò sẽ ăn mừng. Đây là lệnh của Trưởng BLL TPHCM.
Cô mếu máo: "Ngày xưa, dạy các em thì cô có quyền ra lệnh. Còn nay thì phải chấp hành lệnh trò. Cô cố chữa khỏi để về với các em".
Hiện cô nằm: Khoa Nội nhiễm, lầu 6, Phòng 730. (0168 6058519). Anh chị em tranh thủ đến thăm cô.

Phóng sự truyền hình "Cuộc đại vượt ngục Hỏa Lò 1945"

Mời xem!

TIN BUỒN: Thầy Hoàng Văn mất!

Thầy Hoàng Văn ( Nguyễn Ngọc Tôn) đã từ trần hồi 8h30 ngày 11/3/2015 tại BV 175, thọ 87 tuổi.


Lễ viếng: tại nhà Tang Lễ  số 25 Lê quý Đôn Q3, Tp HCM từ 12/3 /2015
Lễ động quan:  8h ngày 14/3/2015.
Hoả táng: tại Bình Hưng Hòa
BLLK4  xin thông báo để các bạn Trỗi biết, thăm hỏi, chia buồn, phúng viếng và đưa tang.

*  BLL phía Nam cùng thầy cô và các khóa viếng lúc 8.30 sáng thứ sáu 
13/3/2015.
Đoàn các bạn K4 (phía nam)  viếng vào 17h cùng ngày. 

Tập Cận Bình và thế hệ trước (ST: QgV)

Mời đọc!

VN cần hóa giải "Lời nguyền địa lý" như thế nào?


2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.

People's_Republic_of_China_Vietnam_LocatorCác câu hỏi cụ thể hơn về mặt chính sách là: Liệu đã đến lúc Việt Nam cần tìm đối tác an ninh mới, hoặc Việt Nam nên xem xét lại chính sách “ba không” để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Đông trước sự xâm lấn của người láng giềng phương Bắc? Trong khi chia sẻ với nhận định của nhiều nhà phân tích về cục diện địa chính trị mới ở khu vực, tác giả cho rằng chính trị liên minh (ở các cấp độ khác nhau) không phải là một lựa chọn thích hợp cho Việt Nam tại thời điểm này. Tiếp tục hội nhập theo hướng nâng cao tự lực, tự cường và cân bằng lợi ích của các nước lớn ở Việt Nam là con đường tốt nhất để hóa giải lời nguyền địa chính trị đi liền với dân tộc hàng ngàn năm qua. Qua bài viết, tác giả muốn nêu lên một vài suy nghĩ cá nhân để tất cả mọi người cùng tham khảo và tranh luận.