Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Niềm vui bất ngờ (Quang Việt)


Ngày mai (bài này post lên thi chắc đã là hôm nay rồi), 26/8, cu Việt-AK2 của Trần Minh Sơn tròn 17 tuổi.

Ở tuổi này, rất nhiều các bạn khác còn được ôm ấp trong vòng tay bố mẹ, còn được bố mẹ hỏi: ”Quà sinh nhật con thích gì để bố mẹ mua cho?”. Còn cu Việt- mẹ đã đi xa cách đây 7 năm, bố cũng đã theo mẹ gần được 49 ngày, ai hỏi đến?
Bánh SN của Hoàng Việt.

Thương cháu, mình bàn với anh Nguyên – Trưởng phòng Công tác học sinh trường Hoa Sữa tổ chức cho cu cậu một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ. Mình dặn Nguyên phải giữ bí mật để cu cậu có niềm vui bất ngờ. Mình nhờ Nguyên đặt bánh ga tô do các bạn học viên lớp Bánh  tự làm (hoạt động kinh doanh của trường để có thu nhập trang trải cho việc cưu mang các đối tượng khó khăn), chuẩn bị nến, còn các thứ khác sẽ mua mang đến. Từ hôm ở Cà Mau, đã thống nhất kế hoạch qua điện thoại với Nguyên: khoảng 11giờ kém 15 chú đến, ta nhờ một số bạn học viên xắp xếp các thứ và cắm hoa, 11 giờ cô giáo sẽ cho lớp để bắt đầu cuộc vui. Điện trao đổi với Hạ Thanh Xuyên, Xuyên nhất trí sẽ cùng đến Hoa Sữa để dự SN cháu. Hẹn Xuyên khoảng 10 rưỡi qua rồi cùng đi. Đến hôm qua còn gọi điện lại cho Nguyên, thống nhất kế hoạch lần cuối. Lại gọi cho Vũ, anh trai cu Việt, thông báo kế hoạch, cháu đến dự với em. Nó bảo vâng. Vấn đề lo lắng cuối cùng là, liệu hôm nay cu Việt có nghỉ học?

Về HN ta: Những láng giềng "côn đồ" giữa thủ đô (ST: ĐB)


Muốn xây nhà phải nộp tiền sửa ngõ, muốn sửa sang nhà cửa phải nộp tiền rơi vãi vật liệu. Giữa trưa mở nhạc inh ỏi, gõ cửa nhắc thì lôi hình xăm rắn rết ra dọa. Ở những con ngõ nhỏ, chung cư cũ ngay giữa lòng Hà Nội vẫn có những cách hành xử “côn đồ” như thế.

Nộp 10 triệu ra đây!
Đó là cái giá mà hàng xóm của chị T. Quỳnh (Phú Mỹ, Mỹ Đình) đưa ra khi chịmuốn chở vật liệu xây dựng về sửa sang nhà cửa. Chị Quỳnh không đồng ý, hàng xóm liền lôi bàn ghế ra ngõ chặn không cho xe chở vật liệu vào.

Chuyện tắm tiên (Trần Đình Ngân, Berlin)



Người ta bàn tán nhiều về chuyện một nhóm người xin thànhlập CLB Tắm tiên tại bãi giữa sông Hồng (Hà Nội). Báo chí, dư luận ồn ào… Kể cũng khó phân định lý lẽ của từng bên, kẻ bảo tắm tiên  là truyền thống từ xa xưa thời các cụ, là sức khỏe và môi trường. Cũng có người gay gắt cho là đám người tồng ngồng ngoài bãi giữa là kích dục, phản cảm, là thiếu thuần phong mỹ tục…!
Theo tôi, có thể là do cách quan niệm và cảm nhận của từngngười thôi!
Xin kể với bạn đọc chuyện tắm tiên, câu chuyện thật 100% và lại là chuyện về một người đáng kính, người mà tên tuổi người ta phải viết chữ HOA to kia.
Người kể chuyện này chẳng là cái thớ gì để phân định cái đám ở bãi giữa kia là đúng hay sai, phải hay trái  nhưng xin bảo đảm chuyện kể ra đây là thật và có "garantie". Hỏi, sao lâu nay chẳng nghe thấy ai nói chuyện tày trời này? Thưa: lâu nay chuyện thâm cung nào mà chẳng là bí sử, cấm kỵ. Người đã được viết hoa mà gợi chuyện đời thường là phạm thượng. Đám đệ tử biến họ thành thánh. Kẻ tò mò, người làm văn báo chạm đến chuyện húy là bị ngăn cản. Mặc dầu,  đời thường của vĩ nhân giá được nói tới có khi lại làm cho họ được ái mộ, vị nể hơn.


HÀNH TRÌNH ĐI TÌM BA (Nguyễn Nam Khánh K2)

Trong chuyến đi Đất Mũi vừa rồi, đoàn tôi kết nạp thêm anh Nam Khánh k2 ở Cần Thơ. Tại bữa cơm trưa ở nhà anh, chúng tôi được nghe chuyện cảm động tìm mộ ba của anh. Từ hôm nay, BT5 sẽ đăng báo nhiều kì về hành trình này! - BT5
 

“Hành trình đi tìm Ba” - là tựa đề câu chuyện tôi kể sau đây - chuyện hoàn toàn có thật, nếu bạn đang đi tìm mộ cho người thân thì đây là bài học hữu ích. Là 1 nhà kỹ thuật nên viết văn hơi lủng củng, mong bạn đọc lượng thứ.
Ba má tôi đều là dân xứ Huế. Vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước ông bà đều sinh sống tại tỉnh Phú Yên. Khi CMT8 năm 1945 bùng nổ, Ba tôi nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ba và Má tôi gặp nhau và lấy nhau. Sau đó chúng tôi ( Khánh, Nguyên và Đông ) ra đời tại Tuy Hòa.
Năm 1954, khi hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết Má tôi ẵm em Đông ( sau này học K6 ) lúc đó mới 7 tháng tuổi, còn tôi và Nguyên ( học tương đương K4) lẽo đẽo theo sau, hai anh em tôi khóc lên khóc xuống vì đường đi quá xa từ Tuy Hòa ra Quy Nhơn phải đi bộ mất nhiều ngày mới tới nơi ( thỉnh thoảng mới có xe ngựa để đi một chặng ) lên tàu thủy để ra Miền Bắc.

Ảnh hot !!!!

Chuyến đi Cà Mau, tới tận cùng phía Nam của Tổ quốc, vui, sướng vô cùng! Vui trong tình đồng đội, bạn bè thân thiết; vui trong tình cảm của những người con từng sống ở phía Bắc được vào tận cùng phía Nam; vui trong tình thân mới mà như kết thân với nhau từ rất lâu...
Các phó nháy cũng tranh thủ tìm những khoảnh khắc vui bất tận để chớp. Xin trân trọng giới thiệu phóng sự ảnh!
Đêm trước. Lưu bút tặng sách cô Đàm Thơ.

Sáng sau. Anh Ba: "Chào nhé,
đi tìm đường cứu nhà đây!".