Theo một khảo sát về thói quen sở thích và sự ham muốn của đàn ông thì nhận thấy rằng:- Ở độ tuổi nhà trẻ, các cháu nam tỏ ra rất hâm mộ các cô giáo tuổi mười tám đôi mươi.- Đến độ tuổi 15, các cậu choai tỏ rất quý mến các chị gái tuổi mười tám đôi mươi.- Đến khi 20 tuổi, các nam thanh niên lại tìm các cô gái tuổi mười tám đôi mươi để yêu.- Ở tuổi 40, các anh, các chú vẫn mê các cô bé tuổi mười tám đôi mươi.- Đến tuổi 60 các bác vẫn thích các cháu tuổi mười tám đôi mươi.- Tuổi ngoài 80, các cụ vẫn thích nhìn các cháu bé, bé xíu tuổi… mười tám đôi mươi.Kết luận: Đàn ông có lập trường tư tưởng vững vàng, bất biến theo thời gian...
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Chung quy chỉ tại Vua Hùng (Huỳnh Văn Úc)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Chuyện về Thủ trưởng Lê Phương Cảo mà tôi biết (Trần Đình Ngân)
- Đi theo lối nhỏ là lối an toàn
- The Second Waltz (Bản Vanxơ số 2 của Dmitry Shostakovich)
- Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)
Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014
Cười một tí (ST: KC)
GS-TS NGUYỄN VĂN HUYÊN – NHÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC, NHÀ VĂN HÓA LỚN (Việt Dũng)
Nhà văn hóa Nguyễn Văn Huyên (1908-1975), sinh ngày 16 tháng 11 năm 1908, tại Hà Nội,
nguyên quán tại xã Kim Chung, phủ Hoài Đức (nay thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội).
Thân phụ ông là công chức cho chính quyền thuộc địa Pháp và mất khi ông mới 8 tuổi, mẹ làm nội
trợ. Chị gái ông là Nguyễn Thị Mão (sau này là phu nhân Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại), bà cũng là người phụ nữ trí thức hiếm hoi thời đó đã tốt nghiệp Trường Cao
đẳng Sư phạm Đông Dương (khoá 1924-1927).
Ông Huyên và phu nhân. |
1-Người
ngoại quốc đầu tiên được trao học vị Tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne
(Paris).
Sinh thời, nhiều
người vẫn thân mật gọi TS Nguyễn Văn Huyên là "ông Nghè", bởi nếp
sống khiêm nhường, giản dị, kiến thức uyên thâm và tác phong nghiên cứu hết sức
cẩn trọng, khoa học. Nguyễn Văn Huyên chào đời năm 1905 tại một ngôi nhà trên
phố cổ Thuốc Bắc, Hà Nội, ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống
hiếu học và làm nghề bốc thuốc (quê gốc làng Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà
Nội hiện nay); cha mất sớm năm ông lên 8 tuổi, tuy gia đình không giàu có,
nhưng với quyết tâm nuôi con ăn học thành tài, hai anh em Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn
Văn Hưởng được mẹ cho đi du học bên Pháp từ năm 1926.
Du lịch Philippines (ST: Cao Bắc)
Người Philippines có truyền thống múa cây tre (bamboo dance) tương tự như múa sạp ở Việt Nam, còn món ăn trứng vịt lộn được ưa thích của nhiều người vì họ cho đó là món ăn để cường dương.
Sau đây là hình ảnh một quán bar của những người lùn nhưng tràn đầy nụ cười với tất cả khách hàng, người cảnh sát giao thông trên đường phố Manila vừa làm việc vừa múa, cho những người lái xe được vui vẻ và cho công việc thêm nhiều hứng thú.
Gặp Đức Dũng ở Leningrad (Ghi theo lời kể của Đông Nhân)
Gặp Đức Dũng lần vừa rồi, Đông Nhân hồi tưởng...
Sau khi tốt nghiệp trường Trỗi, vào lính đặc công nước, chiến đấu mấy năm, tôi được gọi về Trường VHQĐ Lạng Sơn ôn văn hóa rồi năm 1973 được cử sang học ở Học viện Hải quân Leningrad, CCCP. Vừa nhập trường thì gặp ngay Quốc Hùng, Minh Bông - bạn cùng khóa - sang học từ 1971, ngành đóng tầu. Anh em gắn bó với nhau mấy năm liền.
Sau khi tốt nghiệp trường Trỗi, vào lính đặc công nước, chiến đấu mấy năm, tôi được gọi về Trường VHQĐ Lạng Sơn ôn văn hóa rồi năm 1973 được cử sang học ở Học viện Hải quân Leningrad, CCCP. Vừa nhập trường thì gặp ngay Quốc Hùng, Minh Bông - bạn cùng khóa - sang học từ 1971, ngành đóng tầu. Anh em gắn bó với nhau mấy năm liền.
Đức Dũng (phải) cùng thủ môn chính Nguyễn Duy Lễ ngày đá ở CAHN. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)