Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Món rùa vàng hấp hành tía

Trưa thứ sáu có hẹn với Nguyễn Anh Tuấn, chú em làm hải quan ở Khu Công nghệ cao, lên thăm và chiêu đãi "gắng gùa" (nói theo kiểu dân miền Tây). Cùng anh Ba phi xe lên, còn Dương Minh họp xong phi từ Q1 tới quán. Khi rời cơ quan Tuấn thì trời mưa tầm tã, anh em tán "đi ăn thế này có thêm chút rượu mới sướng". 

Quán xếp đặt những lều lợp lá dừa nước, nằm dọc bờ kênh; ở giữa là hồ câu làm khá "huyện đội", có cầu vượt đổ bê tông hẳn hòi với lan can sắt rất an toàn dành cho ai có thú câu. Ngồi trên bờ nhìn những đám bèo (lục bình) trôi theo con nước mà thấy thư giãn.


Đọc cuối tuần: Nghèn nghẹn “phố cơm không” giữa Sài Thành (ST)



(Nguoiduatin.vn) - Chiếc lưng khòm của bà cụ khoảng 60 tuổi lên xuống nhịp nhàng theo từng động tác đạp xe giữa cái nắng gắt Sài Gòn. Bà dừng xe bằng đôi chân đã lốm đốm đồi mồi trước cái biển "Bán cơm không" và nói: "Bán tôi 2.000 đồng cơm trắng", giọng bà nghẹn trong hơi thở.
Bỏ bọc cơm vào giỏ xe, bà lại cố sức đạp xe hòa vào dòng người trên tay vẫn nguyên xấp vé số dày cộm. Bà cụ là một trong vô số những người nghèo chỉ mơ tới cơm trắng ở gần ga Sài Gòn mà không bao giờ dám liếc nhìn mấy tiệm cơm bình dân chứ chưa nói đến nhà hàng, cao lầu.

Báo viết, báo đọc tiếng Việt, không thận trọng dễ gây phản cảm khi hiểu sai ý tứ (Trần Đình, Berlin)



Nước ta gần đây, nhiều địa phương, thành phố mang tên các danh nhân. Nhiều gia đình có danh nhân coi việc người thân được gắn tên với đường phố, công viên, tượng đài là một vinh dự mà nhân dân, đất nước dành cho Ông Cha mình. Tổ Quốc và nhân dân gắn tên danh nhân vào địa danh là góp phần làm cho Đời Đời không quên công ơn họ.