Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

"Đây là nhà ta!"

Đám cưới cháu Hà Chí Công tại White Palace. Bố cháu đặt 6 bàn bên cánh phải sân khấu, ở giữa bàn có đặt 2 chữ "BẠN TRỖI" to tướng. Cả 6 bàn đủ khách. Dễ đến 50 anh em cùng 1 bàn phu nhân. Chỉnh Huấn đi cùng con gái. Vợ chồng Tương Lai vừa "nhập trạch" cũng có mặt. Anh em gặp nhau í ới, bắt tay quyết liệt, hỏi thăm sức khỏe rồi nâng ly, cười ha hả...
Sau màn thủ tục, bố cháu dẫn 2 vợ chồng đi từng bàn cảm ơn. Khi đến bàn tôi, 1 bác nhanh nhảu chúc: "Trăm năm hạnh phúc, 2 cháu nhé! Hạnh phúc đến khi đầu bạc như bố, răng rụng hết như chú... phải vừa đánh răng vừa thổi sáo!". Cả bàn cười ồ: "Các bác, các chú là bạn bố Quang".
- Không, đây là nhà ta, các con ạ! - Bố Quang vội cải chính.

Trao đổi: Dân ta có thua dân Nhật???

Sáng thứ bảy, cô cháu gái – phóng viên trẻ ở Bee.net.vn – gọi vào: “Chú ơi, chú có đọc bức thư từ Nhật gửi về, xôn xao báo mạng mấy ngày nay?”. “Có. Cảm động lắm!”. “Vâng, cháu cũng đã khóc nhưng cứ có một suy nghĩ, dân ta cũng thế đấy chứ. Hay là chú…”.
Vâng, tôi đã nhận lời ghi lại những mẩu chuyện đầy tình người, đầy trách nhiệm “mình vì mọi người” của dân Việt mà một thời được từng trải…
1.              Chuyện ngày đi sơ tán:
Cô bạn tôi tên Bình, công tác tại Tổ chức chính quyền thành phố HCM, khi đọc bài báo này đã nhớ lại... Năm 1964, chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ mở rộng ra miền Bắc XHCN. Lập tức các cơ quan, xí nghiệp, trường học phải rời Hà Nội, Hải Phòng về nông thôn.

Chuyện HN: Về "tương..., đào... và phân Cổ Nhuế"

Chiều chủ nhật, đưa con gái đi học vẽ. Khi về, hai ba con tạt qua hiệu sách. Vớ được cuốn Ca dao về HN. Đọc lướt phần Phụ lục có mục “Ngạn ngữ về HN” thì thấy ngay câu “Tương Nhật Tảo, đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế”, chợt nảy ra ý tưởng góp cho Chuyện kể về HN của BT5. Mừng quá, mua ngay.
Hố xí thời Pháp thuộc
Hầu như thời đó,chỉ những villa xây kiểu Tây mới có hố xí máy, ị xong, giật nước, phân trôi vào bể phốt. Còn lại dân chúng HN chỉ biết dùng hố xí mà phía dưới đặt những thùng tole - ỉa vào thùng rồi vài ngày có thợ đổ thùng (toàn dân nghèo ở ngoại ô) vào dọn, đưa ra những xe kéo tay, chạy ra đổ ở ngoại ô. Mỗi lần kéo thùng chạy qua cửa nhà ai cũng phải bịt mũi; nhất là khu 36 phố phường. Nhìn thấy công nhân đổ thùng cùng những chiếc xe kéo chạy qua, ai cũng gớm.