Ăn mừng bằng cách ăn mặc thật “hở”!?
Mặc quần soóc cũn cỡn, phần trên dùng cờ cuốn hờ thay áo, ba cô gái
trèo lên yên xe máy nhún nhảy để “hút” mắt người đi đường…
Đó là một trong những kiểu ăn mừng không chỉ lượn trên phố, la hét của
teen Sài Thành trong những đêm Việt Nam chiến thắng trước để tiến đến
ngôi đầu bảng tại Seagame 25.
Ba cô gái tuổi tầm 16, 17, “tập kết” tại điểm “bắt mắt” nhất của công
viên 23/9 ở mặt đường Lê Lai, đoạn đường mà hàng ngàn người đang diễu
hành ăn mừng. Ba cô ngồi chễm chệ trên xe, nói lớn tiếng, lâu lâu lại
cười ré lên như để mọi người quanh đó đều phải tập trung vào mình.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Chuyện về Thủ trưởng Lê Phương Cảo mà tôi biết (Trần Đình Ngân)
- Đi theo lối nhỏ là lối an toàn
- The Second Waltz (Bản Vanxơ số 2 của Dmitry Shostakovich)
- Người Hoa ở HN (ST: ĐB)
Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011
Về cái "gã đầu bạc" Dương Trung Quốc (Bee)
Như bác Chiến đã thông báo, dù quá tuổi (sinh đầu 1947) nhưng bác vẫn được bầu chọn tham gia Quốc hội lần này. Hãy đọc 1 bài về "gã đầu bạc" này!!!
Ghi chép: Nước nào có nhiều tướng nhất?
10g sáng, theo hẹn, anh em Hội Bạn chiến đấu HVKTQS tập trung ở NTL Quốc phòng Viện 175 tiễn cụ Đỗ Ngọc Châu - bố anh Khôi. Cùng lớp có anh Kỉnh, Hà Chí Quang, Phùng Duy Hưng, KQ, Hà Huy Dũng, Dương Minh, cùng C343 có anh Ba Hưng, K2 có Phan Nam, cánh giáo viên có anh Nguyễn Quang Vinh Radar cùng chị Phương Anh (vợ thầy Lưu Nhành)... Toàn lính cũ thời 1969, 70. Gia đình, nhất là anh Thanh, cảm ơn anh em.
Cười giữa tuần: Video clip hay (ST: Đạt)
Mời xem, cấm cười!!!
Tuyên bố dzui dzui (St: PDH)
MỸ: muốn oánh thằng nào, là tao oánh thằng đó
ANH: Mỹ oánh thằng nào, tao oánh thằng đó
ANH: Mỹ oánh thằng nào, tao oánh thằng đó
Gương mặt "hảo thủ" của BT5 (tiếp): Các tay bút hải ngoại
- Bác Trần Đình Ngân, nguyên giáo viên dạy khỏe HVKTQS (1968-1988). Xuất dương sang sống ở Nga, rồi Đức hơi bị lâu. Nay ở Berlin. Có nhiều bài viết cho VNNet, BT5... Tự: Ngân "xồm", Trần Ngân, TĐN...
- Võ sư Hoàng Quang, tốt nghiệp Tổng hợp HN 1973 (Toán), từng ở Cục Quân lực. Sống ở Đức từ 1987 tới nay (Leipzig). Viết dí dỏm. Có hẳn trường dạy võ Kungfu Nam Hồng Sơn tại Leipzig. Bút danh: Qx, Quang Xèng.
- Kĩ sư Gia Quý - họ Tôn, tốt nghiệp Tên lửa k4 ĐHQS năm 1974; nhưng viết lách hay hơn làm kỹ thuật (mồm miệng đỡ chân tay?). Nay sống ở Leipzig, BRD. Rí rỏm, có nhiều nhìn nhận hay về cuộc sống. Bút ranh: N.TV, Quý "nhẽo".
- CTV tích cực Hồ Bá Đạt (Đạt "bột", Đạt k8...) luôn gửi về những thông tin hay và hấp dẫn, gây ấn tượng cho bạn đọc! Sống tại TPHCM. Từng là lính hải từ 1972, chinh chiến ở miền Bắc, tham gia giải phóng miền Nam, về Ba Son rồi xuống tầu viễn dương. Nay đã lên bờ.
- CTV tích cực Hồ Bá Đạt (Đạt "bột", Đạt k8...) luôn gửi về những thông tin hay và hấp dẫn, gây ấn tượng cho bạn đọc! Sống tại TPHCM. Từng là lính hải từ 1972, chinh chiến ở miền Bắc, tham gia giải phóng miền Nam, về Ba Son rồi xuống tầu viễn dương. Nay đã lên bờ.
Khám phá Xuân Sơn 2 (ST: Đạt)
Chúng tôi rất bất ngờ về tinh thần hiếu khách của bà con dân tộc Dao, mặc dù lúc đầu họ thấy chúng tôi đi một chiếc xe máy rất lạ, quần áo ăn mặc cũng lạ nên rất tò mò, nhưng sau đó họ rất nhiệt tình mời chúng tôi vào chơi.
Người Dao ở đây bây giờ hầu như không còn mặc trang phục dân tộc nữa, họ chỉ mặc trong các ngày lễ hội, cưới xin hoặc ma chay.
KỂ CHUYỆN HÀ NỘI: Làng tôi (Tiến "gù")
Quê tôi là làng Hòe Thị ( tên tục là Làng Canh , có Chợ Canh thuộc vào loại chợ huyện ) , ngày xưa là Tổng Phương Canh ( nay là Xã Xuân Phương ) , Huyện Từ Liêm , Phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông , từ năm 1956 thì thuộc về Hà nội . Từ Hà nội về làng tôi phải đi qua làng Thị Cấm , tên của hai làng này có sự tích từ thời Hùng Vương và liên quan đến Thành Hoàng làng của hai làng .
Chuyện cổ kể lại rằng :
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
Phóng sự: Chú ý gạo giả từ TQ (ST: Đạt)
Mời bạn xem video clip này!!!
Chuyện HN: Bữa cơm gia đình HN (Băng Sơn)
Hà Nội cũng giống như các miền đất nước (có lẽ trừ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi chịu ảnh hưởng sớm nhất sinh hoạt phương Tây) thường ăn cơm bằng bát và đũa chứ không ăn bằng đĩa với thìa và dao dĩa. Cũng theo truyền thống, cả nhà quây quần quanh mâm cơm, nó được đặt trên chiếu, rải kín mặt phản gỗ, giường tre, sang hơn thì sập gụ, mà nghèo nữa thì mâm đặt trên chiếc chiếu rách giữa nhà mọi người ngồi ghế đòn xung quanh... mà hầu như không có gia đình nào ngồi ăn cơm quanh bàn, có ghế tựa, có khăn bàn trắng... như một số gia đình đi làm công sở, có người phục vụ gọi là "con sen”, “thằng nhỏ” và vợ chồng gọi nhau bằng "cậu mợ"...
Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ (ST: Đạt)
Sau khi đọc mấy bài báo về loài trăn mắc võng khổng lồ ở Xuân Sơn, Phú Thọ, trí tò mò thôi thúc chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường tìm hiểu mảnh đất này, tự mình khám phá những bí ẩn của tự nhiên và con người nơi đây.
Ngày 5-12-2009, chúng tôi lên đường đi Xuân Sơn bằng xe máy với sự chuẩn bị khá chu đáo, sắn sàng cho những thử thách sắp tới.
Con đường đến rừng quốc gia Xuân Sơn chạy giữa những đồi chè xanh ngút ngàn, một trong những đặc sản của Phú Thọ.
Ngày 5-12-2009, chúng tôi lên đường đi Xuân Sơn bằng xe máy với sự chuẩn bị khá chu đáo, sắn sàng cho những thử thách sắp tới.
Con đường đến rừng quốc gia Xuân Sơn chạy giữa những đồi chè xanh ngút ngàn, một trong những đặc sản của Phú Thọ.
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
Đọc lại "Thép đã tôi thế đấy!" (Bee)
Có 1 thời Paven là tấm gương của thế hệ thanh thiếu niên 4X, 5X, 6X... Giờ đọc lại vẫn thấy hấp dẫn.
Chuyện HV: Quân hàm khi ra trường
Tiêu chí đào tạo "sĩ quan, kĩ sư, đảng viên" là hiển nhiên cho mọi học viên ĐHKTQS (này là HVKTQS) nhưng quân hàm gắn cầu vai các kĩ sư là chuyện khác.
Ngày khóa 1 tốt nghiệp năm 1971, đa số chỉ đeo quân hàm chuẩn úy (anh Thanh Tường k1 nhớ lại trong nuối họp ban tổ chức kỉ niệm 45 năm HV trưa này). Có 1 vài anh thiếu úy vì học quá giỏi: Lê Anh Dũng (sau này là Tổng giám đốc AIC), Chương "bột", Hoàng Quốc Lập... còn như thầy Dương Thịnh Lợi ở lại dạy Lý thuyết mạch cũng chỉ chuẩn úy.
Khóa 2 cũng vậy - chuẩn úy. Từ khóa 3 đến khóa 5 thì áp dụng trao quân hàm thiếu úy; ai chưa đảng viên thì chuẩn úy.
Khóa 6 có đột biến: 1 số học giỏi được trung úy. Nhưng khóa 7, 8 lại "vũ như cẫn" - thiếu úy. Khóa 12 đến 16 như đ/c Thành k20 nhớ thì hình như được phong trung úy đồng loạt nhưng đến 1986 lại "về mo".
Có cái cầu vai mà thay đổi liên tịch. Nhắc lại để anh em cùng nhớ và góp ý xem có đúng vậy???
Ngày khóa 1 tốt nghiệp năm 1971, đa số chỉ đeo quân hàm chuẩn úy (anh Thanh Tường k1 nhớ lại trong nuối họp ban tổ chức kỉ niệm 45 năm HV trưa này). Có 1 vài anh thiếu úy vì học quá giỏi: Lê Anh Dũng (sau này là Tổng giám đốc AIC), Chương "bột", Hoàng Quốc Lập... còn như thầy Dương Thịnh Lợi ở lại dạy Lý thuyết mạch cũng chỉ chuẩn úy.
Khóa 2 cũng vậy - chuẩn úy. Từ khóa 3 đến khóa 5 thì áp dụng trao quân hàm thiếu úy; ai chưa đảng viên thì chuẩn úy.
Khóa 6 có đột biến: 1 số học giỏi được trung úy. Nhưng khóa 7, 8 lại "vũ như cẫn" - thiếu úy. Khóa 12 đến 16 như đ/c Thành k20 nhớ thì hình như được phong trung úy đồng loạt nhưng đến 1986 lại "về mo".
Có cái cầu vai mà thay đổi liên tịch. Nhắc lại để anh em cùng nhớ và góp ý xem có đúng vậy???
Chuyện HN: Đi chơi Bờ Hồ (Tiến "gù)
Xem phim
Nhưng hồi ấy lên Bờ Hồ trước hết phải xem “xi nê nhòm”. Hai ba ông “ci nê” có những cái thùng sắt to bằng thùng phi 200 lít, hai bên sườn đục lỗ và gắn vào đó những cặp ống như ống nhòm có nắp che, được ông chủ điều khiền đóng mở theo ý muốn. Phía trước là một màn ảnh cỡ chừng 21”, phía sau cùng của thùng là một máy chiếu phim 16mm (quay tay), nguồn ánh sáng đèn chiếu là một bóng điện cỡ 60w. Tôi từng thấy có ông dùng đèn pin to.
Lại chuyện Bắc Hàn (Kháng Chiến)
Khỏang cuối những năm 80 ,ờ Liên Xô đang trong thời PERESTROIKA (cải tổ),nhiều câu chuyện cũ ,rất bí mật trong quan hệ XÔ-TRIỀU được đưa lên báo . Tôi nhớ hai mẩu tin xin góp làm tư liệu khảo dị cho bài Bắc Hàn du ký .
Tin buồn
Vô cùng thương tiếc báo tin: cụ Đỗ Ngọc Châu, nguyên Trưởng khoa Sử ĐH Tổng hợp HN 1960, chuyên viên kinh tế VPCP, thân phụ anh Đỗ Ngọc Khôi k5 HV, đã mất hồi 14g ngày 28/3/2011, thọ 93 tuổi.
Tang lễ tổ chức từ 9g ngày 31/3/2011, tại NTL BQP 5 Phạm Ngũ Lão, GV, TPHCM. Truy điệu hồi 13g cùng ngày. Kính báo!
(Bạn bè và đồng nghiệp HVKTQS có mặt 10g cùng vào viếng).
Tang lễ tổ chức từ 9g ngày 31/3/2011, tại NTL BQP 5 Phạm Ngũ Lão, GV, TPHCM. Truy điệu hồi 13g cùng ngày. Kính báo!
(Bạn bè và đồng nghiệp HVKTQS có mặt 10g cùng vào viếng).
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
Quái dị !!! (VNNet)
Mời xem khả năng kí lạ của con người!
Nên ở đâu khi có động đất (ST: Đạt)
ĐOẠN TRÍCH TỪ BÀI BÁO CỦA DOUG COPP: "TAM GIÁC CỦA SỰ SỐNG"
Tôi tên là Doug Copp. Tôi là Đội trưởng đội cứu nạn (Rescue Chief and Disaster Manager) thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI), đội cấp cứu giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Thông tin trong bài báo này sẽ cứu nhiều sinh mệnh trong một trận động đất.
Tôi tên là Doug Copp. Tôi là Đội trưởng đội cứu nạn (Rescue Chief and Disaster Manager) thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI), đội cấp cứu giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Thông tin trong bài báo này sẽ cứu nhiều sinh mệnh trong một trận động đất.
Thăm Quế Lâm qua ảnh (Cao Cẩm Quỳ)
Ảnh chụp trong chuyến pic-nic của các giáo viên Y Trung.
Buổi sáng Ly Giang nhìn về cổng sau Y Trung. |
Ly Giang |
Giới thiệu tiếp "hảo thủ"
- Duy Đảo ư? Hóm hỉnh, từng có nhiều bài hay nhưng giờ hơi lười viết. (Còn có bút danh Đào Duy).
Bác Tiến (áo trắng). |
- Bác Tiến "gù" có gù không? Mọi người thắc mắc. Một người chăm viết cho BT5. Có cái nhìn sâu sắc.
Đào Duy |
Y học thường thức: Trông mặt mà bắt hình dong (Bee)
Phát hiện bệnh tật qua vẻ mặt!
Chuyện HN: “TRẺ RANH HÀ NỘI” (Tiến "gù")
Chúng tôi thuộc loại “trẻ ranh Hà Nội” (từ 7-8 đến 10-12 tuổi) vì chúng tôi sống, đi học, đi chơi, đùa nghịch, kể cả những trò tai quái đều diễn ra ở đây. Nơi mà chúng tôi thuộc từng ngóc nghách những số nhà, ngõ phố nên để “trẻ ranh Hà Nội” kể chuyện Hà Nội thì đến “tết Công Gô” cũng chưa hết.
Hà Nội những năm 1955-1958 chỉ có chừng 40 vạn dân nội thành. Do đó phố xá quang đãng, thanh thản, sạch sẽ, người Hà Nội hồi ấy rất thư thái.
DMĐ chiêu đãi lên ông ngoại
Chiều qua, mệt như thế nhưng NSUT mời là phải đi. Anh em ngồi ở Vườn dừa, "quán ruột" của Đoàn Khánh. Về vui thì khỏi nói vì ông này lúc nào cũng chỉ vui trở lên. Anh em, bạn bè kéo sang bốc phét. Hai trò xinh xắn của thầy Đức cùng hát những bài cực hay tặng các chú.
Oxo le mio! |
Xa khơi, thầy nhé! |
Chứ đi mô thì cũng... |
Loạn ở TQ (ST: Đạt)
Nhật Bản động đất, Trung Quốc hỗn loạn
“Động đất ở Nhật Bản, hỗn loạn ở Trung Quốc!”, “Động đất, người Nhật không loạn, người Trung Quốc loạn!”… Đó là những hàng tít lớn trên nhiều tờ báo Trung Quốc ra mấy hôm nay.
Theo “Minh Báo” ngày 18-3, tại Trung Quốc có không ít người hoảng sợ về “Ngày tận thế” đang đến gần. Trên mạng xuất hiện những tin về việc “Bán vé cho chuyến tàu No-e đến Tây Tạng”, thậm chí có thông báo cả địa chỉ bán vé trên Google Maps.
“Động đất ở Nhật Bản, hỗn loạn ở Trung Quốc!”, “Động đất, người Nhật không loạn, người Trung Quốc loạn!”… Đó là những hàng tít lớn trên nhiều tờ báo Trung Quốc ra mấy hôm nay.
Theo “Minh Báo” ngày 18-3, tại Trung Quốc có không ít người hoảng sợ về “Ngày tận thế” đang đến gần. Trên mạng xuất hiện những tin về việc “Bán vé cho chuyến tàu No-e đến Tây Tạng”, thậm chí có thông báo cả địa chỉ bán vé trên Google Maps.
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
Đi chơi ngoại ô
Nhận lời mời chí tình của ông Trưởng phệ, sáng chủ nhật, tôi cùng vợ chồng anh Ba Hưng và Đoàn Khánh lên đường. Trực chỉ Củ Chi, xưởng cơ khí của Phan Nam.
9g có mặt, gặp nhiều bạn ông Nam (của nhiều thế hệ). Chén lợn mọi 30 kí với món khai vị là tiết canh, lòng heo. Ngon.
Bàn góc là lính Trỗi có khổ chủ, Kì Bắc, Đoàn Khánh và KQ cùng anh Ba Hưng HV. Vui, nhiều chuyện cởi mở.
Khách khứa "chuột rút" hết mà quân ta còn ở lại tới 3g "uốn" tới mới về. Ông Nam hẹn, cứ 2 tuần 1 lần như thế. Mệt quá dưng mà vui!
Khối doanh nhân trè |
Bên này là "quân ta". |
Lại nữa... |
và... lại nữa. |
Vợ Phan Lam, chị Liễu (Ba Hưng) và cánh "phụ lữ" (cả con cháu) chớ nên quên!!! |
9g có mặt, gặp nhiều bạn ông Nam (của nhiều thế hệ). Chén lợn mọi 30 kí với món khai vị là tiết canh, lòng heo. Ngon.
Bàn góc là lính Trỗi có khổ chủ, Kì Bắc, Đoàn Khánh và KQ cùng anh Ba Hưng HV. Vui, nhiều chuyện cởi mở.
Khách khứa "chuột rút" hết mà quân ta còn ở lại tới 3g "uốn" tới mới về. Ông Nam hẹn, cứ 2 tuần 1 lần như thế. Mệt quá dưng mà vui!
Hưởng ứng chuyện Bắc Hàn: Góp chuyện xứ KIM CHI BẮC (Kháng Chiến)
Xin góp mấy dòng có liên quan đến những tình tiết được nêu trong phóng sự Bắc Hàn du ký , mà tôi được biết.
Vào đầu những năm 1970 tôi học Trường phòng không Ođessa. Tôi có quan hệ khá thân với một giáo viên –đại tá Culicov, thầy là một nhà sưu tập rất chuyên nghiệp, có một bộ sưu tập rất phong phú các lọai huy hiệu. Chúng tôi các học viên Việt Nam ,đi qua Trung Quốc bằng nhiều cách có thu thật được khá nhiều huy hiệu Mao chủ tịch, to đùng,màu đỏ (sản phẩm của cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản) .Sau mỗi kỳ phép anh em chúng tôi tặng thầy các huy hiệu Mao chủ tịch,bổ sung cho bộ sưu tập rất đáng kiêu hãnh này.
Vào các năm đó có một đòan các sỹ quan bắc Triều Tiên sang Trường học ..Trên ngực mỗi vỵ đều có một huy hiệu Kim Nhật Thành .Họ rất trân trọng,hãnh diện khi đeo nó.
Lại... cười (ST: Đạt)
Mong sao các bác lúc nào cũng cười để mà "chỉa (trẻ) ra"!
Mời xem video clip này!!! Ai đời chim lại "khiển" được 2 chú mèo đánh nhau. Lạ, lạ, lạ!!!
Mời xem video clip này!!! Ai đời chim lại "khiển" được 2 chú mèo đánh nhau. Lạ, lạ, lạ!!!
KH&CN: Sản xuất Nhôm (Thái k16 - tiếp)
Yêu cầu tài nguyên đất:
Theo tính toán, xây dựng nhà máy cần:
Nhiều nhất khoảng 369 ha cho riêng nhà máy
Nhiều nhất 370 ha cho hồ chứa bùn.
Theo tính toán, xây dựng nhà máy cần:
Nhiều nhất khoảng 369 ha cho riêng nhà máy
Nhiều nhất 370 ha cho hồ chứa bùn.
Ngoài ra, để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt, đường nước, mạng khí đốt, điện) và thậm chí việc đảm bảo công tác dịch vụ cần khoảng 36ha, hệ thống đường oto khoảng 30ha.
Hoa móng rồng (tiếp)
Ngày chúng tôi lên Trỗi, Dũng học ở nhà rồi đi sơ tán lên Hòa Bình. Cứ tết về lại đến nhà Dũng chơi. Hết lớp 10, Dũng định thi vào Y mà trượt, chuyển sang học trung cấp cơ khí, ngành nguội, đâu như trên Hà Bắc. Chúng tôi phân nửa vào ĐHQS, lên Vĩnh Yên. Bạn bè vẫn thư từ cho nhau. Hắn khéo tay, làm tặng tôi cả con dao inox mà cán có thân hình 1 cô gái. (Tiếc là di chuyển nhiều mà mất con dao này).
Từ chúng tôi mà Dũng chơi thân với Tấn Lợi, Phan Nam, Tiến Bắc, Phúc Chiến, Chí Hòa, Chiến “thộn”, Khải “bô đa”... cánh Trỗi. Ngày Thắng ở Hải Phòng bị bọn trai đất Cảng “tấn công”. Thái Dũng đã thay mặt anh em Trỗi cùng Phúc Chiến phi tầu xuống dẹp loạn. Sợ lính Hà Thành mà họ né. Hầu như tết nào, đêm 30, từ đơn vị về thường cũng Thái Dũng và các bạn gái "làm vài vòng" trong dòng người HN quanh Bờ Hồ, đón xuân.
"Thế giới phẳng"
Chiều qua có điện thoại: "Thắng k5 đây, đang lên Thái thăm Trương Ngọc Liên. Có nhớ nó?".
- Quá nhớ, cái thằng thổi sao hay và... sau này làm vàng, phải không? Mới năm nào tao cùng nó đi đưa Trần Quang xuống Đài hóa thân Hoàn vũ rồi về ngồi ở Cafe Cung VHHN mà, có cả vợ chồng Bắc Hải.
- Đoàn chuẩn. Nói chuyện với nó này!
Hai thằng tâm sự, nhưng cũng không dám "nấu cháo" nhiều vì dùng máy của Thắng. Hẹn khi nào ra HN sẽ lên thăm Liên. Nghe giờ đang đóng vai I-lâm Ha-nich trên đó. Dăn nó cẩn thận không lại phá vỡ môi trường thì toi. Liên từng gặp nạn và từng viết "nhật ký trong..." như cụ nhà ta. Thắng hứa sẽ chấp bút để đưa lên Tập 4.
Thế giới ngày nay phẳng thật!!!
- Quá nhớ, cái thằng thổi sao hay và... sau này làm vàng, phải không? Mới năm nào tao cùng nó đi đưa Trần Quang xuống Đài hóa thân Hoàn vũ rồi về ngồi ở Cafe Cung VHHN mà, có cả vợ chồng Bắc Hải.
- Đoàn chuẩn. Nói chuyện với nó này!
Hai thằng tâm sự, nhưng cũng không dám "nấu cháo" nhiều vì dùng máy của Thắng. Hẹn khi nào ra HN sẽ lên thăm Liên. Nghe giờ đang đóng vai I-lâm Ha-nich trên đó. Dăn nó cẩn thận không lại phá vỡ môi trường thì toi. Liên từng gặp nạn và từng viết "nhật ký trong..." như cụ nhà ta. Thắng hứa sẽ chấp bút để đưa lên Tập 4.
Thế giới ngày nay phẳng thật!!!
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
Thông báo: Trù bị tổ chức kỷ niệm 45 năm HVKTQS
Sáng nay, tại 71 Cộng Hòa, TPHCM đã tổ chức họp mặt trù bị tổ chức kỷ niệm 45 năm HVKTQS.
Nội dung chính:
- Làm kỷ yếu với 100 gương mặt tiêu biểu suốt 45 năm qua.
- Thu thập tư liệu, hiện vật và xuất bản Tuyển tập văn thơ 45 năm HV.
- Tổ chức hội thảo.
- Họp mặt tại TPHCM (22 hoặc 23/10/2011) và chính hội tại HN (28/10/2011).
Đề nghị BLL các khóa và cụm khóa (từ 1-40) lập danh sách các cá nhân trưởng thành.
Nội dung cụ thể xem trên web: www.hvktqsphianam.com
Email: hvktqsphianam@gmail.com
Mời thầy cô, anh em, đồng đội cùng hưởng ứng!!!
Nội dung chính:
- Làm kỷ yếu với 100 gương mặt tiêu biểu suốt 45 năm qua.
- Thu thập tư liệu, hiện vật và xuất bản Tuyển tập văn thơ 45 năm HV.
- Tổ chức hội thảo.
- Họp mặt tại TPHCM (22 hoặc 23/10/2011) và chính hội tại HN (28/10/2011).
Đề nghị BLL các khóa và cụm khóa (từ 1-40) lập danh sách các cá nhân trưởng thành.
Nội dung cụ thể xem trên web: www.hvktqsphianam.com
Email: hvktqsphianam@gmail.com
Mời thầy cô, anh em, đồng đội cùng hưởng ứng!!!
Gặp mặt bất ngờ
Tối qua, tại khai truơng Ei8ht Gallery, được chứng kiến những cuộc gặp mặt của bạn xưa.
Đoàn Quốc Khánh gặp Trần Huy Hoan
Năm 1977 tốt nghiệp về nuớc, Khánh làm việc ở Trung tâm Thông tin UBKHXH. Anh em chơi với nhau và có thú "chạy cò", mua bán đồng rúp, mark, giấy ảnh, đầu bút bi, bột B12... "Chợ trung tâm" là nhà cô Mến (mẹ Trần Huy Hoan).
Hoan học quay phim, chụp ảnh nhưng đam mê chụp ảnh nude.
Đoàn Quốc Khánh gặp Trần Huy Hoan
Năm 1977 tốt nghiệp về nuớc, Khánh làm việc ở Trung tâm Thông tin UBKHXH. Anh em chơi với nhau và có thú "chạy cò", mua bán đồng rúp, mark, giấy ảnh, đầu bút bi, bột B12... "Chợ trung tâm" là nhà cô Mến (mẹ Trần Huy Hoan).
Hoan học quay phim, chụp ảnh nhưng đam mê chụp ảnh nude.
Phóng sự ảnh: Khai trương Ei8ht Gallery
Xin trân trọng giới thiệu phóng sự ghi lại khai truơng Ei8ht Gallery với triển lãm kí họa và tác phẩm của cố họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984).
Tối qua tại tòa nhà Lafaette de Saigon 8 Phùng Khắc Khoan, Q1, TPHCM, đã khai trương Ei8ht Gallery. Sau lời mở đầu của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn, nhà sử học Nguyễn Phan Quang – con trai cố họa sĩ, vừa qua tuổi 81 – cảm động phát biểu: “Dự kiến năm 2012, tròn 120 năm ngày sinh của cha tôi sẽ tổ chức triển lãm. Thật không ngờ và cảm động nhờ Tuấn và các nhà tổ chức mà triển lãm tranh kí họa của cha tôi được tổ chức tại TPHCM và trong 1 không gian lịch sự như thế này, sớm hơn 1 năm… Nói tới nghệ sĩ thì người hâm mộ thường chỉ nhìn những tác phẩm của họ mà không thấy quá trình lao động, sáng tác gian lao, vất vả. Đó chính là thông điệp của Tuấn và gia đình muốn nói…”.
Cười: Quan thời nay, đến chết vẫn... (Đạt)
Sếp nọ là quan tham Hanoi, bị bệnh nặng. Lúc đã nguy kịch, ông dặn vợ con phải "cáo phó" cẩn thận trên truyền hình, báo chí, thông báo cho các nơi đến phúng viếng. Bà vợ ông nghe dặn sụt sịt nói:
- Xin ông cứ yên tâm!
- Yên tâm là yên tâm thế nào! Bà phải nhớ kỹ là truyền hình thì phải thông tin vào "giờ vàng", báo phải đăng ở trang có nhiều người xem. Những nơi tôi đã từng đến mừng Tết, mừng tuổi, mừng cưới, mừng tân gia thì điện trực tiếp. Chớ để sót một nơi nào đấy, nhất là đừng quên mấy thằng tôi đã nâng đỡ, cất nhắc...
-Vâng... - Bà vợ sụt sùi - Ông cứ yên tâm mà lên thiên đàng.
- Xin ông cứ yên tâm!
- Yên tâm là yên tâm thế nào! Bà phải nhớ kỹ là truyền hình thì phải thông tin vào "giờ vàng", báo phải đăng ở trang có nhiều người xem. Những nơi tôi đã từng đến mừng Tết, mừng tuổi, mừng cưới, mừng tân gia thì điện trực tiếp. Chớ để sót một nơi nào đấy, nhất là đừng quên mấy thằng tôi đã nâng đỡ, cất nhắc...
-Vâng... - Bà vợ sụt sùi - Ông cứ yên tâm mà lên thiên đàng.
Hoa móng rồng
Sau nhà trồng cây ngọc lan (còn gọi là lan tây), chỉ tốt lá, năm nay chả có hoa. Còn cây móng rồng (trong này gọi là “lan ta”) trồng chậu, cao cũng hơn 2m. Hoa lan ta màu vàng, cánh tỏa ra như móng rồng. Từ khi dọn về lại nhà cũ, chả thấy lan ta ra hoa, cành lá thì cằn cỗi. Vậy là tưới tắm, tra phân vi sinh nên tết này hoa ra nhiều, bông nào bông ấy to đùng, thơm hăng hắc.
Sáng sáng hái hoa đưa lên bàn thờ các cụ. Mỗi lần thắp hương là lại nhớ đến thằng bạn thời phổ thông, trước cửa nhà nó cũng có cây hoa móng rồng…
Vui cuối tuần: Ông Tây nói tiếng Việt (ST: Đạt)
Mời xem video clip này!
Trao đổi: Thổi hồn vào con số thống kê (ST: QV-K2)
Bài này đáng để mọi người đọc và suy nghĩ. Ta cứ nói là người Việt có truyền thống "thủy chung", "nhân nghĩa", "uống nước nhớ nguồn",...vậy mà....
Mỗi con số là cả một câu chuyện. Thổi “hồn” vào con số là phản ánh câu chuyện đằng sau con số, chứ tôi không có ý nói chuyện thần thánh ở đây. Một con số hàm chứa nhiều hồn là con số tài trợ cho nước bạn trong lúc hoạn nạn ...
NÓI CHUYỆN VỚI TRẺ CON KHÓ THẬT (Tiến "gù")
Tôi có thằng cháu “tuổi dở” ( 12-13 tuổi ) nó bắt đầu tò mò mọi việc và hay hỏi những câu mà nhiều khi tôi gạt đi bằng hai chữ “vớ vẩn” .
Một hôm , hai ông cháu đang ngồi xem tivi , thấy trên chương trình VTV1 đang nói về việc “vàng tặc” làm tan hoang cả một vùng đất ở Quảng nam , nó quay sang hỏi tôi :
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
Bài về cháu nội cụ Lưu đăng tải trên Bee
Bài trên blog của Cao Cẩm Quỳ được thầy Trọng dịch, đã post trên BT5 nhưng nay Bee đăng tải!
Cảm ơn Bee!
Cảm ơn Bee!
Chuyện kể về quan tài của cụ Mao (Bee)
Mời bạn vào xem!!!
Chuyện HN: Động đất... sợ, nhưng vẫn phải cười! (Tiến "gù")
BT5 - Nhớ ngày xưa, quãng 1962-63. Một buổi trưa hè, trốn ngủ ra ngồi chơi ở ngã tư Trần Phú - Điện Biên (xưa không nói chữ Phủ), thấy đất rung rung dưới chân. Chiều về nghe người lớn nói, vừa động đất. Sáng nay, bác Tiến gửi email: Đêm qua HN động đất, nhà anh ở tầng 5 rung rinh. Chuông gió tự nhiên lay và liên tục rung chuông... Sợ nhưng vẫn phải cười.
Phụ lục: “Trẻ ranh Hà nội” đi bộ đội
Tôi có hai thằng bạn - thằng Hiền nhà ở Chợ Mơ , thằng Phúc nhà ở Hàng Buồm . Vào bộ đội được hai tháng rồi mà thằng Phúc luôn bị phê bình vì gấp chăn , màn không bao giờ được như quy định , có thể còn sắp bị kỷ luật vì tội đó !
Ký sự: Bắc Hàn du kí 3 (ST: Đạt)
Đến một nhà máy chế tác đồ thủ công, mỹ nghệ, gốm sứ, tranh ảnh, tạc đá... Trong khuôn viên nhà máy có bức tượng cố Chủ tịch KNT oai phong, lẫm liệt. (Bố mày làm cách mệnh từ năm 12 tuổi, 14 tuổi đã nắm đại quân đóng bên đất TQ - thật là một nhân vật lẫy lừng, lý giải tại sao họ tôn sùng vậy). Cả một bức tường đá, trạm trổ cầu kỳ trên đó có ảnh cố chủ tịch KNT và chủ tịch đương nhiệm cùng các lời giáo huấn, căn dặn, cổ vũ... Mọi thứ đều được tạc vào đá khối!
Đào điện ảnh Elizabeth Tailor đã ra đi (ST: Cao "tư lệnh")
Mời bạn vào xem blog của tôi!!!
KỶ NIỆM THI ĐẠI HỌC KTQS (Khoai Việt)
Năm 1981, chúng tôi học lớp 10, chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Lúc đó, còn nhỏ chưa ý thức được đại học có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời mình. Vừa học vừa đá bóng, tay cầm sách, chân đá bóng. Nhớ bãi Long Biên lấy quần áo và dép làm gôn. Mải tấn công, quay lại dép bị mất rồi. Phải chạy qua Ô Quan Chưởng xin lại của mấy bà bán hàng xén ở vỉa hè. (Đồng bọn chôm và xử lí nhanh thế!?).
May quá, không ai có tội! (ST: QV-K2)
Mình cứ lo rồi đất nước này không có ai làm việc thì… nguy. Nỗi lo ấy, hìhì, trùng với nỗi lo của PTT Nguyễn Sinh Hùng…
Sau vụ xử anh Sầm Đức Xương thì nỗi lo của mình vơi đi một nửa, vì còn khá nhiều “anh” trong vụ ngủ với các cháu học sinh vị thành niên Hà Giang không có tội dù thiên hạ đồn ầm lên là các anh có tội, và bản thân anh Tô… hô thì cũng đã bị cách chức. Nhưng cách chức và có tội là hai việc khác nhau, vì thế anh Tô và các chiến hữu an toàn hạ cánh về vui thú điền viên, để họ Sầm và hai cháu Hằng và Thúy chường mặt ra tòa. May quá, như thế là tỉnh Hà Giang không mất cán bộ. Đào tạo mãi chứ có phải dễ gì. Mình đây, ngần [tuổi] này mà vẫn còn lọ mọ đi học nữa là…
Sau vụ xử anh Sầm Đức Xương thì nỗi lo của mình vơi đi một nửa, vì còn khá nhiều “anh” trong vụ ngủ với các cháu học sinh vị thành niên Hà Giang không có tội dù thiên hạ đồn ầm lên là các anh có tội, và bản thân anh Tô… hô thì cũng đã bị cách chức. Nhưng cách chức và có tội là hai việc khác nhau, vì thế anh Tô và các chiến hữu an toàn hạ cánh về vui thú điền viên, để họ Sầm và hai cháu Hằng và Thúy chường mặt ra tòa. May quá, như thế là tỉnh Hà Giang không mất cán bộ. Đào tạo mãi chứ có phải dễ gì. Mình đây, ngần [tuổi] này mà vẫn còn lọ mọ đi học nữa là…
Chuyên mục mới KH&CN: XÂY DỰNG NHÀ MÁY ALUMIN 1,4 TRIỆU TẤN Al2O3/NĂM
Từ hôm nay sẽ có chuyên mục mới "Khoa học- Công nghệ". Bài đầu tiên của bạn Nguyễn Việt Thái, Khoa Hóa Lý kỹ thuật, Học viện KTQS.
Giải pháp công nghệ chính:
Nhà máy sẽ bao gồm các phân xưởng: Phân xưởng đập và nghiền nhỏ nguyên liệu, phân xưởng nung, phân xưởng cơ điện (phục vụ sửa chữa), phân xưởng hấp, phân xưởng kết tủa và lọc và hồ chứa bùn đỏ. Khu chứa bùn đỏ gồm 3 hồ sa lắng, thiết kế sao cho mỗi một hồ sẽ được làm đầy trong vòng 6 tháng, sau đó2 tháng, bùn sẽ được lắng đọng trong hồ. Sau khi bùn đóng rắn, hồ sa lắng sẽ được tiếp tục đổ đầy bùn đỏ. Khi xây dựng hồ sa lắng sẽ tạo màn ngăn cách nhiều lớp (vật liệu ngăn cách – PEHD và bentonit). Dung lượng hồ bùn đỏ được tính cho 30 năm. Chỉ số kinh tế - kỹ thuật của nhà máy được tính vận hành trong 30 năm. Trong tương lai, thời hạn này có thể kéo dài. Lượng tài nguyên và đất đai được tính theo thòi hạn này, nhưng xu hướng của nó kéo dài đến 50 năm.
Giải pháp công nghệ chính:
Nhà máy sẽ bao gồm các phân xưởng: Phân xưởng đập và nghiền nhỏ nguyên liệu, phân xưởng nung, phân xưởng cơ điện (phục vụ sửa chữa), phân xưởng hấp, phân xưởng kết tủa và lọc và hồ chứa bùn đỏ. Khu chứa bùn đỏ gồm 3 hồ sa lắng, thiết kế sao cho mỗi một hồ sẽ được làm đầy trong vòng 6 tháng, sau đó2 tháng, bùn sẽ được lắng đọng trong hồ. Sau khi bùn đóng rắn, hồ sa lắng sẽ được tiếp tục đổ đầy bùn đỏ. Khi xây dựng hồ sa lắng sẽ tạo màn ngăn cách nhiều lớp (vật liệu ngăn cách – PEHD và bentonit). Dung lượng hồ bùn đỏ được tính cho 30 năm. Chỉ số kinh tế - kỹ thuật của nhà máy được tính vận hành trong 30 năm. Trong tương lai, thời hạn này có thể kéo dài. Lượng tài nguyên và đất đai được tính theo thòi hạn này, nhưng xu hướng của nó kéo dài đến 50 năm.
Hỏi đáp về phụ nữ (Dũng.Trần)
- Hỏi: Tại sao không nhận phụ nữ vào quân đội?
Đáp: Khi nghe lệnh 'nằm xuống' họ lập tức nằm ngửa ra.
Đáp: Khi nghe lệnh 'nằm xuống' họ lập tức nằm ngửa ra.
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
Giới thiệu các "hảo thủ" của báo tường BT5
BT5 xin lần lượt giới thiệu các tay bút thường viết bài. Đây là "loạt đầu".
Lảo sư Trọng |
1. Thầy giáo Phạm Đình Trọng, hiện nay sống tại Yên Thế, sân bay TSN, TPHCM. Viết cho các báo (QĐND, SGGP...). Nhà thầy mở Cafe vườn, nhưng bạn Trỗi đến luôn có R để uống. Rất yêu quý trò Trỗi. Dịch thuật thì thôi rồi!
Bác Trần Kháng Chiến |
2. Huynh trưởng Trần Kháng Chiến, dân Quế Lâm thế hệ 1953-57. Sống tại Trần Não, Q2, TPHCM. Làm việc tại Hội Hữu nghị Việt - Trung TPHCM. Tiếng Hoa, tiếng Nga dùng như tiếng mẹ đẻ.
Cao "tư lệnh" |
3. Cao Cẩm Quỳ, cựu học sinh Y Trung. Sống tại Phật Sơn, Quảng Đông, TQ. Thường đi về Quế Lâm. Là cầu nối của trường ta với Y Trung, ĐHSPQT, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Quảng Tây... Đọc sách tiếng Việt hiểu 80%, viết được, nói chậm nhưng nghe hiểu (tự học suốt từ 1967 đến nay).
Đỗ Quang Việt |
4. Đỗ Quang Việt, k2 Trỗi. Sống tại HN. Nghỉ hưu nhưng cùng con gái mở trường đào tạo tiếng Anh Online, chất lượng cao. Dí dỏm. Ngoại ngữ: Nga, Anh và "bập bẹ" tiếng Hoa.
Phan "lang" trưởng phệ |
5. Phan Nam. Nghề nghiệp: Cơ khí chính xác ngành Dược (nhưng chỉ chế máy chứ không bán thuốc gia cao). Sống tại Yên Thế, sân bay TSN. Chi nhánh ở Củ Chi nuôi nhiều lợn mọi. Mong các bạn đến "phá kho thóc".
...
Website Y Trung: "CÁC BẠN VN VỀ THĂM LẠI TRƯỜNG CŨ"
Trên trang web có bài và ảnh của Hứa Kiên, đề ngày 31-5-2010.
Thầy Phạm Đình Trọng đã dịch và gửi bài cho BT5. Xin trân trọng giới thiệu!
Thầy Phạm Đình Trọng đã dịch và gửi bài cho BT5. Xin trân trọng giới thiệu!
Ngày 28-5-2010, một đoàn đại biểu trường TSQ NVT và các bạn VN gồm 40 người cùng Cục trưởng Cục Giáo dục Trương Bình, Cục phó Tra Quân Tài đến thăm trường Y-trung. Các đ/c Hiệu trưởng Mã Kinh, Bí thư Đảng ủy Phan Mẫn, nguyên Hiệu trưởng Tiêu Tuấn Lâm và cán bộ học sinh nhà trường đã nồng nhiệt, thân tình chào đón.
Trường TSQ NVT của VN và trường Y-trung chúng ta có mối thâm giao từ 40 năm trước. Giữa thập niên 60 của thế kỷ XX, chính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân VN, nhân dân TQ đã giành cho nhân dân VN sự chi viện lớn lao. Quế Lâm là hậu phương chiến lược lớn của nhân dân VN trong cuộc k/c chống Mỹ.
Ngã 3 và tổ xe ôm xóm tôi
Tổ gồm dăm sáu người. Anh nào anh nấy mặt đen sì vì phơi nắng, phơi gió suốt ngày. Trung “con” - ngoan, ai cần gì là giúp, xưa vá xe, nay chạy xe. Vợ nhỏ nhắn, xinh xinh, xưa đứng xe thuốc lá, sau nghe như chuyển nghề “hụi” hay "thư kí đề". Chả hiểu có được không nhưng chồng vẫn chạy xe.
Điều ngàn năm... (Nguyễn Cẩn - tiếp)
Chúng ta thử đi sâu vào phân tích một vài thói hư tật xấu trong danh sách nói trên xem lý do nào mà những người được phỏng vấn lại cho rằng đấy là những thói hư hàng đầu của người Việt Nam hôm nay:
a. Lối sống vụ lợi, hám tiến
Có thể nói rằng đấy là thói hư muôn đời của con người chăng? Như Phật dạy, không ngọn lửa nào nóng hơn lửa tham. Shakespeare cũng diễn tả trong “Romeo và Juliet”. Lúc Rome đi mua thuốc độc, khi gã bán thuốc độc đưa thuốc độc cho Romeo và nói :” Thưa ngài, thuốc độc đây!” thì Romeo chỉ vào gói tiền chàng đang cầm và trả lời, “Không, đây mới chính là thuốc độc”.
Cụ Nguyễn Khuyến khi bình về Truyện Kiều đã chẳng hóm hỉnh nhận xét:
"Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a?”
a. Lối sống vụ lợi, hám tiến
Có thể nói rằng đấy là thói hư muôn đời của con người chăng? Như Phật dạy, không ngọn lửa nào nóng hơn lửa tham. Shakespeare cũng diễn tả trong “Romeo và Juliet”. Lúc Rome đi mua thuốc độc, khi gã bán thuốc độc đưa thuốc độc cho Romeo và nói :” Thưa ngài, thuốc độc đây!” thì Romeo chỉ vào gói tiền chàng đang cầm và trả lời, “Không, đây mới chính là thuốc độc”.
Cụ Nguyễn Khuyến khi bình về Truyện Kiều đã chẳng hóm hỉnh nhận xét:
"Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a?”
Ký sự - Bắc Hàn du kí 2 (ST: Đạt)
Do đất nước Triều Tiên đang bị cấm vận toàn diện nên xe cộ rất nghèo nàn. Dân cư là công chức thì đi lại bằng tàu điện hoặc tàu điện ngầm. Phố xá rộng rãi nhưng rất ít xe, chủ yếu là những xe đời cũ của Nhật, TQ. Tuy nhiên, cũng xuất hiện cả những xe buýt 2 tầng đời mới. Nói chung là xe cộ như lẩu thập cẩm. Cả những chiếc xe điện bánh lốp chạy từ những năm 60-70. Giá vé xe điện cực rẻ, gần như bao cấp. Đi ra chợ cóc gần khu ngoại giao đoàn mua 200 won được 3 bìa đậu, thì giá vé 1 lượt là 5-10 won. Như vậy, 3 bìa đậu phụ đi được 20 lần.
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
Điều ngàn năm muốn nói (Bài đăng trên "Văn hóa Phật giáo" - Nguyễn Cẩn)
Khi Hà Nội tưng bừng lễ hội kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, người dân đã sống những ngày thật sự có ý nghĩa. Họ nhớ đến lịch sử và những năm tháng hào hùng trong niềm kiêu hãnh của người dân thủ đô, của người con đất Việt. Lễ hội đi qua cũng là lúc người ta xem xét những gì còn lấn cấn, vướng mắc khiến lễ hội có những điều không như ý: ngoài chuyện giữ xe “chém đẹp”, chen chúc mất trật tự… thì phải kể đến thái độ phá hoại công sản như bứt phá cây cảnh, vứt rác xuống hồ Gươm. Có bài báo đã phê phán, “Còn đâu nét thanh lịch?”. Vậy là sao?
Ảnh đẹp Hà Giang (BBC)
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp Hà Giang, vùng cực bắc Tổ quốc!
Giản tiện cho tìm kiếm bài cũ, tư liệu cũ
BT5 cố gắng gắn NHÃN ngay khi post các bài viết, như: Bạn Trỗi, Bạn Học viện, Truyện ngắn, Phóng-ký sự, Y học thường thức, Tin vui...
Nếu bạn có nhu cầu tìm bài cũ theo "nhãn" thì di chuột xuống góc dưới, bên trái; còn tìm bài theo "thời gian" thì cột thời gian sát bìa phải của trang.
Mong nhiều bạn hơn nữa đến với BT5 và không quên comment ý kiến của mình!
Nếu bạn có nhu cầu tìm bài cũ theo "nhãn" thì di chuột xuống góc dưới, bên trái; còn tìm bài theo "thời gian" thì cột thời gian sát bìa phải của trang.
Mong nhiều bạn hơn nữa đến với BT5 và không quên comment ý kiến của mình!
Ký sự: Bắc Hàn du kí (nhiều kì, ST: Đạt)
Vừa qua 1 anh bạn của Đạt k8 may mắn có dịp đi công tác bên CHDCND Triều Tiên, anh có ghi chép cho chuyến đi. Xin được tóm tắt.
Sáng - khởi hành từ Nội Bài, đầu giờ chiều đến sân bay Bắc Kinh. Phải nói là nhà ga T3 xây dựng phục vụ Olympic Bắc Kinh 2008 nên “hoành tá tràng”. Đang lớ ngớ ở sân bay chưa biết gọi taxi thế nào thì có 1 bác người Việt đi đón vợ từ VN sang cho đi nhờ. Đại lộ từ sân bay về trung tâm cực rộng và thoáng. Taxi chạy toàn trên 100 km/h. Tạm nghỉ ở Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh.
Y học thường thức: Ăn kiêng cả năm với khoai lang vẫn đủ chất (ST: Đạt)
Khoai lang rất tốt cho sức khỏe nên chẳng có lý do gì mà bạn không lựa chọn loại củ này cho thực đơn ăn kiêng cả năm của mình.
Nhiều vitamin và chất dinh dưỡng
Khoai lang là cả một “kho” vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau mà ít người biết đến như: vitamin A, vitamin B6, vitamin C, các chất đồng, chất sắt, mangan, kali và cả những thớ mô thực vật rất tốt cho quá trình ăn kiêng.
Nhiều vitamin và chất dinh dưỡng
Khoai lang là cả một “kho” vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau mà ít người biết đến như: vitamin A, vitamin B6, vitamin C, các chất đồng, chất sắt, mangan, kali và cả những thớ mô thực vật rất tốt cho quá trình ăn kiêng.
Lại bàn về tham nhũng: Đi xét xe
Đến hạn xét xe, nhắn cho chú tài của cơ quan: "Xét ở đâu? Chi 100 như HN chứ?". "Vâng, nếu xe cũ thêm tí". Đánh xe đến trạm mới đối diện Z751. Nộp giấy tờ xong ra đánh xe vào và chờ. (Cũng chỉ nghĩ khi xét xong, OK, kí biên bản và "lê văn chi").
Đứng cổng ra, nhìn vào thấy xe đã qua 2 cửa. Nghĩ chắc xe không có lỗi gì nhưng thấy nhân viên kiểm tra vẫy vẫy: "Chủ xe đâu?". Ngoáy tay đáp: Có ngay, có ngay.
- Xe bác xe cá nhân hay cơ quan?
Đứng cổng ra, nhìn vào thấy xe đã qua 2 cửa. Nghĩ chắc xe không có lỗi gì nhưng thấy nhân viên kiểm tra vẫy vẫy: "Chủ xe đâu?". Ngoáy tay đáp: Có ngay, có ngay.
- Xe bác xe cá nhân hay cơ quan?
Hưởng ứng đề xuất quốc hoa, quốc chim của Mạnh Thanh (Bee)
Với ý kiến đề xuất hoa dâm bụt và chim ri, nay trên Bee có đăng khảo sát về "cậu nhỏ" khắp thế giới!
Chuyện HN: Cuộc sống của cư dân già nhất xóm nổi sông Hồng (ST: Nguyễn Thái Sơn)
Sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, người già nhất xóm nổi ven sông Hồng đang sống những năm cuối đời cùng người vợ trẻ trên con thuyền rách giữa mùa nước cạn kỷ lục.
10 năm nay, ông Vũ Đình Bài (77 tuổi) và vợ sống trong con thuyền nhỏ chỉ đủ trải một chiếc chiếu, cái tủ và một ngăn bếp. Từ nhiều tháng nay, sông Hồng khu vực Hà Nội cạn kiệt trầm trọng, cuộc sống của ông và 16 hộ dân ở xóm chài cũng bị ảnh hưởng.
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011
Vì sao nước Mỹ không có tham quan? (Nguyễn Văn Đồng dịch từ tiếng Hoa)
Ở nước Mỹ không tìm thấy quan tham vì:
1. Thị trưởng, Châu trưởng không có quyền quyết định công việc xây dựng thành phố và mua sắm vật phẩm làm việc. Tất cả việc chi tiêu đều do Hội đồng thành phố, Hội đồng Châu tập thể thảo luận, thẩm định và quyết định. Thị trưởng, Châu trưởng chỉ có quyền chấp hành mà không có quyền quyết định. Họ muốn tham nhũng cũng không có điều kiện, quy chế làm việc đã bịt kín kẽ hở lợi dụng quyền hành để mưu cầu lợi ích riêng.
1. Thị trưởng, Châu trưởng không có quyền quyết định công việc xây dựng thành phố và mua sắm vật phẩm làm việc. Tất cả việc chi tiêu đều do Hội đồng thành phố, Hội đồng Châu tập thể thảo luận, thẩm định và quyết định. Thị trưởng, Châu trưởng chỉ có quyền chấp hành mà không có quyền quyết định. Họ muốn tham nhũng cũng không có điều kiện, quy chế làm việc đã bịt kín kẽ hở lợi dụng quyền hành để mưu cầu lợi ích riêng.
Thông báo: Một số bút danh
Xin thông báo để các bọ tiện theo dõi:
- Ngân "xồm" = Trần Đình Ngân (BRD, cựu giáo viên HV).
- Tiến "gù" = Nguyễn Viết Tiến (HN, cựu giáo viên HV).
- Khoai Việt = Nguyễn Thái, Nguyễn Việt Thái k16 (giáo viên HV).
- Đào Duy = Duy Đảo k6 HV (bút danh từ ngày viết cho Tiền phong Chúa nhựt).
...
Có gì mới hơn, chúng em sẽ "hầu" ngay!
- Ngân "xồm" = Trần Đình Ngân (BRD, cựu giáo viên HV).
- Tiến "gù" = Nguyễn Viết Tiến (HN, cựu giáo viên HV).
- Khoai Việt = Nguyễn Thái, Nguyễn Việt Thái k16 (giáo viên HV).
- Đào Duy = Duy Đảo k6 HV (bút danh từ ngày viết cho Tiền phong Chúa nhựt).
...
Có gì mới hơn, chúng em sẽ "hầu" ngay!
Thông báo!!!
Vừa qua có những lúc BT5 bị hacker "tấn công", các bạn không comment hay post bài được. Vì vậy chúng tôi đang làm những test để tránh. Mong các bạn cùng theo dõi. Ai có sáng kiến hay thì góp nhé!!!
Tin vui: Dương Minh Đức đã lên ông ngoại
Trưa nay có cuộc điện đàm với NSUT. Sau vài câu, hắn bảo: "Ông cầm máy nói chuyện với ông ngoại này!". Tưởng nói với ai, hóa ra vẫn cái giọng nhừa nhựa (chắc có tí men!) của hắn.
- Thế ông ngoại nào?
- Ông ngoại DMĐ đây. Con My nhà tôi sinh rồi, hôm qua, con trai 3,1 kí.
Vội ngắt lời: "Chúc mừng ông ngoại!". Còn hắn thì sướng ra mặt!
- Thế ông ngoại nào?
- Ông ngoại DMĐ đây. Con My nhà tôi sinh rồi, hôm qua, con trai 3,1 kí.
Vội ngắt lời: "Chúc mừng ông ngoại!". Còn hắn thì sướng ra mặt!
Trao đổi: NHẬN DẠNG THAM NHŨNG (Tiến "gù")
PHẦN I : NHẬN DẠNG THAM NHŨNG .
Anh em mình phần lớn đều làm công tác KHKT hoặc nghiên cứu xã hội vậy tôi nêu ra vấn đề “NHẬN DẠNG” tham nhũng chắc không ai phản đối , vì nếu không “nhận dạng” được đó là cái gì ? đó là ai ? hình thù ra làm sao ? nơi cư trú của nó ở đâu ? nó hoạt động thế nào ? thì làm sao mà “phòng với chống” ?
Tôi xin phát biểu ý kiến cá nhân một số yếu tố nhận dạng tham nhũng để các bạn tham khảo và bổ xung
1- / Tham nhũng phải là : những con người cụ thể , có danh tính ; không thể là một hoặc những “ảo nhân” hoặc “tập thể” .
Tiếp "Chuyện thời bao cấp" của Vương Trí Nhàn
Mọi chuyện có từ bao giờ hay là một ít sự kiện “đã thuộc về lịch sử”
Sẽ là không thừa nếu “chính danh” một chút, tức tìm cách gọi đúng tên sự vật trước khi bàn về sự vật đó.
Về mặt thời gian, lẽ ra, cuộc trưng bày trên Bảo tàng dân tộc học phải mang cái tên là Cuộc sống Hà Nội thời hậu chiến. Còn nếu muốn đi vào thực chất kiểu sống những năm ấy, thay cho bao cấp, người ta có thể dùng những chứ khác như thời trì trệ. Bề nào mà xét thì cũng phải có cái nhìn bao quát từ chiến tranh chống Mỹ, và lùi lại cả giai đoạn từ sau 1954 trở đi.Trong cái mạch chung đó, giai đoạn sau từ 1975 cho tới 1986 chỉ là một phân đoạn --- tuy là phân đoạn chín nhất, bộc lộ một cách đầy đủ nhất bản chất của một giai đoạn phát triển xã hội.
Cao Cẩm Quỳ, người bạn tốt
Hôm qua sinh nhật anh 62 tuổi. Xin chúc Cao mạnh khỏe, hạnh phúc!
Nhớ lại năm 2003 khi chúng tôi về lại Quế Lâm. Có quay lại Y Trung, nhờ chị Niệm và Mã Kinh (nay là hiệu trưởng, nhưng ngày đó còn trẻ và chỉ là 1 giáo viên hay trợ lí thường) đưa về thăm khuôn viên cũ. Gặp lại thầy Mã dạy tiếng Nga và mẹ con bạn Thịnh (con thầy thể dục bị đấu tố ngày nào) tại khu gia đình. Riêng Cao thì không gặp.
Nhớ lại năm 2003 khi chúng tôi về lại Quế Lâm. Có quay lại Y Trung, nhờ chị Niệm và Mã Kinh (nay là hiệu trưởng, nhưng ngày đó còn trẻ và chỉ là 1 giáo viên hay trợ lí thường) đưa về thăm khuôn viên cũ. Gặp lại thầy Mã dạy tiếng Nga và mẹ con bạn Thịnh (con thầy thể dục bị đấu tố ngày nào) tại khu gia đình. Riêng Cao thì không gặp.
Vợ chồng Cao trong đám cưới con trai (áo trắng) cùng ba mẹ từ Quế Lâm về dự ở Phật Sơn. |
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011
"Đây là nhà ta!"
Đám cưới cháu Hà Chí Công tại White Palace. Bố cháu đặt 6 bàn bên cánh phải sân khấu, ở giữa bàn có đặt 2 chữ "BẠN TRỖI" to tướng. Cả 6 bàn đủ khách. Dễ đến 50 anh em cùng 1 bàn phu nhân. Chỉnh Huấn đi cùng con gái. Vợ chồng Tương Lai vừa "nhập trạch" cũng có mặt. Anh em gặp nhau í ới, bắt tay quyết liệt, hỏi thăm sức khỏe rồi nâng ly, cười ha hả...
Sau màn thủ tục, bố cháu dẫn 2 vợ chồng đi từng bàn cảm ơn. Khi đến bàn tôi, 1 bác nhanh nhảu chúc: "Trăm năm hạnh phúc, 2 cháu nhé! Hạnh phúc đến khi đầu bạc như bố, răng rụng hết như chú... phải vừa đánh răng vừa thổi sáo!". Cả bàn cười ồ: "Các bác, các chú là bạn bố Quang".
- Không, đây là nhà ta, các con ạ! - Bố Quang vội cải chính.
Sau màn thủ tục, bố cháu dẫn 2 vợ chồng đi từng bàn cảm ơn. Khi đến bàn tôi, 1 bác nhanh nhảu chúc: "Trăm năm hạnh phúc, 2 cháu nhé! Hạnh phúc đến khi đầu bạc như bố, răng rụng hết như chú... phải vừa đánh răng vừa thổi sáo!". Cả bàn cười ồ: "Các bác, các chú là bạn bố Quang".
- Không, đây là nhà ta, các con ạ! - Bố Quang vội cải chính.
Trao đổi: Dân ta có thua dân Nhật???
Sáng thứ bảy, cô cháu gái – phóng viên trẻ ở Bee.net.vn – gọi vào: “Chú ơi, chú có đọc bức thư từ Nhật gửi về, xôn xao báo mạng mấy ngày nay?”. “Có. Cảm động lắm!”. “Vâng, cháu cũng đã khóc nhưng cứ có một suy nghĩ, dân ta cũng thế đấy chứ. Hay là chú…”.
Vâng, tôi đã nhận lời ghi lại những mẩu chuyện đầy tình người, đầy trách nhiệm “mình vì mọi người” của dân Việt mà một thời được từng trải…
1. Chuyện ngày đi sơ tán:
Cô bạn tôi tên Bình, công tác tại Tổ chức chính quyền thành phố HCM, khi đọc bài báo này đã nhớ lại... Năm 1964, chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ mở rộng ra miền Bắc XHCN. Lập tức các cơ quan, xí nghiệp, trường học phải rời Hà Nội, Hải Phòng về nông thôn.
Chuyện HN: Về "tương..., đào... và phân Cổ Nhuế"
Chiều chủ nhật, đưa con gái đi học vẽ. Khi về, hai ba con tạt qua hiệu sách. Vớ được cuốn Ca dao về HN. Đọc lướt phần Phụ lục có mục “Ngạn ngữ về HN” thì thấy ngay câu “Tương Nhật Tảo, đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế”, chợt nảy ra ý tưởng góp cho Chuyện kể về HN của BT5. Mừng quá, mua ngay.
Hố xí thời Pháp thuộc
Hầu như thời đó,chỉ những villa xây kiểu Tây mới có hố xí máy, ị xong, giật nước, phân trôi vào bể phốt. Còn lại dân chúng HN chỉ biết dùng hố xí mà phía dưới đặt những thùng tole - ỉa vào thùng rồi vài ngày có thợ đổ thùng (toàn dân nghèo ở ngoại ô) vào dọn, đưa ra những xe kéo tay, chạy ra đổ ở ngoại ô. Mỗi lần kéo thùng chạy qua cửa nhà ai cũng phải bịt mũi; nhất là khu 36 phố phường. Nhìn thấy công nhân đổ thùng cùng những chiếc xe kéo chạy qua, ai cũng gớm.
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011
Chuyện HN: Thời bao cấp
Đã 6g30 chiều, đến giờ phải đi mừng đám cưới cháu Hà Chí Công, con Hà Chí Quang, nhưng vẫn muốn post lên bài viết hay về HN chúng mình thời bao cấp. Đọc để nhớ, để hiểu và có gì chăng với thời cuộc mới!
Mời các bạn cùng đọc bà viết của Vương Trí Nhàn!
Mời các bạn cùng đọc bà viết của Vương Trí Nhàn!
Một cách làm sử
Mặt nghệt ra như mất sổ gạo.
Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.
Khai trương Ei8ht Gallery
Sau những chuẩn bị tích cực, nhất là sau khi hoàn thành cuốn sách "Nguyễn Phan Chánh" (tác giả: Nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn - NXB Mỹ thuật) với gần 200 trang in trên giấy couche bóng cùng hàng trăm ảnh chụp các tác phẩm và phác thảo của ông để lại, ngày 25/3/2011 sẽ khai trương Gallery số 8 Phùng Khắc Khoan. Triển lãm chuyên đề về cố họa sĩ nổi tiếng Nguyễn Phan Chánh (ông ngoại của các bạn Trỗi Quang Thắng, Quang Bắc, Quang Tuệ) kéo dài 1 tháng đến hết ngày 25/4.
Mời các bạn có đam mê nghệ thuật hội họa đến xem!
Từ hôm nay website Ei8ht Gallery sẽ bắt đầu phục vụ các bạn có nhu cầu tìm hiểu về các họa sĩ VN đương đại (từ những năm 1930 tới nay). Trân trọng!
Mời các bạn có đam mê nghệ thuật hội họa đến xem!
Từ hôm nay website Ei8ht Gallery sẽ bắt đầu phục vụ các bạn có nhu cầu tìm hiểu về các họa sĩ VN đương đại (từ những năm 1930 tới nay). Trân trọng!
Phóng sự ảnh: Tôi tới Macau (Cao Cẩm Quỳ)
Xin chào các bạn Trỗi!
Vừa rồi, gia đình tôi đón bố mẹ từ Quế Lâm tới thăm Macau. Macau rất đẹp và hiện đại. Xin hân hạnh giới thiệu 1 số ảnh của chuyến đi!
Từ ngày 28/3 đến 3/4/2011, tôi trở về Quế Lâm. Có bạn Trỗi nào qua thì nhớ liên lạc (DĐ: 13702757359).
Chúc các thầy cô, các bạn Trỗi mạnh khỏe!
Vừa rồi, gia đình tôi đón bố mẹ từ Quế Lâm tới thăm Macau. Macau rất đẹp và hiện đại. Xin hân hạnh giới thiệu 1 số ảnh của chuyến đi!
Từ ngày 28/3 đến 3/4/2011, tôi trở về Quế Lâm. Có bạn Trỗi nào qua thì nhớ liên lạc (DĐ: 13702757359).
Chúc các thầy cô, các bạn Trỗi mạnh khỏe!
Cùng ba mẹ bên bờ sông |
"Đặc sản của lính QS": Làm thịt rắn
Anh Hà Trọng Tuyên có tài bắt rắn. Cứ thấy con rắn bò lướt dưới cỏ là anh nhanh tay tóm lấy đuôi, rồi quay mấy vòng là giãn hết xương cốt, con rắn chịu thua. Rắn mang về làm thịt, nấu cháo. Chí Hòa cũng học bài bắt rắn này nhưng không dám áp dụng.
Lần đó đi giảng về, từ dốc Ông Bảo xuống, bỗng thấy con rắn cạp nong nằm phơi nắng ngay vệ đường về đồi Chuồng Ngựa (doanh trại 2 khoa Vô tuyến và Công trình thời trước 1945 là trại ngựa của lính Nhật). Hắn vội nhặt viên gạch, nhằm đầu phang chí tử. Dập đầu, chú rắn chết tươi.
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
Cuối tuần, 2 đám cưới Trỗi k9
Cũng tại White Palace, Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, TPHCM:
- Tối thứ bảy có tiệc mừng hôn lễ của cháu Ngọc, con gái Thiệp k6.
- Tối chủ nhật có tiệc cho anh trưởng Hà Chí Công, con trai Hà Chí Quang k4, ra ở riêng.
Chúc mừng 4 họ, 4 gia đình và 2 cặp tân hôn!
Chúc bạn Trỗi già gặp nhau vui vẻ!
- Tối thứ bảy có tiệc mừng hôn lễ của cháu Ngọc, con gái Thiệp k6.
- Tối chủ nhật có tiệc cho anh trưởng Hà Chí Công, con trai Hà Chí Quang k4, ra ở riêng.
Chúc mừng 4 họ, 4 gia đình và 2 cặp tân hôn!
Chúc bạn Trỗi già gặp nhau vui vẻ!
Trần Phong, blog hay!
Như đã thông báo, bạn Trần Phong k5 có blog riêng với phong cách thích văn nghệ, tư liệu... BT5 đã link tới TranPhong blog (ở góc phải, dưới, phần danh sách các blog). Mời các bạn cùng sang thăm!
"Đặc sản" của lính QS (tiếp)
Học làm thịt cóc
Cái trò này cũng do mấy ông bộ đội tập kết bày cho. Cuối năm 1972, C343, C353 (khi đó chúng tôi đã lên Khoa Vô tuyến) sơ tán về Đại Tự, Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Sát bờ sông Hồng, bên kia là Phố Gạch, Sơn Tây.
Vừa tới vài hôm, bác Phôi, bác Hay đi “ba tui” về khoe: “Sát bờ sông có bãi ngô rộng lắm, tới vài chục mẫu. Ngoài ấy tha hồ là cóc. Đêm nay đi bắt cóc về làm thịt”. Từ bé đến giờ nhìn con cóc xấu xí, da xù xì toàn mụn mà ghê. “Ăn thế quái nào được”, tôi né. Đêm ấy, anh em đi rồi tha về hàng bao tải cóc, ném xuống hầm tăng-xê. Trưa hôm sau, các bác lính già trổ tài làm thịt. Tôi chỉ dám đứng ngó xem.
Chuyện HN: Và „ Bán cái nực cười ! Ai mua !!!“ (Trần Ngân, BRD)
Tôi và Trần Duy Hậu ( gọi là „Hậu bỉn“ sau này là TGĐ các công trình ngầm của thủy điện sông Đà ) học cùng lớp ở Quế Lâm, về Hà nội lại học chung lớp do cô Thái ( day sử) làm chủ nhiệm . Hậu nghịch ngầm nên với bạn bè, nó có nhiều trò rất tai quái.
Biết trong cặp tôi hôm ấy được mẹ cho một hào, Hậu rủ tôi : Hôm nay tan học, tao dẫn mày đi mua một thứ bán rất rẻ ở ga . Một hào thời đó to lắm nên nó bảo rẻ làm tôi thật sự hồi hộp. Thằng Hậu bí mật món hàng đến phút cuối . Lang thang, chờ đợi…cho đến lúc nó bảo : Kia rồi !
Biết trong cặp tôi hôm ấy được mẹ cho một hào, Hậu rủ tôi : Hôm nay tan học, tao dẫn mày đi mua một thứ bán rất rẻ ở ga . Một hào thời đó to lắm nên nó bảo rẻ làm tôi thật sự hồi hộp. Thằng Hậu bí mật món hàng đến phút cuối . Lang thang, chờ đợi…cho đến lúc nó bảo : Kia rồi !
NHỮNG SỰ TRÙNG HỢP KỲ LẠ GIỮA HAI TỔNG THỐNG MỸ (Tiến "gù")
Cách nhau đúng 100 năm!!!
1-/ HÔN NHÂN VÀ CON CÁI :
- Đều cưới vợ năm 30 tuổi .
- Vợ của hai ông đều nói tiếng Pháp .
- Lúc cưới hai bà đều 24 tuổi , đều có tóc nâu .
- Hai ông đều có một đứa con chết lúc họ sống ở tòa Bạch ốc .
Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011
Thông tin: LÍNH HỌC VIỆN & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG (Nguyễn Thái k16)
Học viện có nhiều người yêu thích KH&CN, mỗi người một vẻ, nhưng đều chung tâm huyết để đưa kiến thức vào cuộc sống, làm giàu cho mình và xã hội. Những năm đầu thế kỷ XXI, Môi trường được coi trọng như là một xu hướng phát triển bền vững và thân thiện với tự nhiên.
GIỜ GIẢNG CỦA THÀY NGUYỄN QUỲ (Nguyễn Thái k16HV)
Những năm tám mươi, chúng tôi - khối học viên ngành Hóa đầu tiên của Học viện KTQS được học môn Hóa lý của thày Nguyễn Quỳ. Lúc bấy giờ thày là thượng tá Giám đốc Học viện. Chắc ai cũng có những kỷ niệm của riêng mình, còn tôi xin kể một số kỷ niệm về thày Nguyễn Quỳ mà mình đã được biết.
Tin bóng đá: CLB Hà Nội Phương Nam thắng lớn
Giao hữu bóng đá CLB Hà Nội Phương Nam và A75 vào 16g chiều qua, tại sân Hồng Hà. A75 ra quân với đội hình rất trẻ, gây chóang cho HNPN; nhất là nghe đồn “A75 chưa có đội thủ ở Tân Bình” (vì vừa hạ gục Thành Nam 5-3!).
Hai đội căng thẳng trong 15’ đầu. Hữu (QK7) áp sát vòng 5m50, đón đường chuyền ngang từ cuối đường biên ngang, đánh đầu vào gôn, mở tỷ số cho HNPN. Tỷ số 1-0 giữ hết hiệp 1.
Một ngày với công nghệ thông tin "hơi bị" hiện đại (ST: Đạt)
Mời bạn xem video clip này!
Hưởng ứng chuyên mục „ Kể chuyện Hà nội“ của Nguyễn Thái Sơn (Trần Ngân, BRD)
Bán „ Quất! quất quất…!“
Năm 1957 từ Quế lâm trở về, tôi vào học tiếp học kỳ hai lớp 5 . Bố công tác xa nhà, mẹ tôi lo mấy anh em "Tầu ngố“ nên đón dì ở quê lên Hà nội trông nom thêm các cháu . Dì mang tiếng là người lớn nhưng chỉ hơn tôi 4 tuổi, lại là người nhà quê nên cũng ngơ ngác Hà nội chẳng kém các cháu bao nhiêu .
Hôm đầu, đi tầu hỏa đền ga Hàng cỏ, dì khát nước chẳng biết uống ở đâu. Nhìn trước nhìn sau, thấy một ông vai đeo bị, tay chống gậy, cắp bên nách một cái chiếu vừa đi vừa rao „ Quất! quất quất…! „ dì tôi đi theo .
Năm 1957 từ Quế lâm trở về, tôi vào học tiếp học kỳ hai lớp 5 . Bố công tác xa nhà, mẹ tôi lo mấy anh em "Tầu ngố“ nên đón dì ở quê lên Hà nội trông nom thêm các cháu . Dì mang tiếng là người lớn nhưng chỉ hơn tôi 4 tuổi, lại là người nhà quê nên cũng ngơ ngác Hà nội chẳng kém các cháu bao nhiêu .
Hôm đầu, đi tầu hỏa đền ga Hàng cỏ, dì khát nước chẳng biết uống ở đâu. Nhìn trước nhìn sau, thấy một ông vai đeo bị, tay chống gậy, cắp bên nách một cái chiếu vừa đi vừa rao „ Quất! quất quất…! „ dì tôi đi theo .
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
Họp mặt đồng hương Bình Lục
Đúng hẹn, bà con dân Bình Lục, Hà Nam sáng chủ nhật 13/3/2011 có mặt tại Nhà khách TW T78. Có chút thay đổi vì hôm đó Bộ Chính trị họp nên khai hội chuyển sang Nhà hàng tiệc cưới 123 Lý Chính Thắng, cách đó 100m.
Thật vui vì kín hội trường. Phần đầu bà con được thưởng thức những làm điệu dân ca của nhóm "Sáo Hùng". Sau đó được nghe BLL thông báo, tới năm 2010 đã có 6000 dân "cầu tõm" sinh sống ở TPHCM và các tỉnh lân cận với hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1000 cửa hàng buôn bán, dịch vụ (những năm trước chỉ là 100 và 800). Xa quê hương nên bà con quy tụ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Dân lương, giáo Bình Lục ở phía Nam tham gia Hội đồng hương ngày càng đông.
Theo báo cáo nhanh, lần này cũng góp được trên 166 triệu. Bà con trích ngay 20 triệu ủng hộ Quỹ Khuyến học Bình Lục.
Kết thúc có phần tiệc mặn tại nhà khách T78. Vui!
Thật vui vì kín hội trường. Phần đầu bà con được thưởng thức những làm điệu dân ca của nhóm "Sáo Hùng". Sau đó được nghe BLL thông báo, tới năm 2010 đã có 6000 dân "cầu tõm" sinh sống ở TPHCM và các tỉnh lân cận với hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1000 cửa hàng buôn bán, dịch vụ (những năm trước chỉ là 100 và 800). Xa quê hương nên bà con quy tụ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Dân lương, giáo Bình Lục ở phía Nam tham gia Hội đồng hương ngày càng đông.
Theo báo cáo nhanh, lần này cũng góp được trên 166 triệu. Bà con trích ngay 20 triệu ủng hộ Quỹ Khuyến học Bình Lục.
Kết thúc có phần tiệc mặn tại nhà khách T78. Vui!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)