Chiều nay vào thăm. Thầy nằm Khoa Cấp cứu tích cực, ngay giữa Viện 175. May có Ngọc, con thầy và em gái nên đuợc vào thăm ngay.
Thầy đang lọc máu (không thay thận) nên nằm trong phòng vô trùng hoàn toàn. Khi vào phải đội mũ, mặc áo, mang bọc chân. Thầy tỉnh táo. Lên đây khá hơn, cả 2 đêm ngủ được (khi dưới Viện 121 Cần Thơ thì thức trắng 4 đêm nên mệt). Cấp cứu đúng tuyến nên cũng tiện.
Ngay sáng thứ 5, giám đốc Phục Quốc xuống thăm. Thầy nhận ra trò ngay. Cũng là thuốc an thần cho thầy. Hàng ngày chỉ được vào thăm lúc 5g sáng và 5g chiều.
Thầy Sinh gửi lời thăm thầy, bạn Trỗi.
Bài đăng Phổ biến
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Gặp mặt các bạn yêu thơ của Báo liếp
- Lỡ làng (Ngô Hạnh)
- Bác Hồ cười trước lúc đi xa (ST: CCB Trần Đình Ngân, Berlin)
- Tin nhanh: Bệnh tình của Sơn (Quang Việt)
- Quà 8/3: Bộ ngực tự nhiên đẹp nhất thế giới
Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011
Cho những ai mê bóng đá: Những cú đá... ác
Viếng cụ Vũ Đình Hòe (Trần Kháng Chiến)
Chín giờ sáng 10-2-2011, tại Nhà Tang lễ TP HCM, 25 Lê Quý Đôn, đoàn đại diện các cựu học sinh trường Thiếu nhi Việt nam tại Quế Lâm, Khu Học xá trung ương tại Nam Ninh (gồm chị Nguyễn KimTuyên , anh Trần Đức Cung , chị Thiên Hương, anh Huỳnh Quang Bùi lớp 6, các anh Công Kỳ, Minh Đức, Duy Khắc cùng phu nhân, Việt Cường, Đo Đồng lớp 5 và Kháng Chiến lớp vỡ lòng) đã đến viếng cụ giáo sư Vũ Đình Hoè - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục, Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Cụ Hồ Chí Minh đứng đầu vào 2-9-1945.
Giáo sư Vũ Đình Hoè là thân phụ của các cựu học sinh Trường thiếu nhi Việt Nam Vũ Thượng Khanh lớp 6, Vũ Tấn Khiêm lớp 6, Vũ Tử Kính lớp 1. Với tình cảm Quế Lâm, chúng tôi thay mặt các thầy, cô, các bạn chia buồn với gia đình và thắp nén nhanh tưởng nhớ cụ Vũ Đình Hòe. Cụ Hoè được an táng tại nghĩa trang TP HCM (Thủ Đức).
Phong lan đã nở
Ông bạn Các-bin gần nhà có đam mê trồng phong lan. Nhà anh ta treo đầy những giò phong lan trên dàn hoặc gắn trên những thân cây. Hoa phong lan nở quanh năm. Năm ngoái chú em tôi tặng lẵng phong lan nhập khẩu từ Đài Loan. Hết tết, hoa tàn, định vứt đi. Vậy là Các-bin xin về dưỡng. Ít tháng sau, hắn bảo: "Phong lan mày cho tao đã dưỡng ra hoa rồi!". Hay thế!
Thấy nhà tôi mới sửa lại, có sân vườn rộng, hắn khuyên nên trồng phong lan. Quả thật chuyện trồng lan của tôi hoàn toàn “ngỗng”. Toàn “trồng” ngoài chợ, tết đến thì ra mua về chơi. Hết tết thì vứt. Nay nghe khuyên cũng sướng nhưng chả hiểu mô tê gì. Hắn bảo: “Tôi sẽ bày cho ông. Chơi phong lan hay phết!”. (Nghĩ bụng, chả hiểu có phải bên ấy nhiều lan quá, muốn chuyển qua bên này?).
Và rồi, nào mua chậu lớn về, mua thêm xi và đá 4x6. Tự hắn chở sang mấy thân cây: “Toàn thân hồng xiêm đấy, tao mua tận trên Bình Dương và cất trên sân thuợng, nay cho mày. Kinh nghiệm của tao nuôi lan trên loại thân cây này tốt hoa lắm”. Rồi chủ nhật, hắn sang cùng làm. Tay bay tay vữa như thợ xịn. Vậy là mấy thân cây được dựng đứng vững trãi trên chậu, “định vị” bằng bê-tông tươi.
Người lớn: Lính cũng... tinh nghịch (Tiến "gù")
NGHỊCH NHƯ LÍNH
Hồi đó chúng tôi đóng quân bên bờ sông Kỳ cùng , vào những năm 60 của thế kỷ trước, núi rừng Việt bắc – Lạng sơn còn nguyên sơ , đẹp đẽ lắm . Sông Kỳ cùng vào mùa đông nước cạn , chúng tôi có thể lội qua được ( chỉ với một điều kiện: phải cởi quần đùi ). Hai bên bờ sông là những bãi nổi, ở giữa sông là cát, đá cuội và những khóm cây gioi nước mọc rải rác. Nhà ăn của đại đội làm ngay sát bờ sông .
Trẻ con tinh nghịch (ST: Nguyễn Thái Sơn k5)
Đầu năm, Thái Sơn đã gửi Bantroik5 1 video clip vui.
Mời bạn vào xem!!!
Mời bạn vào xem!!!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)