Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
Chúc mừng sinh nhật (Huỳnh Văn Úc)
Ngày xửa ngày xưa ở một khu rừng nọ có con châu chấu và con voi chơi với nhau rất thân thiết, thân thiết như môi với răng, môi hở thì răng lạnh, răng rụng thì môi móm. Chàng châu chấu có cái đầu bằng, đôi râu oai vệ, cặp đùi dài và chắc nịch rất thích hợp để nhảy, đôi cánh kép với cánh trong mỏng, cánh ngoài cứng và dai. Châu chấu sinh ra trên đời để bay và nhảy vì chàng rất vui tính, vô tư và yêu đời. Chàng voi có cơ thể đồ sộ nặng hàng dăm bảy tấn ngự trên bốn chân to sừng sững như bốn cái cột. Lớp da của chàng rất dày kể cả da mặt. Đầu to có vòi và ngà, tai to. Tai to để quạt cho mát, vòi rất dẻo do mũi và môi kéo dài mà thành, đầu vòi có hai ngón để cầm nắm thức ăn và những đồ vật nhỏ, thỉnh thoảng hứng lên thì hút và phun nước để tắm. Vòi cũng là công cụ để giao tiếp khi cưa kéo bạn tình hoặc để tạo ra tiếng ré khi muốn biểu hiện sự tức giận.
Mất mát
Sáng thứ bảy, nghe ông anh báo tin: Anh Thế Hải, chồng chị Lâm (con thứ 4 của lão tuớng Nguyễn Sơn) đột ngột ra đi; tôi thực sự xúc động. Nhắn tin cho các anh Hà Trọng Tuyên, Nguyễn Cuơng và Hằng thì xác định chính xác tin này. Với anh chị em nhà cụ Nguyễn Sơn quá thân thiết với gia đình tôi.
Chiều ấy ngồi mãi nhà chị Lâm cùng chị Hà, anh Tuyên, anh Cuơng và em Hằng. Cả nhà đã có mặt. Thật buồn vì lúc anh đi chị lại không có nhà.
Chiều ấy ngồi mãi nhà chị Lâm cùng chị Hà, anh Tuyên, anh Cuơng và em Hằng. Cả nhà đã có mặt. Thật buồn vì lúc anh đi chị lại không có nhà.
Có 1 bài thơ về người lính "Tầu Không số"
Một blogger của BT5 đã gửi mấy tâm sự về người yêu đầu: "Người đầu đời tôi yêu cũng là lính nên tôi rất yêu người lính. Xin gửi cho BT5 bài thơ DẠI KHỜ của tôi. Cũng chả hiểu Đài tiếng nói Việt Nam thấy bài này ở đâu mà đã ngâm trong một lần vào dịp 27/7".
Xin trân trọng giới thiệu và xin phép được giấu tên tác giả để chúng ta cùng chia sẻ nỗi niềm, tâm sự của blogger này!
DẠI KHỜ
Hồi đó em quá dại khờ, không biết có những chuyến đi,
Mà người ra đi không bao giờ trở lại.
Hồi đó em quá dại khờ nên không chờ đợi,
Để tiễn đưa anh trước lúc lên đường.
Phố phường đông, em e ấp nỗi buồn,
Quá giờ hẹn, em đành trở lại,
Không ngờ xa nhau chuyến ấy rồi xa mãi,
Để trọn đời nhức nhối một niềm đau.
Xin trân trọng giới thiệu và xin phép được giấu tên tác giả để chúng ta cùng chia sẻ nỗi niềm, tâm sự của blogger này!
DẠI KHỜ
Hồi đó em quá dại khờ, không biết có những chuyến đi,
Mà người ra đi không bao giờ trở lại.
Hồi đó em quá dại khờ nên không chờ đợi,
Để tiễn đưa anh trước lúc lên đường.
Phố phường đông, em e ấp nỗi buồn,
Quá giờ hẹn, em đành trở lại,
Không ngờ xa nhau chuyến ấy rồi xa mãi,
Để trọn đời nhức nhối một niềm đau.
Giao hữu bóng đá lão tuớng quốc tế
Mời vào đây!!!
Ca dao mới (Kháng Chiến)
Tôi quen Tần Hiểu Khiết, giáo viên công tác tại Phòng đối ngoại Đại học Sư phạm Quảng Tây tại Quế Lâm. Khiết tốt nghiệp khoa tiếng Việt của Học viện Dân tộc Quảng Tây, từng sang Hà Nội chuyển tiếp 1 năm, sau đó thực tập trên đại học 1 năm. (Theo tôi, Khiết là "chuyên gia tiếng Việt người nứoc ngoài" giỏi mà tôi gặp trong 10 năm lại đây).
Khiết rất thích ca dao Việt, nhưng vẩn chưa cảm thụ hết cái hay, hóm hỉnh của loại hình nghệ thuật này. Bằng chứng là khi tôi đọc "Ta về ta tắm ao ta", Khiết lập tức đối đáp: "Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn". Như vậy cũng đã là giỏi.
Nhưng khi tôi cho một câu tiếp thời @ : "Nếu mà chết đuối,ao nhà vưỡn hơn". Phải 30 phút sau Khiết mới lăn ra cười. (Chuyện này có thật 99%, xảy ra vào tháng 5-2010 tại Quế Lâm).
Nói vậy chứ ngay người Việt ta cũng tự học, tự bổ sung cho kho tàng ca dao rất phong phú này.
Mời đọc ở đây dăm ca dao mới!
Mời đọc ở đây dăm ca dao mới!
Của ngon vật lạ miền Tây 3 (Đàm Thơ)
Món ăn Nam Bộ - Cá lóc nướng trui
Cá lóc , tùy từng nơi có các tên gọi: Cá chúi (vì khi lủi trốn chúng hay chúi đầu xuống bùn), cá quả, cá tràu. Giống như cá lóc nhưng đầu dẹp và nhọn hơn, mình có bông nên người ta gọi nó là con cá dầy. Có lẽ chỉ có những người nông dân Nam Bộ thời khai hoang, lập đất mới nghĩ ra cách ăn cá lóc nướng trui một cách đúng điệu nhất.
Tin vui: Cho con đi "chống lầy"!
Nguyễn Đức Thắng (Xỉn tu lin quảng ta) có lời mời các bạn k5 tới dự đám cưới con gái, Nguyễn Hạnh Hoa, tổ chức từ 10g30, ngày thứ bảy 8/10/2011.
Địa điểm: Nhà hàng Vạn Hoa, 89 Lê Đức Thọ, Từ Liêm, Hà Nội.
Hân hạnh đón tiếp!
Địa điểm: Nhà hàng Vạn Hoa, 89 Lê Đức Thọ, Từ Liêm, Hà Nội.
Hân hạnh đón tiếp!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)