Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Tư liệu quý: Giấy chứng nhận Tốt nghiệp cấp 3 của học sinh Trỗi

BT5 vừa nhận được tư liệu quý thời đi học cách nay nửa thế kỉ. Mời cùng xem.

Gặp Thanh tra VHTT (KQ)

Sáng thứ bảy tuần trước được cú điện thoại với số lạ:
- Anh là... Tổng quản của trang Bantroi5?
- Vâng, anh là ai?
- Tôi tên là Chiến, thanh tra VHTT. Có chút việc nghiệp vụ muốn gặp anh.
- Xin lỗi, về việc gì?
- Thôi, để gặp nhau thì tốt hơn. Tuần tới tôi sẽ vào Tp.
- Xin mời. Cán bộ, đảng viên này từng là CCB và hơi bị nhiều thời gian đấy.
...
Sáng nay máy rung. Thấy tên "Chiến, thanh tra VHTT".
- Tôi nghe đây.
- Dạ, tôi Chiến từ Bộ VHTT mới vào.
- Ta gặp nhau ở đâu đây?
- Mời anh lên Dinh Thống Nhất.
- Chỗ ấy dành cho quan chức và bọn nhà giàu. Còn nhân dân toàn ngồi vỉa hè thôi, về Yên Thế TSN đi... Mà thôi, nhận ra giọng bố rồi. C. "hói" 98 phải không?
- Ôi, ông anh. Hôm nọ ngồi Cafe 93 có đông đủ anh em mới gọi vào trêu ông anh.
- Ừ, thôi xuống đây đi. Quán Cafe này toàn dân HN gốc ngồi tán láo mỗi sáng, có cả phở gà, xôi gà...
- OK, em xuống ngay.

Thăm ngôi nhà của ca sĩ Hồng Nhung

Mời xem!

VĂN HOÁ CHĂM - VÙNG ĐẤT CHĂM VÀ NGƯỜI VIỆT (Quốc Việt)


K. Mark và F. Engel đã có lần nhắc tới phương thức sản xuất Châu Á; nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là Mandala, một hình thái kinh tế xã hội trên mức Công xã nguyên thuỷ nhưng chưa đến chế độ Chiếm hữu Nô lệ như Hy lạp, La Mã cổ đại.

Mandala theo ngôn ngữ Ấn nghĩa là vòng tròn quyền lực, trong đó chúa đất cũng là vị thần bảo trợ cho toà thành đó cùng với cư dân sống quanh toà thành, đôi khi được dịch là Tiểu Vương.

Nhiều tài liệu cúa các nhà nghiên cứu Việt Nam viết về Vương quốc Chăm, đế quốc Phù Nam...nhưng thực tế người Chăm ở Việt Nam rất ít, chỉ có trên 160.000 người, chưa tới 2% dân số Việt, sinh sống trên 7 tỉnh cúa Việt Nam, chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuân.

Họ là ai? Đã đi đâu cả rồi? Quàng Đại Đủ,tức Po Dharma, một người Chăm Việt Nam, tiến sĩ Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS) cũng khẳng định - Không có Vương quốc Chăm; Thực tế là gì?

Khi nhà Hán xâm lược mảnh đất nay là Viêt Nam vào năm 111 TCN, mảnh đất này bước vào thời kì Mandala của các tộc người nói hệ ngôn ngũ Môn - Khmer.

Những câu nói 'bất hủ' của Mao và lãnh đạo TQ về VN (ST)


Thật khó khăn và mất nhiều thời gian mình mới tìm được cuốn “SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA”.


Đây là cuốn sách do NXB Sự Thật ấn hành tháng 10 năm 1979. Mở đầu cuốn sách là Lời Chú dẫn của NXB:  “Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên”.
Chỉ cần mới đọc qua những dòng trên, mình biết ngay rằng đây là một cuốn sách vô cùng quí giá. Công sức tìm kiếm bấy lâu nay thật không uổng phí. Minh cho rằng cuốn sách vẫn có ý nghĩa vô cùng lớn cho đến tận ngày nay.

Cười

Một bác nhà quê vào bệnh viện trên thành phố khám bệnh, trong lúc chờ đợi bác ta thấy “mắc” nên đi toilet.
- Này này, ông đi đâu thế? – Bà thu tiền ngồi trước nhà vệ sinh kêu.
- Nhà vệ sinh trong này phải không? – Bác nhà quê hỏi.
- Ừ, nhưng ông chưa trả tiền.
- Đi toilet cũng phải trả tiền à? Tôi khám bệnh trong viện này mà?
- Khám bệnh hay thăm bệnh cũng vậy! Đi tiểu 1.000 đồng, đi cầu 2.000 đồng.
- Trời, đúng là thành phố cái gì cũng tiền. Nè, 3.000 đồng đó.

                 


Chồng nhậu về đứng trước cửa nhà say đến nỗi không nhớ tên vợ, cứ gọi “Ấy ơi, ấy ơi!”. Vợ trong nhà nghe giọng say rượu, lại không gọi rõ tên nên không thèm mở cửa. Bí quá, chàng ta rút di động gọi cho bố vợ: 
- Alô, bố đấy à? Bố cho con hỏi vợ con nó tên gì ấy nhỉ?
- Mày làm gì mà quên cả tên vợ mày thế hả? 
- Con đi uống rượu về say quá nên quên mất. Bây giờ vợ con nó không mở cửa cho vào nhà. 
- Thế à? Đến tên mẹ vợ mày tao còn chẳng nhớ nữa là tên vợ mày. Đang đứng ngoài đường à? Tao cũng thế thôi!