Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Nhà nông (Ngô Hạnh)

Theo báo chí và trên thực tế thấy nhiều nơi nông dân chán ruộng bỏ ruộng hoang. Rất buồn và cái máu nông dân trong tôi lại sôi lên. Nông dân không coi ruộng vườn đất đai là nguồn sống, thì họ làm gì nhỉ? Xã hội sống sao được khi không có nông dân? Tôi lại nhớ tới câu các cụ xưa: "Nhất sĩ nhì nông...." và cho rằng vẫn còn đúng với ngày nay:

Nhà nông
“Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì sĩ”
Ngày xưa là thế
Bây giờ thì sao
Đồng thấp ruộng cao
Chia lô để bán.
Đất thành tài sản
Nhà nước độc quyền
Đâu phải của dân
Cha chung ai khóc
Ai làm ra thóc
Ai làm ra ngô
Sảy ra mất mùa
Ắt dân bị đói
Nói gì thì nói
Chớ phụ nhà nông
Kẻo lại chạy rông
Xin gạo cứu tế
Tiền nhân dạy thế
Lắng lặng mà nghe!
                                       2014

Trận bóng của Phan Đức Dũng tại SG

Mời xem!

“Sĩ”

Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. 
Nếu không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. 
Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời trước

Cụ ông lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con (ST: Lê Quý)

Từng nghe chuyện này nhưng đầu năm BT5 đăng tải lại. Ấy cũng là chuyện sức khỏe như 1 lời chúc cho xuân mới này.
 Thấy cô gái đến học nghề và cai quản trang trại cho mình vừa thông minh vừa chăm chỉ, ông lão 80 tuổi thốt ra vài câu thơ. Từ những câu thơ đó, cô gái 28 tuổi đã đem lòng yêu rồi lấy một người hơn mình 52 tuổi chồng.

Thầy ơi em muốn lấy thầy làm chồng
Ông Nguyễn Hữu Trọng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội năm nay đã ở tuổi 84. Năm 2008 (khi tròn 80 tuổi) ông lấy vợ kém mình 52 tuổi. Vợ ông là chị Đinh Thị Bảy, sinh năm 1981 ở Yên Lập, Phú Thọ.
Vốn theo học ngành văn nhưng khi tốt nghiệp chưa có việc làm nên chị Bảy xin vào học nghề thuốc và làm thuê ở trang trại của ông Trọng ở đường Láng Hòa Lạc. Được một thời gian, thấy chị có năng lực, chịu khó làm nên ông Trọng giao cho chị quản lý toàn bộ trang trại.
Cụ ông lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cu ong lay vo, cu ong sinh con, lay vo chenh tuoi, chenh lech   tuoi   tac,   sinh san, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Ông Nguyễn Hữu Trọng, 84 tuổi

FULRO... tiếp (Việt Dũng)

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng ta, công cuộc Đổi mới toàn diện trên các mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên đất nước ta được khởi xướng. Bên cạnh đó là những biến động chính trị lớn trên thế giới như: sự sụp đổ của Liên Xô và một số nước XHCN ở Đông Âu đã tác động không nhỏ đến tình hình quốc tế, khu vực và tình hình trong nước ta. Các thế lực chống Cộng sản trên thế giới cho rằng thời cơ để đẩy mạnh các hoạt động chống phá, lật đổ chế độ chính trị của những nước XHCN còn lại đã đến.
Võ Đại tướng làm việc với CA Lâm Đồng 1979.
       Ở Campuchia, tình hình chính trị diễn biến phức tạp sau sự kiện Việt Nam rút quân (1989). TQ tăng cường các hoạt động chia rẽ và can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và ba nước Đông Dương. Trong giai đoạn mới, tình hình diễn biến chính trị trên bình diện thế giới và khu vực cũng làm cho lực lượng FULRO mất chỗ dựa vào các thế lực bên ngoài. Ngoài bộ phận đã đi Mỹ, lúc này FULRO vẫn còn lực lượng ở Campuchia, với tổng số 165 tên. Bọn ở trong nội địa tiếp tục bị ta tấn công, tan rã. Đến năm 1991 – 1992, những cố gắng cuối cùng của FULRO để liên lạc, móc nối phối hợp trong – ngoài bị thất bại, tổ chức bị tan rã, đến tháng 12/1992, với sự chấp thuận của Mỹ và UNTAC, toàn bộ số FULRO còn lại gồm hơn 400 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đã ra hàng lực lượng UNTAC tại Campuchia, tuyên bố chấm dứt hoạt động chính trị và vũ trang, sau đó được đưa đi Mỹ.