Các bạn có nhớ, tối chiếu phim nào ở An Mỹ, Quế Lâm rồi về Hưng Hóa, Trung Hà, chúng ta được chú Tân đưa máy chiếu, căng phông màn rồi đọc thuyết minh. Mãi 1969-70, chú mới chọn Khánh Hòa k5 có giọng diễn cảm, đọc thay?
Hôm này tôi vừa nhận được điện thoại chú. (Ngày xưa quen gọi là "chú", còn hôm nay xưng "anh"). Chuyện thế này...
Hồ Bá Đạt k8 giục phải liên lạc với chú Tân vì ngày từ đơn vị trở về Lạng Sơn 1973, Đạt còn nhớ chú tổ chức 1 triển lãm ảnh của nhà trường. Nhiều ảnh tư liệu suốt từ thời đầu đều có.
Ngày Hội trường ở HN, chỉ gặp anh Long mà không gặp anh Tân. Về nhà tôi đọc danh sách CB, GV, CNV nhà trường thấy có tên "Tân - Tuyên huấn, thư viện, chiếu phim" cùng địa chỉ mà không có họ. Vậy là cứ liều viết và thêm vài mô tả ngoài bì thư, đề nghị bưu tá xã cố tìm và chuyển tận tay.
Đúng 4g30 chiều nay, chuông reo, thấy số điện thoại có đầu "0211" và giọng hỏi: "Có phải bác Quốc?". Giật mình, ai nhỉ: "Xin lỗi ai đầu dây ạ?". "Tôi là Bùi Minh Tân, vừa nhận được thư bác...". "À, chú... chú Tân chiếu phim à?". "Vâng, tôi đây. Bưu tá vừa đưa thư bác cho...", "Chết, không phải là bác, là em thôi". Và rồi là hàn huyên tới 15'.
Xin tóm tắt thế này: Anh Tân sinh năm 1943, nay vừa 67. Lên trường VHQĐ năm 1961 ngày ở Lạng Sơn. (Cùng đợi D1 TSQ VHQĐ). Từ 1964 theo nhà trường về Hà Bắc, lên Đại Từ rồi sang Trung Quốc và về lại Trung Hà, Hưng Hóa. Năm 1970 chuyển lên Lạng Sơn đến 1978 thì về Bình Đà, Ứng Hòa, Hà Tây (khi sắp xảy ra chiến tranh biên giới). Sau về Ngoại ngữ QS đến 1988 thì về trường VHQK Thủ đô. Đến 1990 thì giải ngũ về địa phương. Nay công tác CCB ở xã.
Năm 1974 và 1985 từng cùng anh Nguyễn Biểu (dân truờng VHQĐ từ 1970, nay sống ở khu tập thể trường Lục quân 1) làm 2 triển lãm ảnh về trường VHQĐ. Hy vọng chúng ta sẽ có thêm nhiều tư liệu ngày ấy!!!
Anh Tân mời: thầy, trò TSQ NVT nếu có dịp đi Vĩnh Phúc thì tạt qua: Thôn 4, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Đi hướng Việt Trì, tới ngã 3 lớn cách Vĩnh Yên đúng 10km, thì rẽ trái.
Điện thoại: 02113822201.
Các bạn gọi cho anh Bùi Minh Tân nhé!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010
Vui: Có điên không??? (Đạt k8)
Một nhóm khách du lịch vào thăm quan trang trại nuôi bò sữa. Hướng dẫn viên dẫn đến một khu vực bò lấy sữa, có bảng treo ngoài “Bò điên - Không được đến gần!”. Du khách thắc mắc, được anh HDV trả lời:
- Phải vậy chứ, ngày nào cũng bị người ta bóp vú, vắt kiệt, ko điên sao được?
Du khách ồ lên. Tiếp, đoàn du khách đến khu vực bò đực, cũng thấy dòng chữ “Bò điên - Không được đến gần”. Du khách nam thắc mắc:
- Bò đực thì làm gì có vú mà cũng bị điên?
Anh HDV ngạc nhiên, quay sang:
- Vậy chứ vợ ông ngày nào cũng bị người ta bóp vú mà ông ko làm gì được, ông có điên ko?
Truơng Đông Nhân đã có bài đầu tiên trên Bantroik5sg
Hai tay 3 súng.
Mời bạn vào đây đọc bài của Nhân "đen"!!!
Mời bạn vào đây đọc bài của Nhân "đen"!!!
Tính xấu
- A lô, xin gặp thầy Thanh ạ!... Dạ, thầy là thầy Thanh dạy ghi-ta?... Vâng, anh Dũng sửa đàn ở ngã 4 Phú Nhuận giới thiệu thầy. Nay tôi muốn cho cháu học gấp trong 1 tháng, học hợp âm và đệm các điệu cơ bản... Vậy địa chỉ thầy ở đâu ạ? Vâng, tôi ghi... số nhà 106 đường... gần chợ Đuờng Tầu. Vâng, thế thầy có thể dạy vào buổi nào, ngày nào ạ?... Vâng, chiều thứ 3, thứ 5 tại nhà riêng... Vâng, giá cả ra sao ạ?... Vâng 700 ngàn/tháng mà tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiếng... Thầy bảo sao ạ, phải đến gặp thầy truớc khi đưa cháu đến ạ? Dạ, để tôi sắp xếp.
...
- Vợ: "Quái lạ, cái ông thầy này sao lại yêu cầu phụ huynh đến gặp truớc khi đưa con đến nhỉ?".
- Chồng: "Làm vậy để chắc cú, nhận tiền truớc khi dạy, có không học cũng mất đây mà".
- Vợ: "Thôi, cứ đến thử xem sao".
...
Vợ đi về: "Không phải, ba ạ! Thầy bị liệt 2 chân, phải chống nạng, nhưng dạy ghi-ta ở Nhạc viện. Thầy có giờ các buổi sáng 2, 3, 4, 5 ở cuối Cộng Hoà. Thầy muốn gặp để sắp xếp hợp lí giờ dạy cho con mình. Mà con mình có thể đi xe buyt đến học ở Cộng Hoà vì cả sáng thầy dạy ở đấy. Thầy khuyên, học ngắn, nếu có thời gian thì nên học liên tục sẽ hiệu quả hơn; chứ hoàn tòan không phải vì thầy "mơi" thêm tiền".
- Ừ, mình nghĩ ai cũng... Cứ tuởng có tiền là... Vậy là hiểu sai về thầy rồi.
...
- Vợ: "Quái lạ, cái ông thầy này sao lại yêu cầu phụ huynh đến gặp truớc khi đưa con đến nhỉ?".
- Chồng: "Làm vậy để chắc cú, nhận tiền truớc khi dạy, có không học cũng mất đây mà".
- Vợ: "Thôi, cứ đến thử xem sao".
...
Vợ đi về: "Không phải, ba ạ! Thầy bị liệt 2 chân, phải chống nạng, nhưng dạy ghi-ta ở Nhạc viện. Thầy có giờ các buổi sáng 2, 3, 4, 5 ở cuối Cộng Hoà. Thầy muốn gặp để sắp xếp hợp lí giờ dạy cho con mình. Mà con mình có thể đi xe buyt đến học ở Cộng Hoà vì cả sáng thầy dạy ở đấy. Thầy khuyên, học ngắn, nếu có thời gian thì nên học liên tục sẽ hiệu quả hơn; chứ hoàn tòan không phải vì thầy "mơi" thêm tiền".
- Ừ, mình nghĩ ai cũng... Cứ tuởng có tiền là... Vậy là hiểu sai về thầy rồi.
Đọc SGGP Chủ nhật có 2 bài cảm động
Ghê quá... người Nhật tự rạch bụng (Bee)
Mời xem nghi lễ tự rạch bụng của các sĩ quan Nhật thời Thế chiến thứ 2!!!
Món gì??? (Quang "xèng", BRD)
Chuyện của Quang "xèng" được chuyển từ Comment:
Khoảng tháng 11 năm 1998, tôi, Quí nhẽo và Hòa "phỉ" (k8) có việc sang Vác-sa-va. Từ Leipzig đi Vác-sa-va khoảng hơn 1000 km, ba thằng xuất phát lúc 17.00 giờ, chú Hòa làm "xế". Phi suốt đêm, dọc đường đói mà đành bấm bụng ráng chịu vì quán xá ban đêm đóng cửa hêt (đi đường hàng tỉnh, chứ không phải xa lộ).
Mờ sáng hôm sau vượt qua biên giới vào đất Ba-Lan. Vừa đói, vừa mệt, đang lim dim xoa bụng thì chợt nghe tiếng Hòa reo lên sung sướng: "Hình như đằng trước có quán ăn thì phải". Tôi và Qn. bật dậy, căng mắt nhìn. Quả là có một cái quán ăn bên tay phải. Yên tâm đi, ấm bụng rồi.
Dừng xe, vào quán. Xem thực đơn, Qn. reo lên như vớ được vàng: "Có súp thịt ăn với bánh mì, chúng mày ạ". (Thật ra có đứa nào biết tiếng Ba-Lan đâu, Qn. nhìn thấy chữ "Sup" thì đoán mò ra vậy). Đang đói, rét mà có món súp thịt nóng sốt thì còn gì bằng. Gọi ngay chủ quán. Một thằng Ba-Lan to như trâu mộng, chạy ra. Qn. hoa chân múa tay thay lời nói, chỉ chỉ chỏ chỏ vào cái dòng có chữ "Sup". Thằng chủ quán cười và gật gật đầu như thể nói rằng, chúng mày sành ăn quá.
Mặc dù mới sáng, trong quán chẳng có ma nào nhưng cũng phải gần tiếng sau tay chủ quán mới lễ mễ bê đồ ăn ra. (Hay biết chúng tôi đang đói mềm nên cố tình dây dưa cho đói thêm, ăn cho ngon. Thằng này đểu!!!). Nhìn bát súp và mấy cái bánh mì, bụng bảo dạ: Ngon quá, bánh mì xơi với súp thịt nóng hôi hổi thế này thì còn gì bằng. Không kịp nhìn mấy thằng bạn, tôi múc vội một thìa súp cho vào miệng. Chưa kịp chép lưỡi để thưởng thức món súp thịt Ba-Lan, vội nhè ra ngay. Nhìn sang Qn. với Hòa, chúng nó cũng đang nhăn mặt". "Súp thịt đ. gì mà thối khăm khẳm thế này, ăn thế đếch nào được? ", chú Hòa kêu lên. Tôi lấy thìa ngoáy một vòng đáy bát, lôi lên một đống bạc nhạc gồm lòng non, dạ dày và cả những cái mả mẹ gì đấy không biết nữa.
Bỏ mẹ rồi, không biết tiếng, chỉ chỏ vớ vẩn nên vớ phải món "đặc sản Ba-Lan" chứ đếch phải đặc sản VN.
Không hiểu món "tạp phí lù" đó là món gì, KQ đã bao giờ thử chưa?
Qx.
Khoảng tháng 11 năm 1998, tôi, Quí nhẽo và Hòa "phỉ" (k8) có việc sang Vác-sa-va. Từ Leipzig đi Vác-sa-va khoảng hơn 1000 km, ba thằng xuất phát lúc 17.00 giờ, chú Hòa làm "xế". Phi suốt đêm, dọc đường đói mà đành bấm bụng ráng chịu vì quán xá ban đêm đóng cửa hêt (đi đường hàng tỉnh, chứ không phải xa lộ).
Mờ sáng hôm sau vượt qua biên giới vào đất Ba-Lan. Vừa đói, vừa mệt, đang lim dim xoa bụng thì chợt nghe tiếng Hòa reo lên sung sướng: "Hình như đằng trước có quán ăn thì phải". Tôi và Qn. bật dậy, căng mắt nhìn. Quả là có một cái quán ăn bên tay phải. Yên tâm đi, ấm bụng rồi.
Dừng xe, vào quán. Xem thực đơn, Qn. reo lên như vớ được vàng: "Có súp thịt ăn với bánh mì, chúng mày ạ". (Thật ra có đứa nào biết tiếng Ba-Lan đâu, Qn. nhìn thấy chữ "Sup" thì đoán mò ra vậy). Đang đói, rét mà có món súp thịt nóng sốt thì còn gì bằng. Gọi ngay chủ quán. Một thằng Ba-Lan to như trâu mộng, chạy ra. Qn. hoa chân múa tay thay lời nói, chỉ chỉ chỏ chỏ vào cái dòng có chữ "Sup". Thằng chủ quán cười và gật gật đầu như thể nói rằng, chúng mày sành ăn quá.
Mặc dù mới sáng, trong quán chẳng có ma nào nhưng cũng phải gần tiếng sau tay chủ quán mới lễ mễ bê đồ ăn ra. (Hay biết chúng tôi đang đói mềm nên cố tình dây dưa cho đói thêm, ăn cho ngon. Thằng này đểu!!!). Nhìn bát súp và mấy cái bánh mì, bụng bảo dạ: Ngon quá, bánh mì xơi với súp thịt nóng hôi hổi thế này thì còn gì bằng. Không kịp nhìn mấy thằng bạn, tôi múc vội một thìa súp cho vào miệng. Chưa kịp chép lưỡi để thưởng thức món súp thịt Ba-Lan, vội nhè ra ngay. Nhìn sang Qn. với Hòa, chúng nó cũng đang nhăn mặt". "Súp thịt đ. gì mà thối khăm khẳm thế này, ăn thế đếch nào được? ", chú Hòa kêu lên. Tôi lấy thìa ngoáy một vòng đáy bát, lôi lên một đống bạc nhạc gồm lòng non, dạ dày và cả những cái mả mẹ gì đấy không biết nữa.
Bỏ mẹ rồi, không biết tiếng, chỉ chỏ vớ vẩn nên vớ phải món "đặc sản Ba-Lan" chứ đếch phải đặc sản VN.
Không hiểu món "tạp phí lù" đó là món gì, KQ đã bao giờ thử chưa?
Qx.
Giao thông ở Matxcơva (ST: Đạt k8)
Mời bạn xem ghi nhận của camera tại các nút giao thông ở Mat!
Sự khác biệt của đám cưới HN và đám cưới SG
Tối chủ nhật, tôi có thiếp mời dự cưới con anh hàng xóm. Bộ đội mà "Đi dân nhớ, ở dân thương" và... phải "... bình thường" thì dân mới nhớ(!). Nói vui vậy! Đó là đám cưới con trai trưởng của anh con trai thứ 5 của bà cụ mà năm 1996 bà cụ ấy bán cho tôi mảnh đất (mảnh đất này ngày nay chúng tôi đang ở)... (Diễn giải dài dòng!!!). Về ở, anh em hàng xóm láng tỏi quý mến, tôn trọng nhau nên không từ chối được...
Tưởng như ở HN (vì ra HN những 3 năm, đi đám cưới nào toàn thế!), đến đúng giờ (17g30 đã ghi trên thiếp). Khu du lịch Kỳ Hòa 2 có đến chục phòng cưới. Quên mất tên cháu nên phải dò các bảng thông báo. Thấy chú thợ ảnh đang lăng xăng, liền hỏi, "Có phải đám cưới mà chú rể ở phường 1, Gò Vấp?". "Dạ, phải". "Sao vắng hoe?". "Họ đang xe tới".
Lang thang nhìn ngắm khu công viên. QK7 có mảnh đất to dữ, nào là sân quần vợt, nào khu nhậu, nào khu tiệc cưới. Phía sát khám Chí Hòa là sân bóng đá trải cỏ nhựa. Chiều chủ nhật, sân phân ra thành chục sân mini. Các đội áo xanh đỏ thi đấu. Còi thổi loạn xạ...
Ngồi mãi tới gần 19g mới vào tiệc. Vậy ra là thời gian "cao su" à???!
Còn ở HN, đúng "giờ đã ghi" là thả thư vào "hòm phiếu" và ngồi vào mâm 6. Không quen cũng mặc kệ. Chén xong là "âm thầm đảng viên" đi dziề.
Đám cưới mỗi nơi mỗi khác!
Tưởng như ở HN (vì ra HN những 3 năm, đi đám cưới nào toàn thế!), đến đúng giờ (17g30 đã ghi trên thiếp). Khu du lịch Kỳ Hòa 2 có đến chục phòng cưới. Quên mất tên cháu nên phải dò các bảng thông báo. Thấy chú thợ ảnh đang lăng xăng, liền hỏi, "Có phải đám cưới mà chú rể ở phường 1, Gò Vấp?". "Dạ, phải". "Sao vắng hoe?". "Họ đang xe tới".
Lang thang nhìn ngắm khu công viên. QK7 có mảnh đất to dữ, nào là sân quần vợt, nào khu nhậu, nào khu tiệc cưới. Phía sát khám Chí Hòa là sân bóng đá trải cỏ nhựa. Chiều chủ nhật, sân phân ra thành chục sân mini. Các đội áo xanh đỏ thi đấu. Còi thổi loạn xạ...
Ngồi mãi tới gần 19g mới vào tiệc. Vậy ra là thời gian "cao su" à???!
Còn ở HN, đúng "giờ đã ghi" là thả thư vào "hòm phiếu" và ngồi vào mâm 6. Không quen cũng mặc kệ. Chén xong là "âm thầm đảng viên" đi dziề.
Đám cưới mỗi nơi mỗi khác!
Bài học của thầy Hiện
Chuyện của hôm qua
Cuối năm 1972, C343 (gồm cả k4 và k3) Khoa Vô tuyến, ĐHKTQS sơ tán về Đại Tự, Yên Lạc, ven đê sông Hồng. Nhìn qua bên kia là Mía, Gạch, gần thị xã Sơn Tây. Lớp học trong nhà dân.
Năm thứ 3 lên khoa chuyên ngành có nhiều môn học mới. Sáng đó, C trưởng Bảy dẫn 1 giáo viên mới đến. Thầy tự giới thiệu:
- Chào các đ/c, tôi là Hiện, Phạm Ngọc Hiện, tốt nghiệp Toán Tổng hợp năm 1966, dạy môn toán Xác suất… - thầy cầm viên phấn dài trên tay, cổ tay lắc lắc, viết lên bảng 2 chữ rất đẹp rồi chậm rãi – “Xác suất” là từ ghép có 2 chữ đầu đọc hơi giống nhau, nhưng là X và S. Nhớ đấy, viết chính xác phải là Xác suất; chứ không như nhiều anh học xong môn của tôi rồi cứ viết “xác xuất” hay “sác suất”… Nhớ nhé, Xác suất!
Thật ấn tượng. Sau này mới hay, thầy là cháu của cụ Phạm Ngọc Mậu, Phó chủ nhiệm TCCT. Có lẽ vì thế mà cụ xin cho thầy về dạy ở ĐHKTQS. (Trong đời đi học có 2 môn cảm giác khó nhất là môn này và môn “Nguyên lý truyền tin” của thầy Trần Thông Quế (sau này Nguyễn Bình k3 kế tục).
Thầy vào bài luôn: “Xác suất là môn học đánh giá khả năng xảy ra của các sự kiện trong cuộc sống. Ví dụ, khả năng mưa bão trong mùa đông là bao nhiêu phần trăm (mà mùa đông thì làm gì có bão?). Hay trong kĩ thuật thì khả năng hỏng hóc, sự cố của máy móc, thiết bị, vũ khí là bao nhiêu. Nếu tiên lượng được khả năng sự việc sẽ xảy ra trong tương lai càng chính xác bao nhiêu thì có lợi vô cùng, biết để phòng ngừa, biết sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Ví dụ, yêu cô nào, đánh giá được “khả năng cô ta sẽ bỏ mình đi yêu người khác” cao thì cưới làm gì(!)…”. Thầy cười và cả lớp cười theo. Thầy hay thế!
… Năm kia, khi còn ở HN, nghe tin anh Trần Kiều (cựu gíao viên Máy điện của Học viện, sau là vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế Bộ KHCN) mất, chúng tôi đến tiễn anh. Tang lễ ở 125 Phùng Hưng.
Gặp thầy Hiện. Chào thầy: “Phải mấy chục năm không gặp thầy. Thầy còn nhớ chúng em không? Học viên đi sơ tán với thầy ở Đại Tự đấy”. Thầy cười:
- Các anh ở ĐHQS chứ gì? (Thầy vẫn dùng cái tên cũ). Nhớ các anh chứ, Tạ Vinh này, Nguyễn Bình, Tuấn Linh, Đỗ Trung Việt, Chí Nhân này; khóa 4 có Đoàn Mạnh Hưng, Quốc Anh, Tôn Gia Quý, Hà Chí Quang... khóa 5 có Chí Hòa, Kiến Quốc…
- Em nhớ mãi thầy giảng: Xác suất bằng 0, không có nghĩa là sự kiện không bao giờ xảy ra.
- Thế ở đời có đúng vậy?
- Dạ, đúng.
- Sau khi rời trường, anh về Nha khí tượng. (Thầy lại xưng hô thân mật như thế). Nay về hưu. Hôm nay đưa thằng Kiều đi, gặp lại bao nhiêu đồng nghiệp và học trò cũ. Thương Trần Kiều quá, đi mà vòng hoa vẫn trắng.
Chuyện của hôm nay
Đúng là học thuộc bài mà không áp dụng được vào cuộc sống thì kiến thức ấy cũng chỉ là…
Nhà vừa sửa lại tháng 8 vừa rồi. Về ở, sướng. Nhưng khó chịu là nước ra ở cái vòi lavabo của 1 phòng tắm yếu quá. Mà vợ toàn sử dụng phòng này. Khó chịu quá, vòi mới thay, của ngoại, cực đắt và cực tốt; vậy mà nước yếu. Nghĩ bụng, xác suất hư vòi, tắc do vòi mới chắc chắn bằng 0(!). “Ngâm cứu” khả năng khác. Tính hoài, thử hoài không xong. Bực quá. Không những thế, vợ lại cằn nhằn: “Có chuyện đó mà cũng… không xong???”.
Trong khi đó cùng tấng, ở phòng tắm bên, vòi hoa sen, vòi rửa đều khỏe. Vậy là tắc đường dẫn? Chủ nhật, gọi chú em thợ cơ điện, thạo cả cấp thoát nước đến. Hai anh em lắp lại máy bơm áp lực chỉ cho phòng tắm có vòi yếu. Thử lại. Vẫn yếu. (Chưa kể bồn nước, máy bơm… tận trên tầng áp mái, trèo lên trèo xuống phải bằng thang. Mệt đừ). Chú em cả quyết:
- Theo kinh nghiệm của em khi sửa chữa nước ở nhà máy, 90% trục trặc kiểu này do van đầu vào phòng tắm. Vì phần trục bằng đồng và tấm chặn nước liên kết với nhau bằng vít vô tận. Nay phần trục bằng đồng đã mòn nên dù vặn ra, vặn vào được nhưng không còn điều khiển được tấm chặn đóng, mở như ban đầu.
Nghe có lí: “Vây phải đục tường ra à?”. “Vâng, đục ra mới kiểm tra được! Mà phải đục ít nhất 2 tấm gạch men tường”. Mẹ ơi, đục đẽo suốt cả tháng trời, nay vào ở rồi lại đục đẽo nữa thì ngại lắm. Rồi chú em nói:
- Để em làm phép thử cuối cùng.
Chú dùng kìm chết mở lưới lọc của đầu vòi ra. Vặn cần khóa mở nước thì nước tuôn ra như suối. "Trong lưới lọc toàn rác, anh ạ!". "Ừ, có lẽ rác bẩn do khi lắp đặt lại đây mà".
Lúc bấy giờ nhớ ngay tới bài giảng của thầy Hiện: Trong hệ thống, sự cố đã xảy ra đúng vị trí linh kiện mới nhất, tốt nhất, đắt nhất. Nơi mà xác suất xảy ra bằng 0 nhưng sự kiện vẫn xảy ra!
Lúc bấy giờ nhớ ngay tới bài giảng của thầy Hiện: Trong hệ thống, sự cố đã xảy ra đúng vị trí linh kiện mới nhất, tốt nhất, đắt nhất. Nơi mà xác suất xảy ra bằng 0 nhưng sự kiện vẫn xảy ra!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)