Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

HN, SG ngày trước Tết (QV-KQ)

Mời các bạn ghé Chợ Đồng Xuân HN và Chợ hoa công viên Gia Định SG ngày 29 tết.

Các nghệ sĩ lão làng đã ra đi

Chiều 1 tết, đến thăm NSUT Dương Minh Đẩu - thân phụ của anh Dương Minh Đức. Chú, cháu gặp nhau nhiều chuyện vui. Năm nay cụ đã 85 (cũng tuổi Thìn), còn cụ bà Kim Dung 81. Tết này thấy 2 cụ khỏe hơn. "Năm qua cũng mấy lần căng đấy, anh biết rồi", cụ nói "ấy vậy hôm 28 tết, 2 ông bà già này gọi taxi ra tận SG thăm đường hoa Nguyễn Huệ. Hoa nhiều, đẹp, đi hơi mệt nhưng vui ra phết!".
Nhắc tới Đạo diễn điện ảnh NSND Hải Ninh vừa đi hôm rồi, cụ nói: "Trong làng điện ảnh của mình thì ông Ninh để lại nhiều dấu ấn, tác phẩm và được mọi người trong nghề rất quý. Nghiêm túc, không quan, gần anh chị em. Nghe nói, Trà Giang cũng bay ra dự tang thầy...". (Đọc thêm ở Khám phá).
Cũng chỉ sau ông Ninh vài ngày thì bà Thanh Trì, giáo viên Nhạc viện TpHCM, cũng mới đi. Ông Đẩu nhớ lại:
- Ngày thằng Đức vừa tốt nghiệp Đại học KTQS (1975) thì cô Thanh Trì vừa đi học Nhạc viện Traicopxki, Liên Xô về. Mình dẫn Đức đến và hỏi: "Cô xem thằng này có hát được không?". Cô nghe Đức hát thử vài bài và nói: "Anh để em dạy nó. Nó hát tốt, theo nghề được". Khi trở về lên xin ông Thi (Cục trưởng Tuyên huấn) thì ông không cho vì nó vừa tốt nghiệp kĩ sư, như vậy lãng phí quá. Vậy là ông Đặng Quốc Bảo phải "làm bài" giữ lại trường, kéo nó lên Ban Tuyên huấn làm việc, sau đó mới gửi đi học ở Nhạc viện. Vậy là ông Bảo đã "bẻ ghi" cho cuộc đời thằng Đức. Vì lỡ trớn với cô Trì nên thầy Mai Khanh là thầy đầu tiên của Đức...

Những hình ảnh 'cực độc' chỉ có ở VN (ST: ĐB)


Cẩn thận kẻo ngã.

Cuộc chiến của 2 đối thủ nhí (ST: Dương Thanh)

Mời xem!

Đứng nơi tận cùng của Tổ quốc nghĩ về chủ quyền dân tộc ở Biển Đông (Khánh Trâm)


Sáng 28 Tết, qua nhà Hải-Trâm, được em tặng bài viết này (đã gửi trên BVN). BT5 xin đăng lại. Cảm ơn CTV mới của Báo liếp! (Vì không hiện ảnh nên chỉ đăng nội dung bài viết. Xin cảm thông!). 

Đứng nơi đây tôi hướng mắt ra Biển Đông. Những câu thơ cứ tự nó ngổn ngang sống dậy trong đầu: “Nếu Tổ quốc nhìn tự bao hiểm họa / đã mười lần giặc đến tự Biển Đông” nhưng “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất / dáng con tàu vẫn hướng mắt ra khơi”. Tôi cố nhìn ra xa, thật xa cho hết tầm mắt nơi mặt biển phía trước. Màu nước biển trong xanh nhưng sâu dưới kia trong tiềm thức của tôi vẫn còn hằn rõ những vết máu đỏ ngầu lịch sử – máu tanh hôi của lũ giặc cướp nước bị quân lính chúng ta nhiều đời đánh cho tan tác, và máu của cả các chiến sỹ hải quân Việt Nam đã đổ xuống để giữ gìn biển đảo quê hương, giữ trọn chủ quyền dân tộc trải bao thế hệ nay – KT.


Thơ xuân: XUÂN GƯỢNG (Cường 98)

Xuân đến thật rồi mà lòng còn trăm mối
Ngổn ngang mọi bề... và bối rối tâm can
Đã tạm qua đi khốn khó gian nan
Để hy vọng vào một mùa xuân mới!
... Có bao điều sao ta không thể nói
Cứ nghẹn ngào và buốt nhói trong tim.
Này xuân hỡi, sao vắng những cánh chim
Bay đâu hết hay lạc chìm trong gió bão?
Như cánh diều kia sao không tiếng sáo
Chao liệng giữa trời mà buồn ảo hư không?
Ta đón xuân sao vẫn cứ mông lung
Gượng gạo niềm vui và vẫy vùng trong hy vọng
... Mùa xuân ơi, mang về bao sự sống
Đã đoạn li một đông giá hôm nào
Ta đón xuân nhưng chẳng thể nào
Quên hết được những nghẹn ngào đông lạnh!

Tết bệnh viện (Quang Việt)


Sát Tết vào bệnh viện thăm bạn ốm, cám cảnh chị em Ô sin phải ăn Tết xa nhà.

Mọi người lo Tết về sum họp,
Mình em dù muốn, chẳng thể về.
Nhận lời chăm sóc cho người ốm,
Nên đành ăn cái Tết xa quê.
Để con có tiền đóng học phí,
Để  khi hiếu hỷ có tiền chi,
Để  còn có vốn chăn thêm lợn,
Nên sát Tết rồi vẫn phải đi.
Tết trong bệnh viện buồn ghê gớm
Lại còn thêm cái rét tái tê.
Dặn con chăm sóc bà thay mẹ,
Hết Tết, ra Giêng, mẹ sẽ về.