Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015
Bìa sách Tập 4 của chúng ta đây!!!
Xin trân trọng giới thiệu cùng thầy cô, anh chị và các bạn bìa Tập 4 "Sinh ra trong khói lửa" xuất bản đúng dịp kỉ niệm 50 năm Thành lập Trường VHQĐ-TQS Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1965 - 15/10/2015).
50 năm, một mái trường (KQ)
“Là cựu học sinh khóa 5 - khóa được sống dài nhất dưới mái trường Văn
hóa quân đội – Thiếu sinh quân (VHQĐ-TSQ) mang tên Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn
Trỗi, từ ngày mới chiêu sinh (1965) đến ngày giải thể (1970) – chúng tôi vẫn
còn đầy ắp những kỉ niệm của 5 năm thân yêu ấy… Nhờ thầy cô và nhà trường mà
chúng tôi đã có những hành trang để bước vào đời”.
Ngày 5-8-1964, dựng nên “Sự kiện
Vịnh Bắc Bộ”, giặc Mỹ bắt đầu tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Lũ trẻ
chúng tôi phải theo trường, theo gia đình sơ tán xa Hà Nội, Hải Phòng… tránh
bom đạn Mỹ.
Chiến tranh ngày càng ác liệt.
Cha mẹ chúng tôi, những cán bộ, sĩ quan công tác trong Thành (thuộc Bộ Tổng
tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần) và các đơn vị, đã ra chiến trường;
để lại phía sau vơ con, gia đình. Thủ trưởng bộ và các cơ quan tổng cục không
chỉ lo chuyện tác chiến mà còn lo đến cả hậu phương gia đình của những người ra
trận.
Vậy là từ tháng 3-1965, con em cán bộ, sĩ quan các tổng cục, con em liệt
sỹ được tập trung lên doanh trại của Trường VHQĐ, Bộ Tổng tư lệnh (mật danh Tiểu
đoàn 126) ở Trại Hòe, Hiệp Hòa, Hà Bắc.
Phần 3 - Có con đường nhỏ trả lời cho tôi... (Chuyện lẩu ốc & chả nhái làng Khương Thượng)
Ai từng
sống ở Hà Nội mà không bị mê hoặc bởi sức quyến rũ dịu dàng của lá thu rơi quanh hồ Gươm, hay cái man mác của cảnh chùa Trấn Quốc in lên chiều mờ sương hồ Tây..?
Có lần mình
đang ngồi ở hồ Gươm, một lão bạn gọi, nghe nói ông mới ra Hà Nội hả, đang làm
gì ,ở đâu, mình giải thích là có thú vui khi ra Hà Nội là đến Bưu điện Bờ Hồ
mua 5-7 tờ báo gì đó kiểu như Người Thủ đô, Văn nghệ Trẻ... , đi nửa vòng hồ rồi
kiếm cái ghế đá hay bãi cỏ ... ngồi đọc báo khoảng trên 30 phút, ghé qua mấy hiệu sách Tràng Tiền...
rồi về nhà. Lão bạn cười ha ha, bảo sao ông có thì giờ vào những việc xa xỉ như
thế, đến nhà hàng Phố Biển ở 14 Tràng Thi đi, đội bạn cũ đang chờ đấy. Mình bảo
Phan Thiết nhà tớ chỉ thua Hà Nội về rượu
thôi, chứ đồ biển thì...xin lỗi nhé, nói ra bạn mếch lòng... Nhưng bạn bè đang
tụ tập thì rồi mình cũng phải xuất hiện thôi. Cả bàn nhậu nhao nhao chuyện sao
ra Bờ Hồ ngồi đọc báo, có mái tóc huyền “ sương
khói môi mềm” nào chăng?. Mình giải thích mấy câu làm các chú ớ ra, mới biết
xưa nay các chú chưa biết cái niềm vui
ngồi Bờ Hồ đọc báo, nghe có vẻ xa xỉ, nhưng là.. ngon- bổ-rẻ nhất trên
cõi trần này đấy..., vì cái hồ này neo đậu nhiều cánh buồm thu Hà Nội lắm...
BỘ QUY TẮC CỦA BBC DÀNH CHO PHÓNG VIÊN KHI THAM GIA MẠNG XÃ HỘI
by Hải An Phạm | at 9/07/2015 10:09:00 SA
Trong trang Academy của đài BBC có nêu quan điểm một lãnh đạo đài về trách nhiệm của phóng viên BBC khi tham gia mạng xã hội. Tại Việt Nam, hầu hết các toà soạn không hoặc chưa có bộ quy tắc cho phóng viên khi tham gia mạng xã hội.
Bọn tư bản giãy chết hoá ra từ lâu đã tìm cách bịt mồm phóng viên chứ không để thoải mái như ở Việt Nam. Sự kiện nhà báo Đỗ Hùng báo Thanh Niên bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo gây nhiều tranh luận. Thế nào là tự do ngôn luận, thế nào là quyền riêng tư có lẽ còn phải bàn cãi nhiều. Tuy nhiên đó là trường hợp rất đáng tiếc và là bài học lớn cho mỗi nhà báo đang công tác trong các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay.
Các trang mạng xã hội (Nguồn: Internet)
Để tham khảo, xin giới thiệu "quy tắc" của đài BBC qua lời bà Liliane Landor - Tổng biên tập khối các ban ngôn ngữ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)