Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Tuổi thơ và cầu Long Biên

Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tầu xe qua lại thong dong
Bộ hành tấp nập(?), gánh gồng ngược xuôi
Có đúng đoạn đầu của câu cuối như thế? Nhờ các bạn giúp kiểm tra. Nhờ quá tuổi thơ và chiếc cầu thân yêu!
Mời xem ảnh cầu Long Biên cùng bác Duơng Trung Quốc!

CÒN... MẤT

Bạn tôi Nguyễn Quang Thắng, chúng tôi hay gọi là “Thắng CC” (vì hắn là Truởng phòng Công chứng 1 TP). Sinh 1953, bằng lứa k5 hoặc 6 (vì học cùng nhiều Trỗi k6 tại truờng Cấp 3 Việt Đức, HN), tính tình vui vẻ, kết bạn với nhiều lính Trỗi. 
Thắng CC là con trai bác Nguyễn Văn Huởng, thứ truởng Bộ Tư pháp từ 1946. Cụ Huởng là em trai của Bộ truởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và là em vợ Phó thủ tuớng Phan Kế Toại. (Chị cả của ông Huyên, Huởng lấy ông Toại mà).
Hắn cũng “sém” lên Trỗi. Đi lính 1972 vào Quảng Trị, không dính đạn, ra quân, đi học rồi về Nam làm đến Phó chánh án Toà án Phú Nhuận (chả thế mà có tên huý “Thắng toà”!). Cuộc đời theo nghiệp Tư pháp của ông già, sau sang làm công chứng viên. Chú Duơng Minh Đẩu từng gặp và nhận xét “Tay này là 1 công chức mẫu mực, cả về trình độ, tác phong, ăn mặc đến lễ tiết khi tiếp dân!”.
Tối qua lại thăm. Hắn dặn, đừng đến quá muộn, quãng 7g để còn có thời gian uống bia. Ngồi trong phòng khách thấy có tấm ảnh toàn lính trẻ, đặt trên bàn TV. Tò mò nhìn ngắm. Thắng bảo “A tôi ở Quảng Trị năm 1972 đấy. 14 thằng lính HN”. “Thế nay còn bao nhiêu thằng?”. “Chỉ còn lại 3… - giọng hắn trùng xuống - Chíến tranh thật ác liệt, cái năm ấy bao nhiêu học sinh, sinh viên động viên ra trận hết. Đi và hầu hết không về. Mà lạ là đúng 3 thằng ngồi sát bên nhau, ngay hàng đầu, bên trái  - tôi, Lê Công và 1 anh bạn nữa - thì sống…”.
Thấy có khung ảnh nhỏ hơn, lồng tấm ảnh đen trắng có 2 chú lính trẻ.
-        Tôi và Lê Công chụp năm 1972, truớc khi ra trận. - Thắng thuyết minh.
-        Ông thì không giống bây giờ, dạo đó gầy hơn. Còn thằng Công thì cái nét mặt nhận ra ngay. Hồi đó nó măng quá.
-        Ông có thấy, tấm ảnh màu nhỏ gắn phía truớc? 30 năm sau đấy. Năm 2002 khi gặp nhau ở nhà Thắng “ngớ” đã gọi thợ chụp 2 thằng. “Ngớ” cũng lính Quảng Trị.
Lê Công - con trai cụ Lê Dung, tốt nghiệp kĩ sư giao thông ở Pháp về và đuợc Cụ Hồ giao nhiệm vụ thứ truởng Bộ Giao thông Công chính năm 1946. Lê Công nay là đại tá, huấn luyện viên truởng Taekondo cho CLB Thể Công, hay dẫn đội tuyển quốc gia đi thi đấu.
“Cả tiểu đội còn lại 3 thằng, cả 3 đều thành đạt. Còn 11 thằng bạn kia thì vắng bóng đã gần 40 năm. Ôi, MẤT – CÒN cứ như 1 lẽ của cuộc đời này!”, Thắng nói khi chia tay.
Tiếc là không mang máy ảnh nên không ghi lại đuợc những hình ảnh quý. Lần sau vậy.

Lại cười... (ST: Đạt k8)

Lại nói về 3 anh em Lưu, Quan, Trương …

Một hôm, 3 anh em Luu Bi, Quan Công, Truong Phi rủ nhau sang nước Ngô do thám tranh thủ làm tí gội đầu & matxa ... nhưng vì 3 anh em kết nghĩa máu thịt nên thằng này tưởng thằng kia khao. Rốt cuộc không thằng nào mang tiền ...
Sau khi được bọn bảo kê khuyến mại thêm món “răng môi lẫn lộn” thì 3 anh em bị bắt trói giải lên Tôn Quyền...

Ton Quyen:

“Láo, tội làm gián điệp có thể tha (???) nhưng đi gội đầu matxa không bo em út thì phải chém ... Dù sao cũng có chút quen biết nên tao sẽ củ hành chúng mày trước khi chém. Nếu 3 thằng bây làm cho tao 2 việc, làm được tao tha... không làm được thì ngày này năm sau là ngày sinh, à quên ngày giỗ đầu của chúng mày!
Việc đầu tiên mỗi thằng đi kiếm cho tao 10 quả bất kỳ về đây ... Nào, lắp mô tơ vào đít, nhanh lên! ...”
...

Ở nước Ngô kiếm hàng chat, hàng karaoke thì dễ chứ hàng hoa quả thì quá khó ... nhưng để sống nên 3 anh em phải cố ..
Đến chiều tối, Luu Bi kiếm được 10 quả cam, Quan Công kiếm được 10 quả nho, còn Truong Phi thì vẫn “Thuê bao quý khách vừa gọi không liên lạc được ...” chưa về tới.
Tôn Quyền:
“Good, bây giờ là việc thứ 2 ... hãy nhét tất cả chỗ quả các người kiếm được vào đít … Thằng nào kêu 1 câu
à giết. Thằng nào làm được tao tha ...”
Luu Bi nghiến răng trợn mắt nhét được 1 quả, đến quả thứ 2 thì không chịu nổi nhiệt la lên cái “Oái!”.
Ton Quyen: “Nhốt nó vào ngục sáng mai xử bắn ...”
Luu Bi mếu máo quay sang Quan Công:
“Thôi số anh nó black, die phải chịu... với mấy quả nho rừng chắc mày sống thôi ... vĩnh biệt mày với thằng Phi ... nhớ báo thù cho tao.”
Nhưng chỉ 1 lúc sau, Luu Bi thấy Quan Công cũng bị nhốt vào ngục chờ chết cùng mình..
Luu Bi:
“Chết thật, quả cam nó to, tao chết đã đành ... quả nho nhỏ thế mà mày cũng chết là sao???”
Quan Công: 9 quả đầu tao làm ngon lành .... đến quả thứ 10 tao phì cười nên die!
Luu Bi: Sao tự nhiên mày lại cười hả thằng ngu??
Quan Công: Vì … đúng lúc đó, tao thấy thằng Phi tha về 10 quả mít ....


Biểu cảm về thầy cô giáo (Cháu Mý)

 Dường như thời gian có thể lấy đi tất cả mọi thứ như tuổi thơ, những gì con thích… nhưng không, nó không bao giờ mãi mãi không bao giờ có thể cứop đi hình ảnh thầy Hạnh - ngừơi thầy dạy vẽ mà con yêu quý vô cùng.
 Nhớ thuở nào, lúc sắp vào buổi học vẽ đầu tiên, con và các bạn ngỡ thầy là phụ nữ vì cái tên “Hạnh” của thầy. Đứa nào đứa nấy tái mét, vẻ mặt lo âu. Tụi con sợ “cô Hạnh” dữ, sợ làm sai thì sẽ bị “cô” mắng. Đã thế, chị con còn đe thêm:”Giáo viên nghiêm lắm đấy!”. Câu nói này càng làm cho tụi con sợ hãi.
 Thầy bứơc vào, mọi ngừoi trố mắt nhìn nhau. Hoá ra tất cả các điều chúng con nghĩ về giáo viên dạy vẽ này đều sai hết, chúng con bị đánh lừa bởi cái tên “Hạnh” của thầy. Nhưng hơn cả là nụ cười dễ mến, thân thiện của thầy lúc vào lớp học đã giúp con tự tin hẳn lên. Đôi mắt thầy sáng ngời, pha chút hóm hỉnh. Đó là ấn tựong đầu tiên của con về thầy.
 Thầy cũng dịu dàng, ân cần chăm sóc như cái tên “Hạnh” của thầy vậy. Thầy chỉ cho chúng con từng lỗi sai trong bài vẽ, khen tụi con khi có những chi tiết hay và sáng tạo. Thầy hóm hỉnh, vui tính nên đứa nào cũng yêu quý thầy. Thầy còn là nơi để tâm sự. Con cảm thấy, thầy không chỉ là ngừoi thầy dìu dắt chúng con đi trên con đừong nghệ thuật,  mà còn là ngừoi bạn để tâm sự, giải khuây, chia sẻ buồn vui. Bọn bạn con cũng vậy, không hề sợ thầy mà coi thầy như bạn bè nhưng vẫn rất kính nể và quý trọng thầy. Tuy thầy dễ dãi, vui tính và không mắng học trò bao giờ, nhưng tụi con cũng không dám vựot quá giới hạn, hỗn láo với thầy.



  Trong lớp, thầy cưng con nhất. Thầy hay trêu con và ghẹo. Đó là cảm nghĩ của con chứ con biết thầy không có sự thiên vị, ai ai thầy cũng đều yêu quý hết mực, đúng không thầy?
 Thầy hay pha trò bằng các bức vẽ vui nhộn như bộ xưong ngửơi nhảy hip hop hoặc bằng cách nói đùa. Cứ học xong, tụi con lại quậy tưng bừng. Trong khi đó, thầy cặm cụi chỉnh lại từng bức vẽ một. Thầy gọi từng đứa lại, góp ý và nhắc nhở, đồng thời động viên. Những lời góp ý, nhắc nhở đó đối với con là vàng bạc để khắc phục lỗi sai, cải thiện và làm bài vẽ hoàn chỉnh hơn.
    Học trò chúng con cả tuần chỉ đựoc học thầy có một buổi nên ai cũng nôn nao, háo hức, chờ tới ngày đựoc thầy dạy. Thầy nghỉ, bọn con đều thấy buồn, thậm chí sốt sắng và lo thầy bị bệnh, có lúc còn định lên kế hoạch thăm thầy. Tụi con trẻ con quá, thầy ha. Thầy chỉ bận thôi, chứ có bệnh đâu. Lớp học vắng hình bóng, nụ cừoi của thầy tựa như ngôi vừơn thiếu ánh nắng vậy, thầy ơi.  Bọn con buồn hiu, đếm từng ngày chờ thầy tiếp tục việc dạy vẽ. Nhớ tháng nào mưa to, thầy vẫn cố đi dạy nên sinh bệnh, bọn con kéo nhau đến nhà thăm thầy. Đứa nào đứa nấy hỏi han, lo cho thầy và chúc thầy khoẻ lại. Có đứa còn khóc sứot mứơt, làm thầy phải dỗ dành. Ra về, ai cũng rơm rớm nứoc mắt, mong thầy sớm khoẻ lại để tiếp tục dạy vẽ.
  Thầy biết không, tụi con yêu và kính trọng thầy lắm lắm. Đứa nào dám đụng đến thầy là tụi con sẵn sàng nhảy vào “xử” ngay. Tụi con lúc nào cũng nói tốt về thầy. Trong mắt tụi con, thầy là số một, là ngừoi thầy mà chúng con may mắn có đựoc, là ngừoi thầy chúng con cảm thấy rất tự hào khi nhắc đến. Ấy thế mà có lần con đã hỗn với thầy, bây giờ nghĩ lại, con thấy ân hận vô cùng. Ơn thầy cả đời con trả không hết, vậy mà trong một giây nông nổi ấy, con đã xúc phạm đến thầy. Lúc đó, thầy chỉ cừoi cừoi rồi cho qua. Dù vậy, con biết rằng trong lòng thầy rất buồn. Con xin lỗi thầy, thầy ơi.
  Con bây giờ đã là một thiếu nữ, chững chạc hơn rất nhiều, thầy ạ. Dù đã xa thầy năm năm trời nhưng con vẫn nhớ hình ảnh của thầy. Dừơng như hình bóng của dịu hiền của thầy đã khắc mãi vào trái tim con. Nó an ủi, khuyến khích và giúp con cố gắng vưon lên trong học tập. Nó giúp con tự tin tiến về con đừơng và tương lai ở phía trứơc. Tất cả là nhờ thầy, nhờ ngừoi thầy dịu hiền. Thầy ơi, thầy chẳng khác gì ngừoi cha, luôn ân cần chăm sóc con. Công ơn này mãi mãi con không thể trả được hết. Dù đến chân trời góc biển nào đi chăng nữa, con vẫn luôn nhớ đến thầy, nhớ đến ngừoi thầy mà con vô cùng yêu mến.