Cường ở lớp ta được gọi là Cường "mèo". Về họ hàng thì anh Vũ Dương k2 là vai em. Cường rủ rỉ rù rì, hóm hỉnh, hay chơi với Lê Bình.
Nghe Lê Chí Hòa kể lại, ngày ở Hưng Hóa, Cường cùng Đức Dũng, Trần Lảnh hay ra nhà ông Vĩ Đại chơi. Ông là văn nghệ sĩ bị dính vụ Nhân văn nên về phố Hưng Hóa ở ẩn, không viết lách nữa mà chọn nghề sửa đồng hồ (cái máy đếm thời gian mà ai cũng phải dùng). Mấy đứa còn được xem cả mấy hũ sách cổ chôn dưới đất và được mượn truyện kiếm hiệp về đọc. (Chuyện này là cấm kị cả khổ chủ và anh em Trỗi).
Tháng 11/2011 cùng anh em k5 "qua miền tây Bắc" về, có tạt qua Hưng Hóa, đã đạp xe lên nhà cụ Vĩ Đại (đối diện với cổng Trung đoàn công binh QK2), để báo vụ Cường "mèo" hy sinh và mới tìm được mộ phần. Tiếc là cụ nghỉ trưa, đặt cái ghế ngang cửa nên không vào được.
Nay Hữu Thành k4 cùng vợ chồng Từ Ngữ "xuyên nửa Việt", tiện thể thăm mộ các LS Trỗi, đã ghé thăm Cường "mèo". Cảm động, mừng như chính mình tìm thấy bạn. Cảm ơn Hữu Thành!
Mời các bạn ghé thăm Cường ở NTLS Ái Tử!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)
- Đi theo lối nhỏ là lối an toàn
- Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012
Có bạn Trỗi đã qua thăm mộ LS Vũ Kiên Cường k5
Món khoái khẩu của dân Hàn (ST: Đạt)
Mời xem họ ăn!
Vườn treo của tôi (Quang Việt)
Bầu ơi, thương lấy mướp cùng... |
Tap dancing (ST: CB)
Múa “gõ chân” (trong tiếng Anh gọi là “tap dancing”) là một điệu múa truyền thống của người Ái-Nhĩ-Lan (Ireland). Quốc gia này có hẳn một đội múa gọi là Riverdance. Chỉ có các điệu múa gõ chân thôi, nhưng có thể xem một chương trình cả một buổi tối không chán mắt.
Sau đây là trích đoạn của Riverdance được mời biểu diễn tại Bắc-Kinh năm 2010.
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
Có khách mới vào thăm (KQ)
Hôm nay, bác Minh Sơn có khách mới, ấy là cháu Tuấn Anh (cán bộ trẻ ở phường Nam Đồng) vào thăm. Thật vui, ngoài Chủ tịch Hội CCB phường là bác Vũ Lập già cùng bác Thanh Long ở tổ (cũng già) thì Tuấn Anh là cán bộ trẻ tới thăm. Người bệnh mà có cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ trẻ, vào thăm thì đó cũng là nguồn động viên để chiến thắng bệnh tật. Gặp cả cô Xuyên và em Việt ở đó.
Bức ảnh tư liệu quý (KQ)
CLB Pê-tô-phi. |
Bìa trái là Trần Quyết Tâm, lính Trỗi k4. Sau Trỗi, Tâm đi học Bul rồi đi xuất khẩu lao động, sống bên đó khá lâu. Tính hắn rủ rỉ rủ rì, ít nói; từng "vào sinh ra tử". Năm ngoái năm kia cho con gái đi lấy chồng. Cảm động khi nhận được tin nhắn của Tâm, thông báo Hội Sử học VN, Tp HN tổ chức triển lãm ảnh về vị Chủ tịch Tp - lâu nhất, giỏi nhất, tình người nhất, đáng kính nhất của Thủ đô - nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trần Duy Hưng đầu năm 2012.
Kỷ vật của Cao Tư lệnh
Cho đến giờ, anh Cao vẫn giữ được cuốn sổ bài hát, trong đó có những bài tiếng Việt do cô Tâm, cô Lan (dạy Trung văn) chép hộ những năm 1967-68 - ngày trường ta bên đó. Quý hóa quá!
Mời xem!
Mời xem!
Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012
Chợt nghe "Bức thư gửi nàng Elise" (KQ)
Sáng, thường thức giấc lúc 4g30. Ra phòng làm việc, mở cửa ban-công và ngồi vào máy. Không khí mát lạnh ngoài trời lùa vào. Sảng khoái. Quãng 5g, chợt nghe nhạc chuông từ điện thoại di động của ai đó "Tính tinh tính tinh tính, tình tính tinh tình...". Ôi, trong sáng làm sao, sạch làm sao, tình làm sao đúng vào cái lúc sớm tinh mơ thế này! (Nghĩ bụng, điện thoại ai đó đi qua ngang trước cửa).
Sáng hôm sau cũng vậy. Vào tầm ấy, lại "Tính tinh tính tinh tính, tình tính tinh tình...". Khoảng 5' sau lại tiếp. Rồi nghe tiếng giục: "Dậy, dậy!". À, ra cái tay "quản trị trưởng" (tôi gán cho Chiến, phụ trách chuyên môn, quản lí cánh thợ của nhà thầu, cái danh này) đặt báo thức cho điện thoại để giục anh em thợ thuyền dậy, chuẩn bị cho 1 ngày làm việc mới.
Chả là sân nhà rộng, lại có cái nhà mái che đặt được bộ bàn đá uống trà, thế là tận dụng cho cánh thợ xây ngủ qua đêm. (Có đăng kí tạm trú với CA phường đàng hoàng).
Thế mới biết, giai cấp công nhân VN (xây dựng) ngày nay tân tiến ra phết, đã xài điện thoại di động rồi nhưng phải chọn nhạc chuông ngon. Chả hiểu họ có biết xuất xứ của tác phẩm và tác giả? Rồi lại nghĩ bụng, chả cần, cứ gài và sử dụng đã là ghê rồi.
Mời cùng nghe tác phẩm "To Elise" của Ludwig Van Beethoven chơi trên đàn gió Bajan tại Gala hòa nhạc «The Kyiv Chord» ở Ucraine 20/1/2006.
Sáng hôm sau cũng vậy. Vào tầm ấy, lại "Tính tinh tính tinh tính, tình tính tinh tình...". Khoảng 5' sau lại tiếp. Rồi nghe tiếng giục: "Dậy, dậy!". À, ra cái tay "quản trị trưởng" (tôi gán cho Chiến, phụ trách chuyên môn, quản lí cánh thợ của nhà thầu, cái danh này) đặt báo thức cho điện thoại để giục anh em thợ thuyền dậy, chuẩn bị cho 1 ngày làm việc mới.
Chả là sân nhà rộng, lại có cái nhà mái che đặt được bộ bàn đá uống trà, thế là tận dụng cho cánh thợ xây ngủ qua đêm. (Có đăng kí tạm trú với CA phường đàng hoàng).
Thế mới biết, giai cấp công nhân VN (xây dựng) ngày nay tân tiến ra phết, đã xài điện thoại di động rồi nhưng phải chọn nhạc chuông ngon. Chả hiểu họ có biết xuất xứ của tác phẩm và tác giả? Rồi lại nghĩ bụng, chả cần, cứ gài và sử dụng đã là ghê rồi.
Mời cùng nghe tác phẩm "To Elise" của Ludwig Van Beethoven chơi trên đàn gió Bajan tại Gala hòa nhạc «The Kyiv Chord» ở Ucraine 20/1/2006.
Đàn ông (Man) trong mắt... ai? (ST: Đạt)
Ở Anh. |
Woman has Man in it;
Mrs. has Mr. in it;
Female has Male in it;
She has He in it;
Madam has Adam in it;
Ở Mỹ. |
Từ "Đàn bà" có chứa từ "Đàn ông"
Quý bà có chứa quý ông
Nữ giới chứa Nam giới
Chị ấy chứa Anh ấy
Madam chứa Adam
Ở Ba lan. |
Ở Hy-lạp. |
KẺ TÀNG HÌNH (Huỳnh Úc)
Dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063)
ở phủ Khai Phong có Dương Mạnh làm quan đến tứ phẩm triều đình. Dương Mạnh là
người đứng đầu Tongnalines chuyên trông coi việc đóng tàu đi biển. Hắn là người
tư cách chẳng ra gì, tham lam vô độ nhưng vì biết kết giao thân tình với Vương
Thừa Tướng và Thượng thư Bộ Công nên vẫn
được cất nhắc lên chỗ quyền cao chức trọng. Nhờ có quyền có chức nên hắn ra sức
bòn rút công quỹ trở nên giàu có đến nứt đố đổ vách, phủ đệ huy hoàng, tài sản
có đến hàng trăm vạn lượng. Sự giàu có bất thường của hắn không thoát khỏi tai
mắt của Bao Công.
Những điều khác nhau ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu (CB)
Khi Bắc bán cầu vào mùa hè thì Nam bán cầu vào mùa đông và ngược lại.
Cho nên khi mùa Giáng sinh ở châu Âu chào đón ngày Noel tuyết trắng thì tại Sydney của Úc người ta lại chạy ra bờ biển tắm biển để đón Noel trong ánh mặt trời chan hòa.
Thế nhưng một điều ít ai để ý đến, đó là khi xả nước, ở Bắc bán cầu xoáy nước là theo chiều kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu xoáy nước ngược chiều kim đồng hồ.
Nếu vậy tại đường xích đạo thì sao? Câu trả lời là không có xoáy nước.
Mời bạn vào đây!
Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012
Đạo diễn điện ảnh Dương Minh Đẩu được trao tặng Giải thưởng Nhà nước (Bài & ảnh: Trần Hồng Dung)
Giây phúc xúc động, anh Đẩu phát biểu. Cu Dương Minh Đức Tuấn "đít nhôm" và em Dương Minh Anh chia sẻ cùng ông nội. |
NSUT, Đạo diễn điện ảnh, đại tá DƯƠNG MINH ĐẨU (thân phụ của NSUT, đại tá DƯƠNG MINH ĐỨC) đã được vinh dự nhận Giải thưởng cho những Phim tài liệu nhựa: "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Vài hình ảnh về Tổng tiến công Xuân 68" và "Camphuchia 3+1" thời kì làm giám đốc Xưởng phim điện ảnh QĐ (1962-82).
Lứa nghệ sĩ thứ 2, thứ 3 hát mừng anh. |
Nước mắt tràn mi. |
Thế hệ con cháu xin chúc "Anh" DƯƠNG MINH ĐẨU - người Chiến sỹ tài hoa, sâu sắc, dí dỏm... - luôn KHỎE MẠNH & HẠNH PHÚC!
(Tiếc là chị Dung không ra được để mừng niềm vui lớn này).
NSUT DMĐ chia vui cùng học trò gái... |
... Anh Đẩu không chịu kém cạnh con trai, đã lên sân khấu. |
Tin nhanh 27/5 (Quang Việt)
Sáng nay, tôi đã liên lạc qua điện thoại với bác Châu - chị gái mẹ cháu Việt, người mà cháu bảo quí nhất trong số người thân. Bác ở khu Kim Liên. Mới nói chuyện sơ sơ, hẹn hôm nào sẽ gặp trực tiếp.
Tôi hẹn cu Việt 8 rưỡi sáng thứ hai 28/5 sẽ đưa đến cơ sở sửa xe máy trên đường Phùng Hưng để bắt đầu "học việc". Đã trao đổi với cháu về những yêu cầu cần thực hiện.
Hôm nay có Ngô Thế Vinh cùng Mạnh Hùng, Lương Quốc Minh vào thăm, mang theo tình cảm của các bạn Trỗi K4 (2 T).
Em Xuyên lại vào "đấm đá" cho "ông cụ". Có "con gái" vào chăm, "cụ" phấn khởi cười tươi. "Cụ" không sốt nhưng vẫn đau họng và lại bị đau bụng. Chỉ ăn được súp. "Con gái" Xuyên đã huấn luyện cho cu lớn phương pháp "đấm đá" để chăm sóc bố.
Hy vọng cu Việt sẽ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống có lao động.
Tôi hẹn cu Việt 8 rưỡi sáng thứ hai 28/5 sẽ đưa đến cơ sở sửa xe máy trên đường Phùng Hưng để bắt đầu "học việc". Đã trao đổi với cháu về những yêu cầu cần thực hiện.
Hôm nay có Ngô Thế Vinh cùng Mạnh Hùng, Lương Quốc Minh vào thăm, mang theo tình cảm của các bạn Trỗi K4 (2 T).
Em Xuyên lại vào "đấm đá" cho "ông cụ". Có "con gái" vào chăm, "cụ" phấn khởi cười tươi. "Cụ" không sốt nhưng vẫn đau họng và lại bị đau bụng. Chỉ ăn được súp. "Con gái" Xuyên đã huấn luyện cho cu lớn phương pháp "đấm đá" để chăm sóc bố.
Hy vọng cu Việt sẽ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống có lao động.
CƠM VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (ST: Đạt)
Theo ý tôi thì nên tránh ăn món có đường và mỡ và phải tập thể dục hàng ngày.
Nếu muốn kỹ lưỡng hơn thì chọn ăn những món có chỉ số glucose (Glycemic Index) thấp. Lên internet sẽ có nhiều bài này.
Sau đây là một bài do bác sỹ Dương Hồng Mô (tên bút: Nam Minh Bach) ở tiểu bang Mỹ Virginia viết:
"Con số 22.5% người Việt Nam trên 65 bị tiểu đường loại 2 ở Hoa kỳ không làm ngạc nhiên chút nào. Ông Việt Kiều Hải Ngoại sáng chế ra những thức ăn nhiều bôt tinh chất hay mỡ với số lượng kinh hoàng như bánh mì Ba Lẹ, chiêu với cà phê sữa đặc Ông Thọ hay Borden 30% đường nguyên chất. Xong rồi tráng miệng bằng chè đường."
"Chúng ta không cần biết tới khuyến cáo Bộ Y Tế Mỹ, vẫn khư khư bám lấy gạo Thái Lan Nàng Thơm cho khoái khẩu. Chúng ta không cần biết vì không muốn biết."
Nếu muốn kỹ lưỡng hơn thì chọn ăn những món có chỉ số glucose (Glycemic Index) thấp. Lên internet sẽ có nhiều bài này.
Sau đây là một bài do bác sỹ Dương Hồng Mô (tên bút: Nam Minh Bach) ở tiểu bang Mỹ Virginia viết:
"Con số 22.5% người Việt Nam trên 65 bị tiểu đường loại 2 ở Hoa kỳ không làm ngạc nhiên chút nào. Ông Việt Kiều Hải Ngoại sáng chế ra những thức ăn nhiều bôt tinh chất hay mỡ với số lượng kinh hoàng như bánh mì Ba Lẹ, chiêu với cà phê sữa đặc Ông Thọ hay Borden 30% đường nguyên chất. Xong rồi tráng miệng bằng chè đường."
"Chúng ta không cần biết tới khuyến cáo Bộ Y Tế Mỹ, vẫn khư khư bám lấy gạo Thái Lan Nàng Thơm cho khoái khẩu. Chúng ta không cần biết vì không muốn biết."
Đọc sách: Chết vì tay Trung Quốc (ST: Quang Vinh HV)
Liều thuốc giải stress
cho “những kẻ bị bắt nạt”
Ngày 15-5 vừa qua là
tròn một năm ngày xuất bản cuốn sách "Death by China" (Chết vì tay Trung Quốc)
của hai học giả Mỹ Peter Navarro và Greg Autry.
Cuốn sách có vẻ đã là
một hiện tượng, ít nhất với độc giả Việt Nam. Nó đã được dịch sang ba thứ tiếng
Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam; hiện tại, bộ phim tài liệu cùng tên cũng đang
trong quá trình sản xuất.
Tên đầy đủ của tác
phẩm phi hư cấu (non-fiction) này là Death by China - Confronting the
Dragon - A Global Call to Action, tạm dịch: Chết vì tay Trung Quốc -
Đối đầu với con rồng - Lời kêu gọi hành động toàn cầu.
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012
Tin nhanh 26/5 (QV)
Sáng nay, thực hiện ý tưởng tìm một địa chỉ để khép dần cu
Việt vào nếp sống có lao động có giờ giấc, tôi đã đi gặp một ông chủ
cơ sở sửa chữa xe máy. Sau khi nghe tôi trình bầy hoàn cảnh của cháu
và ý tưởng tìm cho cháu một công việc tạm để khỏi lông bông trong khi
chờ đợi đi học nghề, ông chủ đồng ý nhận cháu như một thợ học việc.
Học việc ở đấy thì phải đóng phí, nhưng với sự đồng thương cảm hoàn
cảnh của cháu,, ông chủ không lấy học phí, hứa sẽ hướng dẫn cháu những
điều cơ bản về xe máy và cho ăn cùng tốp thợ ở đó bữa trưa. Tất nhiên
ông chủ cũng nói trước, sẽ cho đến làm thử 1 tuần xem thái độ, tính
cách cu cậu thế nào đã. Sau một tuần mới xem xét có cho tiếp tục hay
không. Và cu cậu cũng sẽ phải ký vào một bản cam kết để ràng buộc
trách nhiệm về kỷ luật giờ giấc, thái độ học việc.
Việt vào nếp sống có lao động có giờ giấc, tôi đã đi gặp một ông chủ
cơ sở sửa chữa xe máy. Sau khi nghe tôi trình bầy hoàn cảnh của cháu
và ý tưởng tìm cho cháu một công việc tạm để khỏi lông bông trong khi
chờ đợi đi học nghề, ông chủ đồng ý nhận cháu như một thợ học việc.
Học việc ở đấy thì phải đóng phí, nhưng với sự đồng thương cảm hoàn
cảnh của cháu,, ông chủ không lấy học phí, hứa sẽ hướng dẫn cháu những
điều cơ bản về xe máy và cho ăn cùng tốp thợ ở đó bữa trưa. Tất nhiên
ông chủ cũng nói trước, sẽ cho đến làm thử 1 tuần xem thái độ, tính
cách cu cậu thế nào đã. Sau một tuần mới xem xét có cho tiếp tục hay
không. Và cu cậu cũng sẽ phải ký vào một bản cam kết để ràng buộc
trách nhiệm về kỷ luật giờ giấc, thái độ học việc.
Nga "tái xuất giang hồ" tiến vào Biển Đông? (ST: Đạt)
Ngày 5 Tháng 4, 2012 vừa qua, trang điện tử Việt Ngữ BBC loan tin "Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom tuyên bố tham gia dự án khai thác khí đốt ở Biển Đông mà công ty Anh BP (British Petroleum) đã phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc. Thông cáo của Gazprom ra hôm Thứ Năm 05/04/12 cho hay hãng này đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Nhà Nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam. Hai lô này là nơi có các mỏ khí đốt Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác ở khu vực này, mà Bắc Kinh cho là 'nằm bên trong hải giới truyền thống' của Trung Quốc. "
Điện ảnh thứ bảy: Nghệ thuật phim (Cao Bắc)
Trong phim của những nước nói tiếng Anh, như Mỹ, Anh, Úc, HK,vv. 2 yếu tố nổi bật là : hài hước và hồi hộp (gần đây yếu tố thứ 3 là viễn tưởng, kỹ thuật của tương lai).
Để đóng những cảnh hồi hộp ngày nay, người ta sử dụng những kỹ thuật ống kính và “stunt man” (tức là những người làm những công việc khó một cách lành nghề) để đóng những cảnh đó, giảm sự nguy hiểm xuống tối thiểu, tuy nhiên vẩn đôi khi có người bị chết.
Đầu thế kỷ thứ 20, khi nền điện ảnh mới xuất hiện, đó là những phim câm, lồng nhạc, hài hước, tạo ra những diễn viên nổi tiếng trên thế giới như Charlie Chaplin (VN gọi là vua hề Sác-lô), Laurel và Hardy (hay còn gọi là béo và lùn). Nhưng trong đó một người được coi là “cha đẻ” của nền phim ảnh hiên nay của những nước nói tiếng Anh, đó là diễn viên Harold Lloyd , một diễn viên cho 2 yếu tố trên. Khi đó là những cảnh quay là trên hiện trường thật, con người diễn viên thật.
Hình tượng của người diễn viên này là cái mũ mái phẳng và đôi kính.
Mời bạn xem một đoạn phim nổi tiếng của diễn viên này đóng 1923.
Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012
Phạm Hữu Phùng đã mãi xa chúng ta
Gần trưa nay, đang dự họp mặt với các cụ lão tướng Lục quân thì Ngô Thế Vinh điện thoại vào: "Q ơi, Phùng đi rồi, quãng 11g10'; chúng tớ chờ đưa Phùng vào nhà lạnh".
Biết sông có khúc, người có lúc nhưng cứ cảm thấy hụt hẫng. Vậy là bạn đi rồi. Nhớ mãi thằng bạn hoạt khẩu, nói tiếng Hoa giỏi và tán được nhiều bạn gái Quế Lâm; sống bằng nghề xây dựng nên nay đây mai đó, hết Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế rồi Quảng Ngãi... Đúng như Bắc Hải nói, Phùng đã sống đúng với những gì bạn muốn.
Trong cái ảnh trên (bên phải), Phùng ngồi hàng thứ 2, vị trí thứ 3, từ phải qua, kẹp giữa Tường Chi Mô và Nguyễn Thế Bằng, trước Đức Dũng. Nhớ ngày Phùng mới bị u đại tràng phải nằm Viện 108, đã vào thăm. Thằng bạn lạc quan lắm. Vậy mà đã 3-4 năm. Nhớ Phùng quá.
Bạn sẽ được an táng ở quê nhà Nam Định. Thôi, chúc Phùng mãi an nghỉ nơi Vĩnh hằng!
Biết sông có khúc, người có lúc nhưng cứ cảm thấy hụt hẫng. Vậy là bạn đi rồi. Nhớ mãi thằng bạn hoạt khẩu, nói tiếng Hoa giỏi và tán được nhiều bạn gái Quế Lâm; sống bằng nghề xây dựng nên nay đây mai đó, hết Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế rồi Quảng Ngãi... Đúng như Bắc Hải nói, Phùng đã sống đúng với những gì bạn muốn.
Trong cái ảnh trên (bên phải), Phùng ngồi hàng thứ 2, vị trí thứ 3, từ phải qua, kẹp giữa Tường Chi Mô và Nguyễn Thế Bằng, trước Đức Dũng. Nhớ ngày Phùng mới bị u đại tràng phải nằm Viện 108, đã vào thăm. Thằng bạn lạc quan lắm. Vậy mà đã 3-4 năm. Nhớ Phùng quá.
Bạn sẽ được an táng ở quê nhà Nam Định. Thôi, chúc Phùng mãi an nghỉ nơi Vĩnh hằng!
Ăn trái cây thế nào cho đúng (ST: Đạt)
Nên ăn trái cây khi bụng trống
chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể
KIWI, Táo, Dâu tây, Cam, Dưa hấu, Ổi, Ðu đủ
Không uống nước đá lạnh sau bữa ăn
Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị"không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông dưới đây.
Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống. Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012
Tin nhanh 25/5 (QV)
Như đã hẹn, 10 rưỡi sáng tôi đến đón cu Việt để đưa cháu vào chỗ bố, vừa thăm bố, vừa đưa bố bản khai lý lịch (nháp) để làm hồ sơ xin học cho bố sửa chữa, hiệu chỉnh. Phòng cấp cứu đông đúc, gần chục người nhà của bệnh nhân bên cạnh mới chuyển đến từ một buồng bệnh khác. Chắc nhà ở HN, nghe tin cụ bị chuyển sang phòng cấp cứu, con cháu kéo nhau vào đông chật cả phòng. Sơn bảo buổi sáng chỉ tiêm mấy mũi, chiều mới đi xạ. Tình trạng sức khỏe ổn định, 10 phần đã đỡ 3. Hỏi buổi trưa ăn gì, Sơn bảo tí nữa cu lớn mua cua bể luộc mang vào. Hôm trước ăn tôm rồi, hôm nay ăn cua. Trước khi vào với bố Sơn, tôi đã dặn cu Việt, vào thì phải hỏi thăm bố xem hôm nay cảm thấy thế nào, có khỏe không? ăn uống ra sao?...Nhưng cu cậu chỉ ngồi im, chưa cất nên lời được. Chắc tại lâu quá rồi không có thói quen ấy.
BAO THUỐC “BA SỐ” TRẢ ƠN (KQ)
Đã
2 giờ đêm, bác sĩ Dương vừa xong một ca mổ cấp cứu. Nạn nhân bị chém bằng 2
nhát mã tấu dọc theo sống lưng, máu me be bét... Đang đứng ở cửa phòng mổ hút
điếu thuốc thư giãn thì thấy một cậu bé, tuổi ngoài 20, mặt mũi bặm trợn, lại
gần. Cậu cầm trên tay bao thuốc “Ba số”, còn nguyên tem nhập khẩu (trông như
thuốc lá Sing), kính cẩn đưa cho anh, khe khẽ nói:
-
Thưa đại ca…
-
Ai đại ca với cậu. Tôi là trung tá
QĐND, bác sĩ…
Tin cho những ai mê hát (CB)
Ngày mai - ngày các nước châu Âu thi Eurovision (thi hát giữa các nước lẫn nhau) ở Baku (Azerbaijan), từ 20-22g giờ UK (tức là 02-04g sớm chủ nhật ở VN).
Xin báo cho Trương Đông Nhân và các bạn từng ở Nga, Baku... muốn thưởng thức các giọng ca vàng và xem lại những hình ảnh của Baku (cũ và mới), thì vào chương trình truyền hình trực tiếp của châu Âu. (Nếu có broadband internet thì vào BBC Live 1 hoặc 4).
Xin báo cho Trương Đông Nhân và các bạn từng ở Nga, Baku... muốn thưởng thức các giọng ca vàng và xem lại những hình ảnh của Baku (cũ và mới), thì vào chương trình truyền hình trực tiếp của châu Âu. (Nếu có broadband internet thì vào BBC Live 1 hoặc 4).
Sức khỏe của Sơn và Phùng
Mời xem tại đây!
Những bức ảnh quý của chị Quyên (KQ)
Tháng 10/1964 anh Trỗi hy sinh. Tết năm 1965, tổ chức đưa chị Quyên ra Y4 rồi vào R. Năm sau có Đại hội Anh hùng, CSTĐ toàn miền; chị được mời đi dự và hân hạnh được ngồi cạnh bác Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận DTGPMNVN. Trên đầu vẫn còn vành khăn trắng.
Tới tháng 5/1969, chị được ra Bắc và đúng ngày 19/5 năm ấy được vào thăm Bác. Bác dặn chú Vũ Kỳ cho chị đi thăm 1 số nước rồi về đi học: "Phải học thì sau này mới về Nam phục vụ đồng bào được, cháu ạ". (Bác biết những ngày ở R, chị mới học văn hóa hết lớp 5).
Thêm 2 lần nữa đuợc gặp Bác trước ngày theo đoàn đi thăm các nước XHCN. Không ngờ ngày 2/9/1969, khi cùng Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ thăm TQ thì Bác mất. Chị rất tiếc là không có tấm ảnh nào chụp với Bác.
Trong chuyến sang thăm Cu-ba năm 1969, chị được gặp Phi-đen. Ông quý trọng sự anh dũng hy sinh của anh Trỗi nên cũng rất quý chị. Với Phi-đen, chị còn lưu giữ bức ảnh quý này.
Những năm sau này khi được cùng đoàn Chính phủ ta sang thăm Cu-ba, chị vẫn được ông tiếp như người thân.
Tới tháng 5/1969, chị được ra Bắc và đúng ngày 19/5 năm ấy được vào thăm Bác. Bác dặn chú Vũ Kỳ cho chị đi thăm 1 số nước rồi về đi học: "Phải học thì sau này mới về Nam phục vụ đồng bào được, cháu ạ". (Bác biết những ngày ở R, chị mới học văn hóa hết lớp 5).
Thêm 2 lần nữa đuợc gặp Bác trước ngày theo đoàn đi thăm các nước XHCN. Không ngờ ngày 2/9/1969, khi cùng Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ thăm TQ thì Bác mất. Chị rất tiếc là không có tấm ảnh nào chụp với Bác.
Trong chuyến sang thăm Cu-ba năm 1969, chị được gặp Phi-đen. Ông quý trọng sự anh dũng hy sinh của anh Trỗi nên cũng rất quý chị. Với Phi-đen, chị còn lưu giữ bức ảnh quý này.
Những năm sau này khi được cùng đoàn Chính phủ ta sang thăm Cu-ba, chị vẫn được ông tiếp như người thân.
Tin nhanh 24/5 (QV)
7 giờ tối gọi điện cho Sơn. Sơn đang truyền máu. Hôm nay đã xạ xong lần thứ 9. Xuyên và Ngô Vinh đang ở trong BV với Sơn. Xuyên tiếp tục xoa bóp bấm huyệt cho Sơn. (Xuyên gọi là "đấm đá"). Giọng Sơn sang sảng. Hỏi ăn chiều chưa, Sơn bảo phải truyền xong mới được ăn. Hôm nay S cũng không bị sốt.
Chiều nay lúc 2 giờ đã gặp cháu Việt, giới thiệu cháu với Tuấn Anh - một nhân viên công tác trong phường (nhân vật nhắc đến trong tin nhanh tối qua). Hai anh em bước đầu hợp chuyện. Tôi bảo cu Việt có vấn đề gì cứ trao đổi với Tuấn Anh nếu chưa gặp được bác. Nó vâng.
Chiều nay lúc 2 giờ đã gặp cháu Việt, giới thiệu cháu với Tuấn Anh - một nhân viên công tác trong phường (nhân vật nhắc đến trong tin nhanh tối qua). Hai anh em bước đầu hợp chuyện. Tôi bảo cu Việt có vấn đề gì cứ trao đổi với Tuấn Anh nếu chưa gặp được bác. Nó vâng.
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
Học kỹ năng sống từ những thổ dân Úc (ST: CB)
Nếu phải sống trong rừng, bạn sẽ kiếm nước uống ra sao? hay kiếm lửa để sưởi ấm, để nấu ăn thế nào? Hãy xem thổ dân Úc, họ đã làm gì để có nước, có lửa???
LỜI KÊU GỌI
Xin trình AE đoạn phim sau đây sẽ là một phần trong phim “Khóa 6” và có thể cũng sẽ là một phần của phim “50 năm trường Trỗi” sẽ có trong thời gian tới.
Để phim sẽ là 1 ly bia mát lạnh chứ ko chỉ là ly nước lã sau chặng đường vượt sa mạc khô cằn , thì cái sắp tới sẽ là một thứ tạm gọi là phim (có động đậy), chứ ko phải chỉ có hình ảnh như “45 năm” và do vậy rất mong AE cung cấp cho các tư liệu của trường:
- Tất cả các loại phim (có động đậy) từ băng video, băng hoặc đĩa máy quay phim hay các đoạn quay KTS bằng máy quay, bằng máy chụp hình, điện thoại hay bất cứ thứ gì với bất cứ chất lượng nào,
- Và các tư liệu xưa thường là hình ảnh (ko động đậy) dù rách, mốc, ẩm … miễn là nhận ra là hình gì.
Tư liệu xưa là tư liệu từ hồi vô trường Trỗi đến nay. Tất nhiên quan tâm nhất là thời ở trường và thời quân ngũ, đặc biệt là thời gian tham gia trực tiếp ở chiến trường. Ngoài ra, mong AE hết sức quan tâm tới tư liệu có liên quan tới các liệt sỹ và các bạn đã mất.
Nếu ko có gì bí mật, xin AE đưa các tư liệu lên 1 trong các blog Trỗi hoặc gửi vào địa chỉ hameok6@hotmail.com hay gọi 0903800763 kêu Hameo tới cho mượn khoảng vài phút rồi hoàn trả còn nguyên “zin”.
Mong AE xem thử đoạn phim sau và “ném đá” thử để tôi tự liệu sức mình có thể “sống” tới năm thứ 51 hay ko?!
Để phim sẽ là 1 ly bia mát lạnh chứ ko chỉ là ly nước lã sau chặng đường vượt sa mạc khô cằn , thì cái sắp tới sẽ là một thứ tạm gọi là phim (có động đậy), chứ ko phải chỉ có hình ảnh như “45 năm” và do vậy rất mong AE cung cấp cho các tư liệu của trường:
- Tất cả các loại phim (có động đậy) từ băng video, băng hoặc đĩa máy quay phim hay các đoạn quay KTS bằng máy quay, bằng máy chụp hình, điện thoại hay bất cứ thứ gì với bất cứ chất lượng nào,
- Và các tư liệu xưa thường là hình ảnh (ko động đậy) dù rách, mốc, ẩm … miễn là nhận ra là hình gì.
Tư liệu xưa là tư liệu từ hồi vô trường Trỗi đến nay. Tất nhiên quan tâm nhất là thời ở trường và thời quân ngũ, đặc biệt là thời gian tham gia trực tiếp ở chiến trường. Ngoài ra, mong AE hết sức quan tâm tới tư liệu có liên quan tới các liệt sỹ và các bạn đã mất.
Nếu ko có gì bí mật, xin AE đưa các tư liệu lên 1 trong các blog Trỗi hoặc gửi vào địa chỉ hameok6@hotmail.com hay gọi 0903800763 kêu Hameo tới cho mượn khoảng vài phút rồi hoàn trả còn nguyên “zin”.
Mong AE xem thử đoạn phim sau và “ném đá” thử để tôi tự liệu sức mình có thể “sống” tới năm thứ 51 hay ko?!
Cục Lưu trữ tỉnh Quảng Tây và GS Hoàng Tranh thăm Tp (KQ)
Phó chủ tịch Phan Long tiếp khách. |
Đâu chỉ có mục Tin nhanh mỗi ngày!
Biết Trần Minh Sơn ốm; rồi bạn Trỗi đến thăm, giúp đỡ... có đoàn bạn Bé ra thăm Lăng Bác được Tường Vân hướng dẫn, có bữa nhậu đón bạn hiền ở 19C... Mọi thông tin đó được 1 bạn ta ở xa cập nhật. Cao Cẩm Quỳ đã đưa tin bạn Trỗi lên trang mạng của mình. Thật cảm động!
Mời xem!!!
Mời xem!!!
Vỡ lòng du ký (Hồng Dung)
Bạn vỡ lòng vẫn trong sáng, giản dị như ngày nào. |
Ca sĩ Đông Nhân được các bạn gái tặng chùm hoa dại. |
Hai ngày
(19 &20.5.2012), nhóm bạn học Vỡ lòng (niên khóa 1960 – 1961) ở Cửa Bắc đã có chuyến dã ngoại lên Mộc
Châu – Thảo nguyên xanh, để nhớ về 1 thời. Các bạn hãy nhìn vào ảnh, xem trong 16 bạn có những
ai là cựu học sinh khóa 5 của Trường “TRỖI”? Lớp chúng tôi cũng OÁCH đấy chứ?
Nhiều
bạn bận việc không đi dã ngoại hôm đó được nhưng
có một bạn, dù vắng mặt đã làm cho cả
đoàn rưng rưng cảm động vì đã biết sống
cho bạn bè – đó là Hạ Thanh Xuyên, bạn xin phép ở nhà đến bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho bạn Minh Sơn. Chúng mình tin Minh
Sơn sẽ vượt qua bệnh tật vì có những người bạn tốt. Và Xuyên ơi, bạn cũng vui
nhé.
(Bạn thuở vỡ lòng).----
BT5:
- Nhận ra:
Hàng đứng, trái qua: Hoàng Việt 1, Tạ Sơn 3, Tất Thắng 6, Đôn Hà 8.
Hàng ngồi: Đôn Hòa 1, Hồng Dung 2, Đông Nhân 6.
- Nghĩ là Xuyên cùng đi, nhưng đọc Tin nhanh mỗi ngày của anh Quang Việt thấy ngày nào bạn cũng vào viện đấm lưng, thông mạch cho Sơn. Cảm động và tự hào vì lớp vỡ lòng và lớp Trỗi có người như bạn!
- Đông Nhân về Nam sáng 23/5. Chiều anh em HN chia tay Tạ Sơn tại 19C Ngọc Hà. Có các bác Khánh Khoằm, Tú Kẽm, Lê Bình, Dũng Triệu. Mưa tầm tã nhưng chả ai muốn về. Bia hết mấy chục coóng rồi. Lạnh nên chuyển sang R. Tạ Sơn cẩn thận không về đến Tp là "còn hình, mất tiếng".
CHIẾC ĐÈN THẦN (Huỳnh Úc)
CHIẾC ĐÈN THẦN
Hôm ấy là ngày thứ bảy, trời mưa lâm thâm.
Trời mưa lâm thâm, cây trâm có trái, con gái có duyên, đồng tiền có lỗ, bánh tổ
thì ngon, bánh hòn thì béo. Bí thư Bùi hôm ấy rỗi việc ở nhà. Mát trời thế này
mà kéo điếu thuốc lào thì cũng hay. Cái anh thuốc lào hút vào một buổi sáng mát
trời sao mà ngon thế! Khói đậm đà như vị
mật thấm vào lưỡi đi vào máu làm cho người ta đê mê. Đôi mắt lim dim ông bí thư
tỉnh ủy chợt nhìn lên bàn thờ. Bàn thờ làm bằng gỗ có chạm trỗ đôi chút và đóng
gá vào tường bằng hai thanh sắt hình chữ L. Chà! Cái đèn dầu hỏa để lâu ngày
không ai để mắt đến trông xỉn và bẩn quá. Dựng cái điếu vào mép bàn uống nước
ông bước lại bàn thờ cầm chiếc đèn xuống rồi đi tìm miếng giẻ ráp để cọ chiếc
đèn. Tay ông vừa cầm miếng giẻ xát mạnh vào chiếc đèn hai ba cái thì cảm thấy mặt
đất rung chuyển, người lảo đảo rồi ngay lập tức trước mặt ông một vị thần to
lớn và xấu xí, da đen nhẻm, giọng oang oang: " Người muốn gì? Tôi là thần
đèn, là nô lệ của ai có chiếc đèn này trong tay, sẵn sàng vâng lệnh Người làm
bất cứ điều gì ". Sau một vài giây trấn tĩnh, ông bí thư tỉnh ủy muốn thử
uy lực của thần đèn. Ra lệnh cho hắn làm gì bây giờ? Bánh tổ thì ngon, bánh hòn
thì béo nhưng làm sao ngon bằng thịt chó. Phải! Mát trời thế này mà được uống
rượu với thịt chó thì ngon biết chừng nào là ngon. " Nhà ngươi hãy mang
đến cho ta một mâm rượu thịt chó". Vị thần biến mất, một lúc sau trở lại
đội trên đầu chiếc khay lớn bằng bạc, bảy chiếc đĩa và bát bằng bạc đựng bảy
món thịt chó: món hấp, món chả, món xáo, món dồi, rựa mận, xào lăn, món hầm kèm
theo chai rượu Lúa Mới và chiếc ly bằng bạc. Đặt mâm và chai rượu xuống chiếc
bàn uống nước vị thần biến mất.
Tin nhanh 23/5 (QV)
Lúc 6 rưỡi, trời Hà nội mưa tầm tã. Định không vào BV, chỉ gọi điện hỏi thăm Sơn xem tình hình thế nào. Sơn bảo: "Hôm nay xạ xong từ 1g30 chiều. Xuyên đang ở trong này anh ạ". Nói rồi Sơn đưa máy cho Xuyên.
"Hôm nay mưa mà em cũng vào với Sơn à?". "Vào chứ, em đã nhận việc rồi mà! Hàng ngày em vào đấm bóp cho Sơn dễ chịu". Thật cảm động và kính nể em. "Đợi đấy nhé, anh vào ngay đây", "Vâng, em sẽ tính xem anh đi mất mấy phút". Thế là vội vàng đội mưa vào với Sơn.
Đến nơi, Xuyên mách ngay: "Anh biết không, lúc em vào nhìn thấy ông ấy ngồi ngay dưới cái quạt trần chạy vù vù, em sợ quá. Chỉ sợ ông ấy cảm. Nhưng cho tới giờ thì không sao". "Thế đã đấm bóp chưa?" "Rồi ạ. Làm xong từ nãy".
"Hôm nay mưa mà em cũng vào với Sơn à?". "Vào chứ, em đã nhận việc rồi mà! Hàng ngày em vào đấm bóp cho Sơn dễ chịu". Thật cảm động và kính nể em. "Đợi đấy nhé, anh vào ngay đây", "Vâng, em sẽ tính xem anh đi mất mấy phút". Thế là vội vàng đội mưa vào với Sơn.
Đến nơi, Xuyên mách ngay: "Anh biết không, lúc em vào nhìn thấy ông ấy ngồi ngay dưới cái quạt trần chạy vù vù, em sợ quá. Chỉ sợ ông ấy cảm. Nhưng cho tới giờ thì không sao". "Thế đã đấm bóp chưa?" "Rồi ạ. Làm xong từ nãy".
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012
Ai tạo ra ai ? (Cao Bắc)
Trong đạo Thiên chúa nói: người đàn bà được tạo ra bởi cái xương sườn của người đàn ông ! nhưng với sự phát triển gần đây của khoa học lại cho thấy điều ngược lại.
Tất cả mọi người đều biết gen cho nữ là xx, gen cho nam là xy, khoa học trong những năm gần đây đã phát hiện là bào thai nam và nữ là giống nhau cho đến khi khoảng độ 10 tuần, khi đó trong bào thai nam, gen y sẽ tạo ra một chất hormo gọi là testosterone, chất hormo đó sẽ làm cho cơ thể của bào thai nam phát triển những cơ quan sinh sản của nam, còn bào thai nữ không có chất hormo đó sẽ phát triển những cơ quan sinh sản của nữ.
Có một số người bị bệnh bẩm sinh , đến khi lớn lên đi khám mới biết được là tuy là nữ bên ngoài, nhưng không có đầy đủ cơ quan sinh sản của nữ bên trong, khi khám gen thì thấy những người đó lại là xy và chất hormo trong những người đó, vì một lý do nào đó rất thấp, những người đó không sinh được con cái.
Cũng có trường hợp có người mang gen xxy, có cả hai cơ quan sinh sản của cả nam và nữ nhưng cả hai đều không đầy đủ, những người này cũng không sinh sản được.
Đà ông có chửa. |
Có một số người bị bệnh bẩm sinh , đến khi lớn lên đi khám mới biết được là tuy là nữ bên ngoài, nhưng không có đầy đủ cơ quan sinh sản của nữ bên trong, khi khám gen thì thấy những người đó lại là xy và chất hormo trong những người đó, vì một lý do nào đó rất thấp, những người đó không sinh được con cái.
Cũng có trường hợp có người mang gen xxy, có cả hai cơ quan sinh sản của cả nam và nữ nhưng cả hai đều không đầy đủ, những người này cũng không sinh sản được.
Về quê (Quang Việt)
Sen và lúa. |
Sài Gòn tôi yêu (ST: Đạt)
Mời xem những hình ảnh thật đáng yêu!
Tin nhanh 22/5
Lúc 6 rưỡi chiều, tôi cùng Thanh Long (Bạn Trỗi K2 - chi hội trưởng CCB nhà A5
của MS) vào thăm Sơn. Gặp cả Xuyên đang ở đó. Xuyên vừa đấm bóp cho Sơn
xong. So với hôm trước, hôm nay Sơn khá hơn rất nhiều. Nói năng lưu
loát, ít bị ngắt quãng bởi các cơn ho. Thần thái linh lợi hơn, và cười
nhiều hơn. Nói chuyện dài, rất phấn khởi. Sơn kể với Thanh Long là bạn
Trỗi rất quan tâm. Ngồi một lúc, thấy sắp mưa, Sơn giục mọi người về.
Xuyên cầm theo cả cốc hoa hôm trước tặng để về chăm sóc vì nó đã hơi
tàn. Xuyên sẽ đổi cho Sơn cốc khác. Xuyên thật tốt, rất chu đáo với Sơn,
và rất hiệu quả nữa. Hôm nay Sơn đã xạ lần thứ 7 và không hề sốt.
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012
Thư giãn đầu tuần (ST: QV)
Mời xem những hình ảnh thật ở ta!
Giấu Hạnh phúc ở đâu? (ST: Đạt)
Ngày xưa, có lần “tập đoàn” yêu tinh họp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con người. Một yêu tinh nói: “Chúng ta nên giấu một thứ gì đó quý giá của con người đi, nhưng giấu cái gì bây giờ?”.
Sau khi suy nghĩ, một yêu tinh đáp: “Biết rồi, hãy lấy đi hạnh phúc của họ, họ sẽ ngày đem phải khổ sở u uất. Nhưng vấn đề là giấu nó ở đâu bây giờ? Phải giấu ở nơi nào mà họ không tìm được ấy!”.
Một yêu tinh khác cho ý kiến: “Thử quẳng nó lên đỉnh ngọn núi cao nhất của thế giới xem”. Nhưng ý kiến đó bị phản đối ngay: “Không được. Con người rất khoẻ mạnh, chuyện leo núi có nhằm nhò gì đâu”.
Sau khi suy nghĩ, một yêu tinh đáp: “Biết rồi, hãy lấy đi hạnh phúc của họ, họ sẽ ngày đem phải khổ sở u uất. Nhưng vấn đề là giấu nó ở đâu bây giờ? Phải giấu ở nơi nào mà họ không tìm được ấy!”.
Một yêu tinh khác cho ý kiến: “Thử quẳng nó lên đỉnh ngọn núi cao nhất của thế giới xem”. Nhưng ý kiến đó bị phản đối ngay: “Không được. Con người rất khoẻ mạnh, chuyện leo núi có nhằm nhò gì đâu”.
Tin nhanh 21/5 (QV)
Tối nay chở cu Việt vào thăm Sơn. Sơn vẫn ở phòng cấp cứu,
nhưng tỉnh táo nhanh nhện hơn mấy hôm trước nhiều. Hình như "vi ta min
em" phát huy tác dụng tốt. Xuyên bảo hôm qua "đấm đá" kỹ, làm thông
mọi kinh lạc. Lại dùng cả máy massage của bệnh nhân cùng phòng nữa.
Hôm nay Sơn không truyền hóa chất, chỉ xạ. Vả lại có lẽ cơ thể đã dần
thích nghi nên không thấy sốt.
nhưng tỉnh táo nhanh nhện hơn mấy hôm trước nhiều. Hình như "vi ta min
em" phát huy tác dụng tốt. Xuyên bảo hôm qua "đấm đá" kỹ, làm thông
mọi kinh lạc. Lại dùng cả máy massage của bệnh nhân cùng phòng nữa.
Hôm nay Sơn không truyền hóa chất, chỉ xạ. Vả lại có lẽ cơ thể đã dần
thích nghi nên không thấy sốt.
Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012
Tin buồn
Tin từ Nguyễn Phúc Cần: Thân phụ bạn Trần Thành (sứt) k5 vừa mất sáng nay 21/5/2012, tại Đà Nẵng.
Blog BT5 cùng bạn Trỗi k5 HN, TpHCM xin chia buồn cùng Thành và gia đình.
Blog BT5 cùng bạn Trỗi k5 HN, TpHCM xin chia buồn cùng Thành và gia đình.
Tổng thống Barack Obama (ST: Khánh Hòa)
BARACK OBAMA
- Barack Obama, Tổng thống da
màu đầu tiên của Mỹ là một nhà chính trị tài ba, am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh
vực. Ông còn được trao giải Nobel cho những nỗ lực vì hoà bình. Vậy ông đã được
thừa hưởng một nền giáo dục như thế nào?
Barack Obama là con trai của bà Ann Dunham - một công dân
Mỹ da trắng với người chồng da đen mang tên Barack Obama Sr đến từ đất nước
Kenya. Khi đó, cả hai người đều là những sinh viên trẻ tại Đại học Hawaii. Năm
cậu bé Barack lên hai tuổi, người cha tài giỏi của cậu được tiếp nhận vào Đại
học Havard, song chính điều này lại khiến ông phải bỏ hai mẹ con Barack lại
mảnh đất Hawaii. Ít lâu sau, họ li hôn và Barack theo mẹ tới gia đình chồng mới
của bà ở Indonesia và vào học tại một ngôi trường địa phương.
Hạnh Phúc Là Gì ? (ST: Đạt)
* Chó con hỏi chó mẹ, mẹ ơi hạnh phúc là gì?
Chó mẹ bảo hạnh phúc là cái đuôi con đấy! Và thế là chó con quay lại tóm cái đuôi của mình, nhưng không tài nào tóm được, chú ngồi xuống oà khóc, và lại hỏi mẹ:
- Tại sao con không thể nào bắt được hạnh phúc hả mẹ?
Chó mẹ mỉm cười và nói rằng: "Con trai, tại sao con không tiến về phía trước và hạnh phúc sẽ theo sau con".
Vậy chúng ta tại sao cứ phải đi tìm cho mình hạnh phúc nhỉ, khi mà hạnh phúc luôn đi theo mình. Hãy sống, hãy cảm nhận hạnh phúc mà cha mẹ đã cho ta. Hạnh phúc vì được sống bên những người bạn mà mình yêu ...
Chó mẹ bảo hạnh phúc là cái đuôi con đấy! Và thế là chó con quay lại tóm cái đuôi của mình, nhưng không tài nào tóm được, chú ngồi xuống oà khóc, và lại hỏi mẹ:
- Tại sao con không thể nào bắt được hạnh phúc hả mẹ?
Chó mẹ mỉm cười và nói rằng: "Con trai, tại sao con không tiến về phía trước và hạnh phúc sẽ theo sau con".
Vậy chúng ta tại sao cứ phải đi tìm cho mình hạnh phúc nhỉ, khi mà hạnh phúc luôn đi theo mình. Hãy sống, hãy cảm nhận hạnh phúc mà cha mẹ đã cho ta. Hạnh phúc vì được sống bên những người bạn mà mình yêu ...
Giỗ ba Công Trường
Trưa thứ bảy, Công Trường mời tới dự đám giỗ ba. Chuyện chú Ba Bổn hy sinh đã được in trên SRTKL3 và BT5.
Huân chương HCM của chú. |
Bằng Tổ quốc ghi công. |
Bên ban thờ gia đình. |
Hiếu và anh Bảy cùng Công Trường. |
Quang Bắc lại hưởng ứng bài bác Quang Việt về Xuyên
Trên chuyến xe từ Khu biệt thự Hồ Tây về trung tâm (hôm bạn Trỗi lên thăm TN), QB hỏi: Mày biết bài thơ này? Nghe hắn đọc qua, liền trả lời: Chưa! Và hắn đã nhắn qua điện thoại.
Nay có đề nghị của bác Việt, liền thấy bài này hưởng ứng hay. Nên... Mời vào lại!
Nay có đề nghị của bác Việt, liền thấy bài này hưởng ứng hay. Nên... Mời vào lại!
Tin nhanh 20/5
Hôm nay, Sơn vẫn nằm ở phòng cấp cứu. Ngày chủ nhật bệnh viện không làm việc nên không truyền hóa chất và cũng không xạ. Khoảng 5 rưỡi chiều Xuyên vào thăm bạn, massage cho bạn. Xuyên bảo phải rất lựa vì người Sơn toàn xương. Xuyên ở trong viện với bạn đến hơn 6 giờ mới về.
Sơn bị sốt khoảng 2 tiếng buổi chiều.
Sáng nay, tôi đưa cu Việt đi về nhà một cậu học trò của tôi chơi. Cu cậu có vẻ thích thú. Chủ nhà chiêu đãi ba ba và ếch. Có cho cu cậu nhấm chút bia. Khoảng 3 giờ chiều thì về đến Hà nội.
Cu Việt bên ao sen. |
Bữa trưa với gia đình. |
Sáng nay, tôi đưa cu Việt đi về nhà một cậu học trò của tôi chơi. Cu cậu có vẻ thích thú. Chủ nhà chiêu đãi ba ba và ếch. Có cho cu cậu nhấm chút bia. Khoảng 3 giờ chiều thì về đến Hà nội.
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
Ở đâu đánh thuế cao nhất thế giới? (ST: KC)
Cuối tuần: Cười hở 10 cái răng (ST: Đạt)
Vũ Như Cẩn (Huỳnh Úc)
Ngày xửa ngày xưa ở làng nọ có một gánh hát
tuồng, cả đào kép và kèn trống độ hơn mười người. Kép chính của gánh hát ấy tên
là Vũ Như Cẩn vì vậy khi kể lại cho các bạn nghe câu chuyện này tôi lấy tên anh
ta làm đề cho câu chuyện. Đó là một người đàn ông dong dỏng cao khuôn mặt vuông
vức giống hình chữ điền, trán rộng, cằm hơi nhô, hàm én, mày ngài. Theo ngũ
hành khuôn mặt chữ điền thuộc kim tiêu biểu cho sự quyết đoán, cương nghị. Vì
có quý tướng như thế nên trong các vở tuồng anh ta thường diễn vai tướng trận.
Kép thì như vậy, thế còn đào? Đào chính của gánh hát tên là Nguyễn Y Vân, dáng
người thon lẳn với chiều cao vừa phải, nếu cao thêm một phân thì thành người
gầy, nếu bớt đi một phân thì lại trở nên quá thấp. Da mặt trắng ngần nên nếu
xoa thêm ít phấn thì quá trắng, đôi môi đã đủ hồng nên thoa thêm ít son thì quá
đỏ. Lúng liếng đôi mắt lá dăm/ Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Người như
thế mà sắm vai đào lẳng, đào thương thì thật tuyệt vời.
Hưởng ứng đề nghị của bác Quang Việt về... Ngày xưa
Mời sang lại lưu trữ bên Bantroik5sg!
Chuyện cũ đăng lại (BT5)
Tình cờ sang Bantroik5sg, đọc bài này của Châu Thành, thấy có comment của Trần Đăng Lâm, con trai 1 LS E274 tên lửa. Cảm động quá, xin post lại bài này để anh chị em cùng đọc!
Mời vào đây!
Mời vào đây!
Lạc đường ở Hà Nội (Cao Bắc)
Năm tôi học vỡ lòng, cả khu Cửa Nam chỉ có tôi và bạn gái Vân Nam lên phía Bắc học. Ha đứa ngày ngày gọi nhau đi học. Khi đi học suốt theo chiều dài đường Nguyễn Tri Phương, (khi đó nằm ở giữa thành) vừa nói những chuyện lớn lên mình sẽ làm gì, tôi ước mơ trở thành kỹ sư phát minh, còn Vân Nam ước mơ trở thành bác sĩ, nên tôi với Vân Nam lúc đó thân nhau lắm.
Khi ra khỏi Cửa Bắc, băng qua đường Phan Đình Phùng, đi một đoạn là tới lớp vỡ lòng. Cùng lớp lúc đó tôi nhớ có Đôn Hòa, Tất Thắng, Đông Nhân và chắc còn nhiều người nữa (mà bây giờ chưa nhớ hết).
Khi ra khỏi Cửa Bắc, băng qua đường Phan Đình Phùng, đi một đoạn là tới lớp vỡ lòng. Cùng lớp lúc đó tôi nhớ có Đôn Hòa, Tất Thắng, Đông Nhân và chắc còn nhiều người nữa (mà bây giờ chưa nhớ hết).
Tình hình Sơn 19/5 (QV)
Hôm nay Sơn không truyền hóa chất cũng không xạ trị. Chắc vì vậy nên cơ thể không phản ứng, không bị sốt. Hiện vẫn nằm ở phòng cấp cứu, và như Sơn nói, chắc còn ở đó lâu dài.
Trưa nay có vợ chồng Phúc Chiến, Dũng "ba loe" vào thăm Sơn. Ngô Vinh vẫn là vị khách thường xuyên. Các cậu ấm nhà Sơn cũng vào với bố.
Sáng mai tôi có chuyến đi chơi về trang trại của gia đình một cậu học trò ở mạn Vân Đình. Tôi đã xin phép Sơn cho cu Việt đi cùng. Cu cậu cũng đã đồng ý đi với bác.
Trưa nay có vợ chồng Phúc Chiến, Dũng "ba loe" vào thăm Sơn. Ngô Vinh vẫn là vị khách thường xuyên. Các cậu ấm nhà Sơn cũng vào với bố.
Sáng mai tôi có chuyến đi chơi về trang trại của gia đình một cậu học trò ở mạn Vân Đình. Tôi đã xin phép Sơn cho cu Việt đi cùng. Cu cậu cũng đã đồng ý đi với bác.
Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012
Tin về sức khỏe bạn Phạm Hữu Phùng
Phùng bị ung thư đại tràng. Nhờ gia đình, bạn bè, nhất là có Trần Duy Anh, giám đốc Viện 108 là bạn cùng lớp vừa là ông cháu họ nên thuốc thang đủ cả. Chữa và kéo dài mấy năm nay. Bạn về Đà Nẵng, được anh em Trỗi (nhất là BS Phúc Học k7) chăm sóc. Nay chuyển ra HN.
Mời đọc tin từ BS Học!
Mời đọc tin từ BS Học!
Thầy Trọng vẫn bận việc ngoài Bắc
Sáng nay báo tin, GS Hoàng Tranh cùng lãnh đạo Cục Lưu trữ tỉnh Quảng Tây, đơn vị đồng xuất bản cuốn sách "Trường Nguyễn Văn Trỗi ở Quế Lâm" với Viện KHXH Quảng Tây, sẽ đến TpHCM. Tiếc là thầy bận xây nhà thờ họ ở quê Nam Định, không thể tiếp bạn quý. Thầy gửi lời thăm GS Hoàng Tranh và các bạn Quảng Tây.
Kế họach, đoàn sẽ làm việc với Hội Hữu nghị Việt-Trung TpHCM, đi viếng mộ anh Trỗi (vì: làm sách về Trường Trỗi thì phải đến viếng anh) và thăm gia đình chị Quyên. Sau đó sẽ đi Mũi Né, Phan Thiết, đi miền Tây rồi sang Campuchia theo tour với Cholontourist.
Kế họach, đoàn sẽ làm việc với Hội Hữu nghị Việt-Trung TpHCM, đi viếng mộ anh Trỗi (vì: làm sách về Trường Trỗi thì phải đến viếng anh) và thăm gia đình chị Quyên. Sau đó sẽ đi Mũi Né, Phan Thiết, đi miền Tây rồi sang Campuchia theo tour với Cholontourist.
Vỡ lòng du ký
Sáng nay, các bạn học vỡ lòng của Cao Bắc (Trỗi k5: Thanh Xuyên, Tất Thắng, Đôn Hòa, Đôn Hà, Đông Nhân... cùng Tạ Sơn, Hồng Dung, Xuân Phương...) lên đường đi Mộc Châu du hí, nhớ lại thuở học trò và thanh thủ "kiếm sữa tươi", (riêng bọn con trai thì còn kiếm (à, ngắm)... gái đẹp Tây Bắc!).
Đề nghị các phóng viên chiến trường thông tin cập nhật thường xuyên cho BT5! Xin cảm ơn!
----
Tin thêm: Cũng sáng nay, ông bà nội Nhất Trung, Kim Loan (tên ở Quy Nhơn là Loong = gáo) đưa mẹ con cháu nội (vì thuộc bài thơ "Chưa đi chưa biết Vũng Tàu? Đi thì mới biết có dầu phụt lên..." nhưng con dâu và cháu nội "đít nhôm" tuy ở Sài Thành mà chửa bao giờ biết Thành phố dầu khí).
Chúng nó đã hẹn nhau với Phúc Chiến, Kha Tư Xô và anh em chú Liều. Trưa nay có tiệc mừng bạn Quy Nhơn thăm Cap Saint Raque.
Đề nghị các phóng viên chiến trường thông tin cập nhật thường xuyên cho BT5! Xin cảm ơn!
----
Tin thêm: Cũng sáng nay, ông bà nội Nhất Trung, Kim Loan (tên ở Quy Nhơn là Loong = gáo) đưa mẹ con cháu nội (vì thuộc bài thơ "Chưa đi chưa biết Vũng Tàu? Đi thì mới biết có dầu phụt lên..." nhưng con dâu và cháu nội "đít nhôm" tuy ở Sài Thành mà chửa bao giờ biết Thành phố dầu khí).
Chúng nó đã hẹn nhau với Phúc Chiến, Kha Tư Xô và anh em chú Liều. Trưa nay có tiệc mừng bạn Quy Nhơn thăm Cap Saint Raque.
Nhờ đâu Cao Bắc liên lạc được với chúng ta?
Vào lại Bantroik5sg (blog thuở ban đầu chưa bị hacker tấn công), thấy comment của Cao Bắc. Mời các bạn quá bộ sang thăm!
Thăm Xuyên Mun (Quang Việt)
Ghé nhà Xuyên. |
Biết em từ năm
1967 khi trường Trỗi sang Quế lâm, nhưng sau đó 42 năm – đến 2009 - mới quen
em. Duyên kỳ ngộ đến vào dịp gặp mặt các thế hệ TSQ trên Thái Nguyên. Sáng hôm
đó, tập trung ở trạm 66 rồi lên xe đi. Trên xe, tôi ngồi cạnh em , tiếp theo là
Việt Hoa, ở hàng ghế sau cùng. Các hàng ghế trên phải nhường cho các cụ TSQ các
khóa đầu.
Cứ thế, trên
đoạn đường Hà nội lên Thái nguyên, Thái nguyên lên nhà anh Chu Văn Thành thăm
mộ hai cụ Chu Văn Tấn, Thái nguyên đi Đại từ về thăm Mỹ yên, rồi đi thăm khu di
tích Cách mạng ở Định Hóa và về Hà nội, hai anh em cùng mọi người nói biết bao
nhiêu là chuyện, cả nghiêm túc lẫn không nghiêm túc, chuyện xưa, chuyện nay,
trên trời, dưới bể. Thích nhất là những lúc Kiến Quốc đọc những vần thơ hài “ngày
xưa – bây giờ” làm cả xe cười vỡ bụng:
Ngày xưa như
sắt, như đồng
Như đinh đóng
cột, như rồng phun mưa,Bây giờ như cải muối dưa,
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu…
(Bài thơ còn dài lắm, KQ đăng lại cho mọi người tham
khảo)
Tin nhanh 18/5 (Quang Việt)
Sáng nay, khoảng 9h30 Sơn phải chuyển sang phòng cấp cứu vì khó thở. Chiều vẫn đi xạ. Sau đó sôt hơn 39 độ.
Tối, tôi có đưa cu Việt vào thăm bố ở phòng cấp cứu (cháu cũng không biết bố phải chuyển về phòng cấp cứu). Vào gặp Mạnh Hùng K5 đang ngồi với bạn. Có cu Vũ đang ở đó với bố. Sơn bảo hôm nay nó đã biết lấy nước nóng lau người cho bố.
Chiều nay, Xuyên định vào với bạn nhưng lại nhận được tin cháu ngã, lại phải chạy sang Gia lâm nên về muộn, không vào với bạn được.
Đưa cu Việt từ BV về, hai bác cháu ngồi uống nước, tâm sự ở bờ hồ Nam Đồng mãi. Cháu đã cởi mở hơn nhiều.
-----
Cảm ơn anh Việt và những người bạn của Sơn!
Tối, tôi có đưa cu Việt vào thăm bố ở phòng cấp cứu (cháu cũng không biết bố phải chuyển về phòng cấp cứu). Vào gặp Mạnh Hùng K5 đang ngồi với bạn. Có cu Vũ đang ở đó với bố. Sơn bảo hôm nay nó đã biết lấy nước nóng lau người cho bố.
Chiều nay, Xuyên định vào với bạn nhưng lại nhận được tin cháu ngã, lại phải chạy sang Gia lâm nên về muộn, không vào với bạn được.
Đưa cu Việt từ BV về, hai bác cháu ngồi uống nước, tâm sự ở bờ hồ Nam Đồng mãi. Cháu đã cởi mở hơn nhiều.
-----
Cảm ơn anh Việt và những người bạn của Sơn!
Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012
Cây cỏ ngọt (ST: Thanh Tường k1)
Mời tham khảo, có thể dùng tốt trong gia đình!
Ruộng đất này là của chúng mình (Huỳnh Úc)
Trong hai ngày 9 và 10-5-2012, bà con 3 xã Xuân Quan,
Cửu Cao, Phụng Công đã cùng nhau ra rào lại phần ruộng
của mình bị phá tan hoang hôm 24-4-2012. Sau đó tất cả
dân 3 xã cùng trồng cây tại phần ruộng này.
Ruộng đất này là của chúng mình
Chim hòa bình bay giữa trời xanh
Đồng Xuân Quan tiếng chim gù thương mến
Trời Văn Giang lửng lơ chùm mây trắng
Cùng bay nào! Cho đất ta xanh
Cùng bay nào! Cho đất ta xanh.
Cùng chung tay chúng ta trồng cây trái
Đầy hương thơm nắng tô màu tươi mới
Đồng đất này-Là của chúng ta
Đồng đất này-Là của chúng ta.
Kết đoàn lại chúng ta là sức mạnh
Chung một lòng đất sẽ hồi sinh.
Cửu Cao, Phụng Công đã cùng nhau ra rào lại phần ruộng
của mình bị phá tan hoang hôm 24-4-2012. Sau đó tất cả
dân 3 xã cùng trồng cây tại phần ruộng này.
Ruộng đất này là của chúng mình
Chim hòa bình bay giữa trời xanh
Đồng Xuân Quan tiếng chim gù thương mến
Trời Văn Giang lửng lơ chùm mây trắng
Cùng bay nào! Cho đất ta xanh
Cùng bay nào! Cho đất ta xanh.
Ruộng đất này là của chúng mình
Sau trận càn đất ta đã hồi sinhCùng chung tay chúng ta trồng cây trái
Đầy hương thơm nắng tô màu tươi mới
Đồng đất này-Là của chúng ta
Đồng đất này-Là của chúng ta.
Ruộng đất này là của chúng mình
Xiết tay nhau môi thắm cười xinhKết đoàn lại chúng ta là sức mạnh
Chung một lòng đất sẽ hồi sinh.
Vấn đề của Minh Sơn (Quang Việt)
Bạn mình. |
Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng (ST)
Đã là nông dân là cần có
ruộng đất. Xưa hay nay đều vậy. Ruộng đất là tất cả cuộc sống của họ.
Dưới thời thực dân Pháp thống trị, ngay khi vận động cách mạng bí mật để giải phóng đất nước, Đảng đã nêu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đáp ứng khát vọng của nông dân, nên nông dân hăng hái theo Đảng, làm nên Cách mạng Tháng Tám giành độc lập tự do và để dân có ruộng cày (tất nhiên có cả nhiều tầng lớp tham gia nhưng nông dân vẫn là động lực chủ yếu).
Dưới thời thực dân Pháp thống trị, ngay khi vận động cách mạng bí mật để giải phóng đất nước, Đảng đã nêu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đáp ứng khát vọng của nông dân, nên nông dân hăng hái theo Đảng, làm nên Cách mạng Tháng Tám giành độc lập tự do và để dân có ruộng cày (tất nhiên có cả nhiều tầng lớp tham gia nhưng nông dân vẫn là động lực chủ yếu).
Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012
VỊNH LŨ BỐN TÊN (UH1)
Vũ Như Cẩn và Vẫn Như Cũ
Nguyễn Y Vân và Vẫn Y Nguyên
Một lũ bốn tên ăn bùa mê thuốc lú
Một lũ bốn tên khốn nạn vì tiền.
Lý luận, tư duy bùng nhùng tắc nghẽn
Biết bao giờ đất nước mới đi lên?
Nguyễn Y Vân và Vẫn Y Nguyên
Một lũ bốn tên ăn bùa mê thuốc lú
Một lũ bốn tên khốn nạn vì tiền.
Khốn nạn vì tiền một lũ bốn tên
Họ Vũ, họ Vẫn và thêm họ NguyễnLý luận, tư duy bùng nhùng tắc nghẽn
Biết bao giờ đất nước mới đi lên?
Chuyện cần xác minh (KQ)
Trưa qua đang ăn cơm thì thấy chuông reo, hiện số máy lạ. Bật lên nghe tiếng ồn ào của 1 cuộc nhậu và giọng quen quen:
- KQ ơi, Ngô Hùng k4 đây.
- Ừ, đang ở đâu? - Vội hỏi (vì sợ lại gọi đi nhậu).
- Ở HN. Này, có thằng em tên Long lớp 5 cần gặp. - Hùng trao máy cho em.
Chú em xưng tên Trương Thanh Long, năm 1967 sang Quế Lâm, học lớp 5. Cùng lớp với Trương Minh Trang (có em là Nghiêm, học sinh trường Bé). (Nghĩ bụng, chú mày học k8). Hè năm 1968 khi cả trường ra ga Quế Lâm lên tầu về VN thì có thầy ở trường Bé ra đón Long cùng 20 bạn, đưa về trường Bé học tiếp. Long học đến năm 1971 thì ba chiến đấu trong Nam ra, sang đón về nước.
Hỏi Long còn nhớ bạn nào cùng lớp Trỗi, thì thấy trả lời: không nhớ. (Nhắc tên Nghị "phệ", Tiến Long, Dũng zôt... đều không nhớ). Chỉ có 2 anh Trỗi hay chơi thân những năm sau này là anh Chiến "dế" và anh Thái "tọ" k4. Hỏi có nhớ tên của 20 bạn Trỗi cùng ở lại thì Long nhớ không hết.
Long sinh đầu năm 1957 (hơi muộn 1 chút so với anh em k8 thường là 1956). Và hiện tượng "20 học sinh Trỗi ở lại Quế Lâm học trường Bé" chưa bao giờ nghe. Nhờ anh em xác định!
- KQ ơi, Ngô Hùng k4 đây.
- Ừ, đang ở đâu? - Vội hỏi (vì sợ lại gọi đi nhậu).
- Ở HN. Này, có thằng em tên Long lớp 5 cần gặp. - Hùng trao máy cho em.
Chú em xưng tên Trương Thanh Long, năm 1967 sang Quế Lâm, học lớp 5. Cùng lớp với Trương Minh Trang (có em là Nghiêm, học sinh trường Bé). (Nghĩ bụng, chú mày học k8). Hè năm 1968 khi cả trường ra ga Quế Lâm lên tầu về VN thì có thầy ở trường Bé ra đón Long cùng 20 bạn, đưa về trường Bé học tiếp. Long học đến năm 1971 thì ba chiến đấu trong Nam ra, sang đón về nước.
Hỏi Long còn nhớ bạn nào cùng lớp Trỗi, thì thấy trả lời: không nhớ. (Nhắc tên Nghị "phệ", Tiến Long, Dũng zôt... đều không nhớ). Chỉ có 2 anh Trỗi hay chơi thân những năm sau này là anh Chiến "dế" và anh Thái "tọ" k4. Hỏi có nhớ tên của 20 bạn Trỗi cùng ở lại thì Long nhớ không hết.
Long sinh đầu năm 1957 (hơi muộn 1 chút so với anh em k8 thường là 1956). Và hiện tượng "20 học sinh Trỗi ở lại Quế Lâm học trường Bé" chưa bao giờ nghe. Nhờ anh em xác định!
Sáng tạo (AT)
Copy ảnh của con gái chụp vào máy tính, thấy được 2 tấm hay, thể hiện sự sáng tạo của bọn trẻ.
Hỏi, ai bày cho các con? Cháu trả lời, chúng nó tự nghĩ ra. Giỏi!
Nay xin trình các bác.
Tin nhanh: Ngày 16/5 (Quang Việt)
Hôm nay sau khi xạ trị về, M.Sơn sốt 39 độ mất khoảng 2
tiếng.
Tối, Hạ Thanh Xuyên đã thay mặt các bạn nữ K5 vào thăm M.Sơn.
Tối, Hạ Thanh Xuyên đã thay mặt các bạn nữ K5 vào thăm M.Sơn.
Có tí “nữ” vào, Sơn tươi tỉnh hẳn. Xuyên mang vào tặng Sơn
một cốc hoa do chính tay Xuyên trồng. Xuyên lại còn massage cho Sơn một lúc.
Sau đó hướng dẫn Sơn tập vẫy tay. Suốt từ hôm vào viện đến hôm nay mới thấy Sơn
cười tươi như trong ảnh.
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
Các món ăn trên thế giới (Cao Bắc)
Bánh mì Pháp. |
Những tòa nhà chênh vênh trên núi (ST)
Tin nhanh: Bệnh tình của Sơn (Quang Việt)
Sơn đã được xạ trị, chắc phản ứng nên bị sốt 38,8 độ, mệt mỏi. Chưa bị rụng tóc nhưng đã tự đi cắt trọc cho mát và đỡ phải gội đầu.
Chiều nay 15/5, 2 bạn gái k5 Xuyên và Hoa vào thăm nhưng không được gặp vì không được vào phòng bệnh. Tối có Võ Minh Đạo vào thăm. (Vợ Đạo cũng đang nằm viện gần đó vì bệnh phổi). Vinh đã chuyển cho Sơn tiền của các bạn ủng hộ.
Vấn đề đáng lo nhất của Sơn bây giờ là cậu con trai út 17 tuổi đã bỏ học, tự lo chuyện ăn uống, sinh hoạt.
Chiều nay 15/5, 2 bạn gái k5 Xuyên và Hoa vào thăm nhưng không được gặp vì không được vào phòng bệnh. Tối có Võ Minh Đạo vào thăm. (Vợ Đạo cũng đang nằm viện gần đó vì bệnh phổi). Vinh đã chuyển cho Sơn tiền của các bạn ủng hộ.
Vấn đề đáng lo nhất của Sơn bây giờ là cậu con trai út 17 tuổi đã bỏ học, tự lo chuyện ăn uống, sinh hoạt.
Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012
ĐI TU ĐẮC ĐẠO (Thế Thịnh)
Mấy hôm nay thăm hỏi bạn Trần Minh Sơn, anh em ta hay nhắc nhau: phải giữ gìn sức khỏe. Để cơ thể luôn mạnh khỏe người ta đã đưa ra các chế độ cần phải thực hiện:
- Tinh thần luôn thanh thản, vui vẻ...
- Ăn, uống, nghỉ ngơi điều độ.
- Tích cực vận động phù hợp với lứa tuổi.
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe.
Trong phần vận động có: tập thể dục, chơi thể thao, luyện khí công… và lâu nay tôi thấy giới thiệu nhiều về môn: chữa bệnh bằng ngồi thiền để đưa năng lượng vũ trụ vào cơ thể người do tiến sỹ y khoa DASIRA NARADA người SriLanKa sáng lập. Lúc mới tập thì ngồi 15, 20 phút sau có thể kéo dài 60, 90 phút và lâu hơn như các nhà sư ngồi thiền tụng kinh, niệm phật.
Chắc nhiều anh em kêu lên: Ăn uống thì kiêng khem, nghỉ ngơi thì điều độ mà lại ngồi thiền thì khác gì ĐI TU.
“Tu tại gia” để sống vui, sống khỏe, sống có ích với vợ, với con cháu và xã hội thì cũng nên ĐI TU lắm chứ?
Chắc nhiều anh em đã hoc và luyện tập theo môn học này nhưng có thể còn nhiều người chưa biết; nay xin giới thiệu để cùng tìm hiểu về môn học trong bài viết sau (trang 12-13).
Chúc anh em dũng cảm “ĐI TU” đắc đạo!
Những hòn đảo chật chội nhất thế giới (ST: KC)
LÒNG DÂN: CÒN HAY MẤT? (Huỳnh Úc)
Một đoạn video vừa được đăng tải trên YouTube
cho thấy ngày 24/4/2012 ở xã Xuân Quan-Hưng Yên
lực lượng cưỡng chế gồm cả công an mặc sắc phục đã
đánh đập dã man một người phụ nữ đầu đội mũ bảo hiểm.
Thịt da đây hay là sắt là đồng
Trước trận mưa đòn dùi cui đổ xuống.
Ôi! Những kẻ do dân, vì dân
Đã trở nên mặt người dạ thú.
Những ngày xưa rực rỡ sao vàng
Hãy về đây chứng kiến lòng dân
Còn hay mất?
cho thấy ngày 24/4/2012 ở xã Xuân Quan-Hưng Yên
lực lượng cưỡng chế gồm cả công an mặc sắc phục đã
đánh đập dã man một người phụ nữ đầu đội mũ bảo hiểm.
Chị là ai ? Mà kiên cường đến
thế
Đôi mắt nhìn hay chớp lửa đêm giôngThịt da đây hay là sắt là đồng
Trước trận mưa đòn dùi cui đổ xuống.
Máu chị đổ tươi hồng xuống ruộng
Giọt máu đào thấm đất Xuân QuanÔi! Những kẻ do dân, vì dân
Đã trở nên mặt người dạ thú.
Chút lòng tin mong manh sụp đổ
Khi đòn thù giáng xuống nhân dânNhững ngày xưa rực rỡ sao vàng
Hãy về đây chứng kiến lòng dân
Còn hay mất?
Lại thăm Minh Sơn (Quang Việt k2)
Mấy hôm rồi bận, mãi hôm nay mới di rửa được mấy tấm
ảnh chụp hôm vào thăm Minh Sơn lần trước. Tối nay tranh thủ vào thăm bạn và đưa
ảnh tặng bạn.
Bạn ta gầy, xanh nhưng tinh thần vần rất vững vàng.
Sơn bảo:” Bản lĩnh của dân Trỗi mà! Dù biết ngày mai xuống mồ, hôm nay vẫn vui
vẻ bình thường”.
Xem lại bức ảnh hôm Thiện Nhân đến thăm. |
Ngồi nói chuyện một lúc thì Sơn có điện thoại của một
cậu cháu của anh Tùng nào đó, mà qua câu chuyện nói trên điện thoại, tôi hiểu
anh ấy là bạn chiến đấu của Sơn, người đã đưa Sơn đi viện trong một lần Sơn bị
thương. Sơn từng trải qua những phút giây trận mạc hiểm nghèo, đã bị mấy phát
đạn của một lính ngụy găm vào người nhưng vẫn kịp quăng lựu đạn diệt địch. Nếu
chậm chút nữa, chắc đã thành liệt sỹ rồi.
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012
Cái nào là dị bản ??? (ST)
Hai vợ chồng kia đang tranh cãi nhau đến hồi gay cấn. Bực quá, ông chồng quát lên:
- Giờ tui là chồng bà hay con bà?
- Tui không cần biết, đứa nào bú tui là con tui.
Chồng: !!!!!!!!!! - (Tức lộn ruột không biết nói thế nào). Thằng con nghe thấy cũng hùa theo:
– Ừa ừa, dzụ này má nói đúng đó.
- Dzì nữa mày, giờ mày là con tao hay anh hai tao?
- Con không cần biết, đứa nào ngưng bú trước đứa đó là anh.
*
Còn có 1 dị bản khác:
Hai vợ chồng kia đang tranh cãi nhau đến hồi gay cấn. Bực quá, ông chồng quát lên:
- Giờ tui là chồng bà hay con bà?
- Tui không cần biết, đứa nào bú tui là con tui.
Chồng: "Không lẻ bà nói vzậy thì... tui cũng là con của... dì Úc?".
- Giờ tui là chồng bà hay con bà?
- Tui không cần biết, đứa nào bú tui là con tui.
Chồng: !!!!!!!!!! - (Tức lộn ruột không biết nói thế nào). Thằng con nghe thấy cũng hùa theo:
– Ừa ừa, dzụ này má nói đúng đó.
- Dzì nữa mày, giờ mày là con tao hay anh hai tao?
- Con không cần biết, đứa nào ngưng bú trước đứa đó là anh.
*
Còn có 1 dị bản khác:
Hai vợ chồng kia đang tranh cãi nhau đến hồi gay cấn. Bực quá, ông chồng quát lên:
- Giờ tui là chồng bà hay con bà?
- Tui không cần biết, đứa nào bú tui là con tui.
Chồng: "Không lẻ bà nói vzậy thì... tui cũng là con của... dì Úc?".
Loạt hồi ức: Kỉ niệm của tôi về thầy Tiệp, thầy Đồng (Cao Bắc)
Ngoài những kỷ niệm chung mà tất cả mọi người
đều nhớ thì tôi không quên thầy giáo Lã Khắc Tiệp với cây đàn ghi-ta. Ngày
đã về Hưng Hóa, chiều tối sau giờ ăn cơm, thầy hay mang đàn ra đầu chiếu nghỉ chỗ lên xuống, ngồi
gảy đúng 2 “bài tủ”: "Quảng Bình quê ta ơi!" và "Đóng thuế nông nghiệp". Anh em ta thì ngồi bệt ở chân cầu thang hóng hớt, trước
là thưởng thức, sau là học lỏm.
Bài "Đóng thuế nông nghiệp" (theo đúng nghĩa đen của nó chứ không phải nghĩa
bóng mỗi chiều vì ngại đi xa xuống tận khu WC ở cuối dốc, anh em toàn tạt sang khu khí tài (niêm cất xe lội nước, xe máy công binh) "đóng thuế" khi về đóng quân ở Hưng Hóa) thì thế hệ già
và lớp chúng ta không thể nào quên:
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012
Trưa chủ nhật
Anh Hai SG Công Trường (phải) ngầu ghê!!! |
Về nhà vợ cằn nhằn "đang xây nhà mà ba... sưa quá...". Việc bạn bè, khó thế!!!
Về đến nhà, Kháng Trường lại điện thoại xin lỗi hôm qua bận, xin gửi qua tài khoản.
Cảm ơn tấm lòng của các bạn!
"Vào tay" được biên tập lại
Cao Bắc
Một ngày hè, sau
khi trường đã giải tán. Sáng đó, Linh
“đen” báo, Quốc
Bình k6 mời tỷ thí võ tối hôm đó tại sân vận động “Quần ngựa”. Đúng 8 giờ tối, chúng tôi đạp xe lên “Quần ngựa”. Cùng đi với Linh “đen”
có tôi, Nguyễn Lâm, Bắc
Việt, Trần Bình (gân) cùng Tạ Sơn (dân 20 Nguyễn Biểu, đối diện nhà thờ
Cửa Bắc). Phía Quốc
Bình có Hồng “lồi”, Vũ
Biên Hòa (tầu) cùng mấy bạn (nay không nhớ tên).Cả sân vận động tối đen, không một ánh đèn. Hai bên dàn trận. Bọn chưa đến lượt ngồi quây thành vòng tròn rộng. Đầu tiên là 2 cao thủ Quang Linh và Quốc Bình giao đấu. Linh đứng thế “phượng hoàng”, Bình đứng thế “trảo mã”, rồi Bình dùng thế “gà trống đạp mái” tấn công. Linh “xàng xê” qua lại rồi bất ngờ tấn công Bình bằng một cú đá. Bình gạt được và trả lại bằng một cú “đả hồ song quyền”. Linh né người tránh được và nhảy ra thủ thế. Cứ như thế 2 bên vờn nhau chừng 5 phút, không phân thắng bại. Cả bọn đứng ngoài thán phục, trận đấu của 2 cao thủ thật đẹp mắt.
Xem biểu diễn nghệ thuật ở Pataya (Quang Việt)
Thành phố Pataya và những sô diễn
Biền Pataya. |
Pataya là thành phố du lịch biển giống Nha trang của Việt nam. Vào giữa thế kỷ trước, Pataya chỉ là một làng chài với vài ngìn dân. Thành phố được hình thành và phát triển nhờ chiến tranh Việt nam. Khi đó, người Mỹ xây dựng căn cứ không quân Utapao (cách Pataya độ trên 20 km) và người Thái đã kịp thời xây dựng khu nghỉ dưỡng cho lính Mỹ để hút đô la. Ngày nay, Pataya đã trở thành một trong các trung tâm du lịch lớn của Thái lan. Theo cô HDV, thành phố này chẳng có lúc nào vằng khách vì biển rất đẹp và có nắng quanh năm. Hai món đặc sản của Pataya rất hấp dẫn khách du lịch bốn phương là biểu diễn nghệ thuật của các cô gái chuyển đổi giới tính (ở ta hay gọi là gái pê đê) ở nhà hát Ankazar và các “sex show”. Có lẽ gần như 100% khách du lịch đến Pataya đều đi xem Ankazar (tiền vé nằm trong giá tua rồi). Sex show thì không phải ai cũng xem nhưng đối với khách VN thì tỷlệ này khá cao. Theo cô HDV thì cô chưa gặp đoàn VN nào không mua vé xem cái này. Số không thích xem chỉ chiếm tỷ lệ dưới 10%.
PHO TƯỢNG KỲ LẠ NHẤT VIỆT NAM (ST: Đạt)
Có lẽ nhiều người ở Hà Nội không hề hay biết rằng giữa thủ đô có một bức "dị tượng" không giống với bất kì bức tượng Phật nào khác.
Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) không quá xa lạ với những cư dân của thủ đô, đất tổ của phái Tào Động Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người đã từng nhìn thấy bức tượng một ông vua đời Hậu Lê hàng ngày hàng giờ phủ phục, và trên lưng ông, là Phật Thích Ca.
Pho tượng này là kết quả từ một cuộc pháp nạn của các tăng ni Phật giáo Việt Nam năm 1678. Khoảng thời gian hậu Trần đó, Phật giáo không còn được đứng ở vị trí quốc giáo nữa, thay vào đó là Nho giáo thịnh hành hơn bao giờ hết.
Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) không quá xa lạ với những cư dân của thủ đô, đất tổ của phái Tào Động Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người đã từng nhìn thấy bức tượng một ông vua đời Hậu Lê hàng ngày hàng giờ phủ phục, và trên lưng ông, là Phật Thích Ca.
Pho tượng này là kết quả từ một cuộc pháp nạn của các tăng ni Phật giáo Việt Nam năm 1678. Khoảng thời gian hậu Trần đó, Phật giáo không còn được đứng ở vị trí quốc giáo nữa, thay vào đó là Nho giáo thịnh hành hơn bao giờ hết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)