Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (Tiếp theo và hết)
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Điện ảnh thứ bảy: Nghệ thuật phim (Cao Bắc)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Gặp mặt các bạn yêu thơ của Báo liếp
- Bác Hồ cười trước lúc đi xa (ST: CCB Trần Đình Ngân, Berlin)
- VN ta theo đánh giá của thế giới???
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
Buổi sáng 30/4
Sáng nay thức dậy lúc 5g30. Mở cửa ban công nhìn ra thấy bầu trời quang đãng. Phía đông bình minh đang lên.
Ngày này 36 năm trước, nước VN ta giở sang 1 trang mới, độc lập - tự do hoàn toàn. Cũng 36 năm ấy, chúng ta vật vã với cuộc chiến tranh biên giới, với đói khổ của cơ chế bao cấp, với những gì của hơn 20 năm "đổi mới" rồi hội nhập.
Thay đổi nhiều nhưng có 1 câu hỏi là, đã 36 năm trôi qua sau chiến tranh nhưng đất nước phát triển quá chậm, trong khi người VN không dốt. Vì sao? (Hãy nhìn các nước cùng cảnh và lân cận).
Lứa chúng ta, hơn nửa đời người đã qua, nhiều kì vọng nhưng cũng nhiều nỗi buồn.
Hy vọng thế hệ 8x, 9x sẽ làm thay đổi thực sự đất nước này!
Ngày này 36 năm trước, nước VN ta giở sang 1 trang mới, độc lập - tự do hoàn toàn. Cũng 36 năm ấy, chúng ta vật vã với cuộc chiến tranh biên giới, với đói khổ của cơ chế bao cấp, với những gì của hơn 20 năm "đổi mới" rồi hội nhập.
Thay đổi nhiều nhưng có 1 câu hỏi là, đã 36 năm trôi qua sau chiến tranh nhưng đất nước phát triển quá chậm, trong khi người VN không dốt. Vì sao? (Hãy nhìn các nước cùng cảnh và lân cận).
Lứa chúng ta, hơn nửa đời người đã qua, nhiều kì vọng nhưng cũng nhiều nỗi buồn.
Hy vọng thế hệ 8x, 9x sẽ làm thay đổi thực sự đất nước này!
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Tình nghĩa dân tộc trong chiến tranh Bác-Nam ở Mỹ (4/1861- 4/1865) (ST: Thái Sơn)
Mùa hè năm 2005, tôi có dịp thăm thị xã Appomattox, bang Virginia, gần thủ đô Hoa Kỳ Washington DC. Đây là một địa điểm lịch sử, quanh năm đông khách du lịch. Sân bay, ga xe lửa ở gần. Bãi xe bus rộng. Khắp các bang nước Mỹ đổ về đây. Và mỗi ngày, hàng trăm khách quốc tế, đổ đến, từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ la tinh, Úc…
Lý Ban, chiến sĩ quốc tế xuất sắc của Đảng ta (Kháng Chiền)
Trong cuốn sách “Quan hệ Việt nam – Trung Quốc, những sự kiện 1945-1960” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2003, có nêu một sự kiện quan trọng diễn ra vào tháng 8-1949, trước ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
“Trung ương Đảng cử dồng chí Lý Bích Sơn (Lý Ban), Nguyễn Đức Thụy mang thư cùa Hồ Chủ Tịch viết gửi Trung ương Đảng cộng sàn Trung quốc đề nghị thiết lập quan hệ giửa hai Đảng Việt –Trung trong hoàn cảnh mới. Hai đại diện của Đảng ta tới Bắc Kinh vào tháng 8-1949, làm việc với Trung ương Đảng cộng sản Trung quốc về thiết lập quan hệ hợp tác hai Đảng”.
Việt Bắc 1950. Từ trái qua: Lê Văn Lương, La Quý Ba, Trường Chinh, Lý Ban. |
Đ/c Lý Ban (thứ 2, từ trái, hàng đầu) trong đoàn CP. |
Bộ truởng Hoàng trao huân chuơng cho gia đình. |
CHUYỆN VUI BỘ MÔN: CÓ GÌ ĐÂU ANH… (Tiến "gù")
Vào những năm 70 thế kỷ trước. Bộ môn tôi (Xe QS) có anh N…người coi mọi việc đều có thể …nên khi gặp việc gì liên quan đến mình anh đều có câu nói cửa miệng rất nổi tiếng “CÓ GÌ ĐÂU ANH…” Vài cái “có gì đâu anh…”điển hình:
Cười cuối tuần (QV)
Hai vợ chồng ngồi nói chuyện:
- Lúc ngồi xe ôm, ôm cái thằng lái xe, bà có thấy thích không?
- Thích thú cái gì, chẳng qua để an toàn khỏi ngã thì phải ôm vậy thôi!
- Đó bà thấy chưa? Bà cứ nói bia ôm này nọ, nhưng nó cũng như xe ôm thôi. Vào quán uống bia nhiều phải say, say thì phải ôm một cái gì đó cho khỏi ngã! Hoàn cảnh nó buộc phải vậy chứ thích thú cái gì!
- !!!
- Lúc ngồi xe ôm, ôm cái thằng lái xe, bà có thấy thích không?
- Thích thú cái gì, chẳng qua để an toàn khỏi ngã thì phải ôm vậy thôi!
- Đó bà thấy chưa? Bà cứ nói bia ôm này nọ, nhưng nó cũng như xe ôm thôi. Vào quán uống bia nhiều phải say, say thì phải ôm một cái gì đó cho khỏi ngã! Hoàn cảnh nó buộc phải vậy chứ thích thú cái gì!
- !!!
Gia đình cụ Lý Ban đón nhận huân chương
Sáng nay, tại trụ sở Bộ Công thuơng phía nam, bộ truởng Hoàng sẽ trao tặng gia đình cụ Lý Ban huân chuơng HCM. Cuối cùng lịch sử đã đánh giá đúng công lao của cụ. (Mở ngoặc: đây là tấm huân chuơng đầu tiên và duy nhất với cụ).
Thay mặt anh em Trỗi, xin chúc mừng Lý Tấn Huệ k7 và đại gia đình!
Thay mặt anh em Trỗi, xin chúc mừng Lý Tấn Huệ k7 và đại gia đình!
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
Khóa 3 họp mặt nhân 30/4
Dù bận với Dương Minh, sau khi ngồi liên hoan với CBCNV, đúng 13g thầy Trọng có mặt tại Cây sứ Phạm Văn Hai. Anh em k3 có mặt chừng 20 người, đón anh Bùi Vinh và Lữ Thái từ HN vào.
Quá là vui, trò chuyện nhiều vấn đề, kể cả uống. Ai bận thì rút trước.
Cánh còn lại là thầy Trọng cùng các anh Dũng "bạc", Trình Tuờng, Tất Tuấn, Dương Thanh, Tuấn Linh, Lữ Thái... Mọi người đề nghị thầy Trọng tiếp tục "cầm chòm" để cùng xuất bản Tập 4 (nhớ là không quên sửa những khiếm khuyết cũ).
Quá là vui, trò chuyện nhiều vấn đề, kể cả uống. Ai bận thì rút trước.
Cánh còn lại là thầy Trọng cùng các anh Dũng "bạc", Trình Tuờng, Tất Tuấn, Dương Thanh, Tuấn Linh, Lữ Thái... Mọi người đề nghị thầy Trọng tiếp tục "cầm chòm" để cùng xuất bản Tập 4 (nhớ là không quên sửa những khiếm khuyết cũ).
Khai trương nhà máy sản xuất LED đầu tiên ở VN
Nhận lời mời của Dương Minh, lính k4, sáng nay thầy Trọng và tôi có mặt truớc 9g. Lần đầu tiên thăm nơi sản xuất của bạn. Cơ ngơi Cty ASAMLED cùng Cty CP điện tử Thủ Đức toạ lạc trên diện tích 7000m2, nằm ở Q9, đối diện Panasonic, gần ngã từ Bình Thái.
Cơ ngơi của ông bạn. |
Chia vui với Đại học VHNTQĐ
Chiều hôm kia ông DMĐ gọi, xin số ông bạn Trỗi làm to vì "ngày mai hắn tới thăm trường". Cũng dăm tin nhắn và cả cho hắn. Nhận trả lời "đúng mai lại".
Sáng hôm nay nhận tin nhắn từ hắn "Cuộc viếng thăm thắng lợi. Quyết ngay từ ngân sách chi vài chục... cho trường để nâng cấp".
Nhắn tin cho ông bạn DMĐ thì hắn "cười như Liên Xô", còn chú Đức Trịnh hiệu trưởng thì "Cảm ơn các bác Trỗi!".
Sáng hôm nay nhận tin nhắn từ hắn "Cuộc viếng thăm thắng lợi. Quyết ngay từ ngân sách chi vài chục... cho trường để nâng cấp".
Nhắn tin cho ông bạn DMĐ thì hắn "cười như Liên Xô", còn chú Đức Trịnh hiệu trưởng thì "Cảm ơn các bác Trỗi!".
Đi đâu 30/4: Bảo Lộc - lặng lẽ nơi này! (ST: Đạt k8)
Nằm trên đường từ Sài Gòn lên Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc nằm nép mình bên quốc lộ 20, cách Sài Gòn khoảng 200km, cách Đà Lạt 100km. Nhờ việc nằm gần hơn về phía Đà Lạt, lại được "đẩy" lên cao hơn trên đỉnh 1 ngọn đèo, nên Bảo Lộc không quá nóng nực như vùng dưới đèo, lại không quá lạnh lẽo như Đà Lạt mà được hưởng một khí hậu mát mẻ, hiền hoà.
Trong suốt bao năm đã qua của cuộc đời mình, tôi không thể đếm hết được mình đã đi ngang qua Bảo Lộc bao nhiêu lần.
Trong suốt bao năm đã qua của cuộc đời mình, tôi không thể đếm hết được mình đã đi ngang qua Bảo Lộc bao nhiêu lần.
Lại chuyện của người Tày (ST: QV)
Ngôn ngữ Hà nội
(Nguồn:Blog Vi Văn Hành. QV dịch nguyên văn từ tiếng Tày)
Ở Hà Nội về, tôi vừa rửa qua cái mặt cho mát, thì thấy cụ Xị, hàng xóm, sang chơi. Tôi hỏi:
- Sao con nghe bảo cụ về Hà nội ở với các con cơ mà?
- Ừ thì cũng định thế, dưng mà ở làm sao được?
- Sao không ở được hả cụ?
Tiếu lâm cho ngày nghỉ lễ (Tiến "gù")
GÀ TRỐNG “PÊ ĐÊ”
Một ông chủ có 10 con gà mái tốt, nhưng ông chỉ có một con gà trống già , ông muốn thay giống, nhưng khổ một nỗi, đã 3 lần ông mua gà trống mới về thì đều mua phải gà trống “pê đê”. Lần này ông mua của một người bạn trong xóm được một con trống tơ đã có con đàn cháu đống cho chắc ăn.
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011
Chuyện Trại Hòe (KQ)
Học tới kì 2 năm học lớp 5 (tháng 5/1965) đuợc gọi lên D126, truờng VHQĐ ở Hà Bắc. Sướng!
Ở nhà, bạn bè cũng phải đi sơ tán. Vì từng là lớp truởng, đội trưởng lớp 5I của cô Nga mà tôi vẫn giữ liên lạc với Thái Dũng (bạn thân cùng lớp) và cả bọn con gái (cùng BCH đội). Lớp tôi có các bạn gái: Nở, Trung, Bình, Hiếu.. ở quanh đường Trần Phú, Điện Biên. Chúng nó đều viết thư cho tôi.
Ở nhà, bạn bè cũng phải đi sơ tán. Vì từng là lớp truởng, đội trưởng lớp 5I của cô Nga mà tôi vẫn giữ liên lạc với Thái Dũng (bạn thân cùng lớp) và cả bọn con gái (cùng BCH đội). Lớp tôi có các bạn gái: Nở, Trung, Bình, Hiếu.. ở quanh đường Trần Phú, Điện Biên. Chúng nó đều viết thư cho tôi.
Thông bíu !!!
Thật không ngờ, sát ngày 30/4 mà BT5 nhận đuợc bao tin, bài, ảnh mới.
Ví dư bác Tấn Định (có em là Tấn Lộc (có bao nhiêu TẤN thì nhà bác xơi hết!) k7HV từng tham gia diều bài ở BT5) bỗng diên phát hiện trên đời này có 'bantroi5', rồi mừng "dư Liên Xô" vì bị ém (diếm) lâu quá, nay vào còm ào ạt như... đổ vào thùng(!). (Nhớ là chưa gửi bài mới!!!).
Nay, thông bíu lại các bạc, nhà đài đã phân bài theo NHÃN. (Cũng chỉ là tuơng đối). Lếu bác nào thích xem Tuyển tập 30 năm HV (1966-1996) thì vào "45 năm", còn chuyện bạn HV thì vào "Bạn HV"...
Các nhãn này ghi ở phía cuối trang, bên trái.
Chúc mừng 30/4 và 1/5 !!!
Ví dư bác Tấn Định (có em là Tấn Lộc (có bao nhiêu TẤN thì nhà bác xơi hết!) k7HV từng tham gia diều bài ở BT5) bỗng diên phát hiện trên đời này có 'bantroi5', rồi mừng "dư Liên Xô" vì bị ém (diếm) lâu quá, nay vào còm ào ạt như... đổ vào thùng(!). (Nhớ là chưa gửi bài mới!!!).
Nay, thông bíu lại các bạc, nhà đài đã phân bài theo NHÃN. (Cũng chỉ là tuơng đối). Lếu bác nào thích xem Tuyển tập 30 năm HV (1966-1996) thì vào "45 năm", còn chuyện bạn HV thì vào "Bạn HV"...
Các nhãn này ghi ở phía cuối trang, bên trái.
Chúc mừng 30/4 và 1/5 !!!
Chuyện HN: Cảm nhận Hà Nội
(Nguồn: Blog Vi Văn Hành. QV dịch nguyên văn bản tiếng Tày)
Sau mấy tuần ở chơi Hà Nội, tôi thấy rất kính nề người Hà nội. Họ có nhiều điều đáng để tôi phải học:
1. Người Hà nội rất tiết kiệm thời gian. Tôi thấy hầu hết mọi người đi xe máy trên đường đều rất vội. Họ tranh thủ từng giây một. Nếu đến gần ngã tư mà sắp hết tín hiệu đèn xanh, họ sẽ tăng tốc để cố cho kịp, khỏi phải đợi lãng phí mấy chục giây, có khi hàng phút ấy chứ. Lại còn cái khoản xăng tiêu phí khi khi đứng chờ nữa chứ. Sự tiết kiệm thời gian còn có thể nhận ra ở những quán café, quán nhậu, quán nước nữa. Tôi đã thấy có những người vừa tranh thủ ăn uống, vừa làm việc (thảo luận hợp đồng, bàn cách làm dự án, ký kết hợp đồng…)
Chuyện lính: LUYỆN TẬP QUAN SÁT, XỬ LÝ NHANH (Tiến "gù")
Thời gian ấy chúng tôi phải tập khoa mục “Quan sát chính xác tình thế và xử lý nhanh” . Giáo viên dạy khoa mục này đã giảng về nguyên tắc, phương pháp quan sát và xử lý rất kỹ. Kết luận bài giảng, giáo viên đưa ra câu nói của Catheral: “Ba hòn đá tảng của sự học là: quan sát nhiều, trải nghiệm nhiều và nghiên cứu nhiều”. Khi kiểm tra lý thuyết thì thằng Dũng bạn tôi được 5 điểm, tôi chỉ được 4.
Giao lưu bóng đá chào mừng 30/4
Chiều 30/4/2011, tại sân vận động QK5 Đà Nẵng, có cuộc giao hữu bóng đá của Lão tướng Đà Nẵng với Liên quân Lão tuớng HN. CLN HN Phuơng Nam và các lão tướng HN thuở 1960-70 sẽ lập liên quân để thi đấu.
Sáng nay, 27/4, các cầu thủ HN Phuơng Nam (Ninh "choắt", Cường "nhuợng", Tuấn "thần", Công, Sơn Tony, Dũng "lù"...) đã xuất phát từ TP; các cầu thủ HN (Điệp "lùn" CAHN, Ngọc "rùa"...) cùng xuất từ HN. Tối 28/4 sẽ hội quân ở Đà Nẵng.
Ngày 1/5 sẽ chia tay về nhà.
Chúc 2 đội giao lưu thắng lợi!
Sáng nay, 27/4, các cầu thủ HN Phuơng Nam (Ninh "choắt", Cường "nhuợng", Tuấn "thần", Công, Sơn Tony, Dũng "lù"...) đã xuất phát từ TP; các cầu thủ HN (Điệp "lùn" CAHN, Ngọc "rùa"...) cùng xuất từ HN. Tối 28/4 sẽ hội quân ở Đà Nẵng.
Ngày 1/5 sẽ chia tay về nhà.
Chúc 2 đội giao lưu thắng lợi!
45 năm HV: Những bài hát tự biên (Quang Việt)
Vào giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, tôi công tác tại khoa Trang bị Cơ điện ĐHKTQS. Ngoài công tác chuyên môn, dù chẳng tài cán gì, tôi cũng thường được triệu tập vào đội văn nghệ nhà trường (có cả DMĐ) để tham gia các lần hội diễn toàn quân, hội diễn tỉnh Vĩnh phú…
Hồi đó phong trào văn nghệ quần chúng rất sôi nổi và thực chất hơn bây giờ (chưa có chuyện thuê sáng tác, thuê diễn viên…). Các tiết mục tự biên bao giờ cũng được đánh giá rất cao.
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
Lại chuyện con người ta khôn (ST: Đạt)
Tiếp... và tiếp...
Có pa-lét thì tập lướt skate ở xưởng cũng đuợc. |
Cứu ngu...uy! |
Bị va quệt ư? |
Khi neo ống xả bị hỏng... |
Ở văn phòng mà thế này thì quá tiện! |
Chuyện lính: Chuyện tiếu lâm có thật (Quang Việt)
Tôi chơi với Nguyễn Tấn Định k9 từ mấy chục năm nay. Thỉnh thoảng mới gặp nhau nhưng cứ gặp nhau lúc nào là vui như Tết. Bao nhiêu chuyện cũ được lôi ra nhắc lại để cười. Lần nào cũng thấy buồn chười, chưa bao giờ thấy chán. Có một chuyện thế này:
Chuyện ở Đức: Dân chủ phải ngay từ trong trường học (Quang "xèng")
Dân chủ ở Đức
Ở Đức, chuyện một ông thủ tướng đương nhiệm, bị chụp ảnh đưa lên báo chí phê phán gay gắt, chỉ vì ông ta chạy xe quá tốc độ trên đường cao tốc; hay chuyện một ông bộ trưởng Quốc phòng, có con đường „hoạn lộ“ đang phất như diều, bỗng nhiên bị đưa lên mặt báo và sau đó bị mất chức, chỉ vì người ta phát hiện ra trong luận án tiến sĩ luật của ông ta cách đây vài năm, có nhiều đoạn bị cho là „đạo văn“ .v.v... Đối với dân Đức là „chuyện ngày thường ở huyện“.
Vị tướng già (KQ)
Tôi gọi ông là chú Long. Thiếu tướng Nguyễn Minh Long, năm nay vừa 82, dân Đồn Vàng, Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ (gần thị trấn Hưng Hóa nơi trường Trỗi đóng quân thời gian 1968-70). Gia đình tôi và cả nhà chú có mối thân tình hơn cả ruột thịt.
Ông Hoàng Minh Phương và ông Minh Long (giữa) trong buổi đón vợ chồng đ/c Luơng Phong từ Bắc Kinh sang thăm TPHCM, 10/2007. |
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011
Tư liệu về 30/4/1975 trên blog của Cao "tư lệnh"
Mời các bạn cùng xem!!!
Chuyện lạ: Thực hư chuyện cậu bé đầu thai ở Vụ Bản (ST: QV)
45 năm HV: Tuyển tập HV (7)
CHƯƠNG III
LAO ĐỘNG, TĂNG GIA SẢN XUẤT
1. Kinh nghiệm lấy phân tăng gia :
- Chưa hết giờ học, tiểu đội phải cử ngay một chiến sĩ mang xẻng ra “giữ chỗ” tại WC và hố giải, tránh gây “đổ máu”(!) trong việc “phân chia quyền lợi”.
- Xoa xà-phòng kín tới tận khuyủ tay và để khô. Có như vậy, sau khi tăng gia về, chỉ cần “xoẹt” nước là sạch sẽ, thơm tho. (Kinh nghiệm này, các đ/c già tuyệt đối giữ bí mật, không phổ biến cho lớp trẻ. Vì không có “công nghệ” này, các đ/c trẻ đi tăng gia về , rửa hàng trăm lần xà phòng vẫn thấy thối (!)
- Vì rau ăn hàng ngày là rau tăng gia, nên nhiều khi trong chậu canh hay điã rau luộc có cả “báo chí”, (thậm chí báo mới ra trong ngày). (!)
CLB bóng đá: Trận đấu chiều thứ bảy
Theo "cáp", chiều thứ bảy, đội Tri Kỷ (nghe như của quán nhậu rắn rùa Tri Kỷ, ở Trần Huy Liệu, chả biết có phải?) đá với Vĩnh Xuân.
Lúc đầu bị Vĩnh Xuân ép. Nhưng đội bạn trẻ, sung sức hơn. Sau 1 đường tấn công, với cú đá rất khó chịu từ ngoài vòng 16m50, bóng lập bập bay vào góc trái của gôn Vĩnh Xuân. Gôn ta bó tay. Bạn dẫn truớc 1-0.
Lúc đầu bị Vĩnh Xuân ép. Nhưng đội bạn trẻ, sung sức hơn. Sau 1 đường tấn công, với cú đá rất khó chịu từ ngoài vòng 16m50, bóng lập bập bay vào góc trái của gôn Vĩnh Xuân. Gôn ta bó tay. Bạn dẫn truớc 1-0.
Những ngày tháng 4, thêm nhiều tay bút mới (BT5)
Sống lại kỉ niệm của 36 năm truớc, rồi những sự kiện hàng ngày được chứng kiến bởi nhiều bạn Trỗi, bạn Học viện... đuợc nhiều tay bút, tay máy gửi bài, ảnh về.
Có nhiều tay bút mới như Nguyễn Anh Minh k6, Hà Văn Công (tele) k5 cùng những comment của Quế Mafia, Phú Hoà k4 và nhiều nặc danh đáng quý làm sôi động Báo liếp Bantroik5 ra hàng ngày. Các tay bút cựu: Tiến "gù", Quang Việt luôn tạo nên tiếng cười cho anh em bằng nhiều chuyện cũ của lính. Đạt k8, Bột luôn là tay sưu tầm những "chuyện lạ thế giới" cung cấp cho BT5.
BT5 xin cảm ơn sự yêu quý, tín nhiệm của các bạn! Hy vọng BT5 sẽ mãi là sân chơi cho anh chị em ta!
Có nhiều tay bút mới như Nguyễn Anh Minh k6, Hà Văn Công (tele) k5 cùng những comment của Quế Mafia, Phú Hoà k4 và nhiều nặc danh đáng quý làm sôi động Báo liếp Bantroik5 ra hàng ngày. Các tay bút cựu: Tiến "gù", Quang Việt luôn tạo nên tiếng cười cho anh em bằng nhiều chuyện cũ của lính. Đạt k8, Bột luôn là tay sưu tầm những "chuyện lạ thế giới" cung cấp cho BT5.
BT5 xin cảm ơn sự yêu quý, tín nhiệm của các bạn! Hy vọng BT5 sẽ mãi là sân chơi cho anh chị em ta!
30/4/1975: Bờ Hiền Lương và những bức ảnh chưa từng thấy! (ST: Đạt)
Theo Hiệp định Genéve thì đầt nuớc ta tạm chia cắt làm 2 tại Vĩ tuyến 17. Con đường thông thuơng độc đạo qua cầu Hiền Lương (Vĩnh Linh) chứng giám sự chia cắt ấy 21 năm. Có những bức ảnh, có lẽ, ít ai trong chúng ta được xem.
Nhân kỉ niệm 36 năm ngày thống nhất đất nuớc, xin giới thiệu những tấm ảnh của "phía bên kia".
Nhân kỉ niệm 36 năm ngày thống nhất đất nuớc, xin giới thiệu những tấm ảnh của "phía bên kia".
Nhìn từ bờ nam sông Bến Hải. |
Chú lính ngụy hết ca trực ở bờ bắc, qua cầu về nam. |
Xin giải đối với bạn hiền (Tiến "gù")
Vế đối này khó vì ngoài đối ra lại còn phải bảo đảm có phần nói lái, kiểu “lộn lèo” hoặc “đá bèo” của Hồ Xuân Hương, hiện đại thì có “Cô du kích Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi?” (Hình như đã có khá nhiều vế đối cho câu này). Vì thế “mỗ” đây đối nhếu nháo cho vui thôi.
Ta dùng “gần vợ” đối với “vắng chồng”
Ta dùng “vui vẻ” đối với “khó khăn”
Ta dùng “vợ chiều” đối với “chồng chéo”
Ta dùng “cả đôi ta” đối với “một mình em”
Ta dùng “mê mẩn” đối với “vững vàng”
Túm lại ta có : “ GẦN VỢ , VUI VẺ VỢ CHIỀU VUI VẺ , CẢ ĐÔI TA MÊ MẨN CHỢ VIỀU”
Đến đây ta lại dùng phương pháp “câu đối sao” để giải quyết nốt câu đối : VIỀU*
( *VIỀU : Là “tình” theo ngôn ngữ ngoài trái đất)
Cả cặp câu đối là :
VẰNG CHỒNG, KHÓ KHĂN CHỒNG CHÉO KHÓ KHĂN, MỘT MÌNH EM VỮNG VÀNG CHÈO CHỐNG
GẦN VỢ, VUI VẺ VỢ CHIỀU VUI VẺ, CẢ ĐÔI TA MÊ MẨN CHỢ VIỀU
Hì!Hì!
Tiến “gù”
30/4/1975: Thông tin liên quan đến Võ Dũng, bạn ta (ST: QV)
Mời các bạn tham khảo trên SG Tiếp thị!!!
Và đây hình ảnh má Trần Thị Kim Anh và Võ Dũng, bạn chúng ta.
Và đây hình ảnh má Trần Thị Kim Anh và Võ Dũng, bạn chúng ta.
LS Võ Dũng. |
Má Kim Anh, cũng LS. |
30/4/1975: Nguyễn-Văn-Thiệu ngày cuối cùng ở Sài gòn 25-04-1975 (ST: Trần Đình Ngân)
Về sự kiện chuồn khỏi Việt nam của nguyên Tổng thống VNCH, sau 1975 có nhiều nguồn tin . Tiếng đồn lan rộng nhất là việc Thiệu lên máy bay với 16 tấn vàng ròng lấy cắp tử ngân khố nhà nước ! Nhân ngày thống nhất 30-4 , từ nguồn tư liệu hồi ký của một số sỹ quan , quan chức trong chính quyềnVNCH, xin trích lược từ „ngườiviet.Eu“ bài viết của thiếu tá sỹ quan cận vệ cho nguyên Thủ tướng Trần thiện Khiêm, người có tên trong danh sách tháo chạy cùng Nguyên văn Thiệu là ông Nguyễn Tấn Phận để bạn đọc tham khảo và thấy rõ sự thật hỗn loạn, cùng đường của kẻ chiến bại.
Bản chụp phần cuối bút tích. |
Ngày chúng tôi lên đường là ngày 25/4/1975. Lúc đó cụ Trần Văn Hương cũng vừa lên làm Tổng thống được 4 ngày mà đã có sự tiên liệu “ Đại tướng Minh sẽ mời anh Tư trở về “ thì cũng cho chúng ta biết thêm một dữ liệu về các diễn biến chánh trị sau đó, đã được thấy trước.
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
Phóng sự: Quần đảo Trường Sa qua 1 chuyến đi (Hà Văn Công)
Chuyến đi lần này có 2 lính Trỗi, tôi và Anh Minh k6. Lên tầu mới nhận ra nhau vì Minh nhầm tôi với Công Vụ phó (cùng cơ quan). Hai tên vui vẻ suốt chuyến đi.
Tôi được giao nhiệm vụ trưởng đoàn của Bộ GD-ĐT nên có những điểm anh em không được lên thì tôi lại được lên. Có 30 điểm, đảo thì tầu ghé thăm được 17 và tôi được lên 14 điểm, đảo. Có đi mới thấy đất nước ta đẹp thật!
Tôi được giao nhiệm vụ trưởng đoàn của Bộ GD-ĐT nên có những điểm anh em không được lên thì tôi lại được lên. Có 30 điểm, đảo thì tầu ghé thăm được 17 và tôi được lên 14 điểm, đảo. Có đi mới thấy đất nước ta đẹp thật!
Tập thiền thật giản dị (ST: Đạt)
Sống ở đời chẳng ai muốn đau khổ và ai cũng muốn hạnh phúc . Trong cuộc nhân sinh , người ta tìm đủ cách để ngăn ngừa đau khổ hoặc làm vơi đi sự đau khổ , nhưng mục đích chính yếu của người đời vẫn đi tìm hạnh phúc bằng các phương tiện vật chất , không ai nghĩ rằng hạnh phúc là do sự suy nghĩ của chính mình , nói một cách khác hạnh phúc là do tinh thần chứ không phải do thoả mãn các nhu cầu vật chất ..
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
Lính kể chuyện: MẮM TÔM (Tiến "gù")
Tiểu đội tôi hồi ấy có tay Hòa rất sạch sẽ , đi tập về trời rét như cắt hắn vẫn đi tắm rồi mới đi ngủ , không như bọn tôi trời rét thì phải một tuần mới tắm nhếu nháo một lần . Ăn cơm buổi trưa xong hắn cũng đánh răng ! ..thật là sạch sẽ quá đáng với cuộc sống của lính , dù là lính “cậu” .
Bắc-Nam, có khác gì??? (ST: Đạt)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
Lại... vui cuối tuần: TIẾU... NÂM MỚI (ST: Tiến "gù")
THI VẤN ĐÁP
Một sinh viên phải trả thi trong hội đồng. Giáo sư hỏi: "Karl Max mất năm nào?"
– Karl Max đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!
Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:
VUI CUỐI TUẦN: Hãy xem gái Nhật trổ tài !!! (ST: Bột)
Các cụ có câu "Ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Nghĩ là gái Nhật xinh, có nuớc da trắng hồng, ngoan, đảm đang... Ai dè...
Mời xem!!!
Mời xem!!!
Giải câu đối (Tiến "gù")
Anh em mình đối giỏi lắm, nhiều câu đối rất sát, nhất là hai tay “nặc danh” cuối, đối hay thế mà lại không cho biết tên?
Đôi câu đối này thật ra là một câu đối cổ của hai ông đồ trêu nhau. Luật đối Hán-Nôm yêu cầu đối thì phải theo luật vần “bằng-trắc”, theo luật “đối ý”, “đối chữ”. Xin trả lời các bạn câu đối này:
VỢ ĐẸP CON KHÔN …ỒN BẨY CÁI
NHÀ CAO CỬA RỘNG …ẶC MỘT CON
Ở đây “vợ đẹp con khôn” đối với “nhà cao cửa rộng”, đây là những cụm từ dân gian thường dùng để chỉ những tiêu chí của một người thành đạt.
Còn dân “gian” thường nói “cái ..ồn” và “con …ặc”, rất ít khi ghép các đại từ “danh xưng” khác với “hai thứ”này. Chữ “củ” không dùng ở đây được vì nó không đối với chữ “cái”.
Tiến “gù”
Thằng Rái cá (ST: Đạt)
Ở một vùng quê bên nước Anh có gia đình nọ chuyên nghề làm vườn, gồm hai vợ chồng và đứa con trai duy nhất. Vì hoàn cảnh quá nghèo, nên cậu con chưa học hết tiểu học đã phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ việc trồng tỉa, hoặc đôi khi lên rừng lấy củi, kể cả việc câu cá ở một cái hồ lớn rất đẹp gần nhà, để thêm lương thực cho bữa ăn. Trong các việc làm phụ giúp cha mẹ, cậu bé thích nhất là đi câu, bởi vì mỗi buổi đi câu là mỗi lần được tắm, bơi thoả thích. Cậu bơi tuyệt giỏi đến mức bạn bè trong xóm gọi cậu là “thằng Rái Cá” (Otter boy).
Phóng sự ảnh "Lính Trỗi đi công tác Trường Sa" (Anh Minh k6)
Nguyễn Anh Minh k6 đi công tác tại quần đảo Trường Sa từ ngày 2 đến 14/4/2011.
Xuất phát từ quân cảng Cam Ranh, sau 2 ngày đến được đảo Trường Sa Lớn (đồng thời là thị trấn Trường Sa). Trên đảo ngoài bộ đội còn có 7 hộ dân từ Khánh Hòa ra sống. Đảo có trường học đến lớp 4 với 9 cháu (3 cháu mẫu giáo, 2 lớp 1, 2 lớp 2, 2 lớp 4).
Ngoài đảo Trường Sa Lớn, đoàn còn đi thăm gần chục đảo chìm, đảo nổi và giàn DK.
Cuộc sống của bộ đội trên đảo có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều gian khổ, đặc biệt là mùa bão.
Vô tình trong đoàn lại có đ/c Hà Văn Công k5 đi theo đoàn của Bộ Giáo dục. Tuy có gặp sóng lớn vì áp thấp nhiệt đới, nhưng 2 lính Trỗi do đã được rèn luyện từ bé, nên bữa nào cũng nhậu đều. (Hai lính này cũng là dân QS - BT5). (Ta có chủ quyền 30 điểm-đảo, đoàn đi thăm 17 điểm. Bạn Công là trưởng đoàn nên đuợc lên 14 điểm. Quan to có khác!).
Xuất phát từ quân cảng Cam Ranh, sau 2 ngày đến được đảo Trường Sa Lớn (đồng thời là thị trấn Trường Sa). Trên đảo ngoài bộ đội còn có 7 hộ dân từ Khánh Hòa ra sống. Đảo có trường học đến lớp 4 với 9 cháu (3 cháu mẫu giáo, 2 lớp 1, 2 lớp 2, 2 lớp 4).
Ngoài đảo Trường Sa Lớn, đoàn còn đi thăm gần chục đảo chìm, đảo nổi và giàn DK.
Cuộc sống của bộ đội trên đảo có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều gian khổ, đặc biệt là mùa bão.
Vô tình trong đoàn lại có đ/c Hà Văn Công k5 đi theo đoàn của Bộ Giáo dục. Tuy có gặp sóng lớn vì áp thấp nhiệt đới, nhưng 2 lính Trỗi do đã được rèn luyện từ bé, nên bữa nào cũng nhậu đều. (Hai lính này cũng là dân QS - BT5). (Ta có chủ quyền 30 điểm-đảo, đoàn đi thăm 17 điểm. Bạn Công là trưởng đoàn nên đuợc lên 14 điểm. Quan to có khác!).
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
Họa sĩ tài năng người Việt ở Úc (ST: Đạt)
Những tác phẩm của Ngo. |
Jacquelin Ngo mới 6 tuổi nhưng đã vẽ những bức tranh tuyệt đẹp và có thể bán đuợc hàng nghìn đô/tranh khi triển lãm "Qua đôi mắt trẻ thơ" khai truơng tuần này ở Úc.
Ông Alderton, nhà tổ chức, nói không hề có vấn đề gì khi giao không gian phòng tranh cho các hoạ sĩ trẻ. "Có những người có tài năng tự nhiên - ông nói - Mozart từ bé đã biết sử dụng những phím đàn piano, Darren Lockye biết làm gì với quả bóng bầu dục... Còn Ngo...". Cô ruột của Ngo nói, gia đình phát hiện tài năng khi Ngo mới 3 tuổi... ''Cháu bắt đầu vẽ nọ vẽ kia. Những phác thảo của cháu khá bắt mắt, do đó chúng tôi nghĩ có thể sẽ tạo điều kiện phát triển tài năng của cháu''.
Cháu vẽ ở nhà. |
Jacquelyn chơi cả piano, thầy dạy là nghệ sĩ Trong Nhon Do, nhưng cháu ham thích vẽ hơn cả. ''Cháu vẽ mọi thứ'' Ngo kể ''Cháu vẽ ngừơi, động vật và phong cảnh''.
Hỏi cháu có muốn trở thành 1 nghệ sĩ, Jacquelyn trả lời: ''Cháu nghĩ vậy''.
Ông Alderton tin Jacquelyn sẽ có một tuơng lai đầy hứa hẹn, truớc mắt có thể giành giải thuởng Archibald or Moran Prize.
(Luợc dich)
Bạn tôi sống với bệnh tiểu đường
Sinh - lão - bệnh - tử là luật của đời. Đố ai già mà không bệnh. Bạn tôi cũng thế, hắn dính bệnh tiểu đường. "Tao độ đường 12. Tác hại, hậu quả thế nào ai cũng rõ, nhưng cơ bản là phải sống với nó thế nào khi cơm vẫn phải ăn, rượu vẫn phải uống?", hắn tâm sự, - Sinh hoạt của tao là, ngày đi làm (vẫn công chức), chiều về, cơm nước xong nghỉ ngơi 1 tiếng rồi đi bộ khoảng 4km".
Hưởng ứng bài bác Tiến về tập võ: Chuyện về Sính "dớt" (N.TV)
Ma lực
Anh Ái là bộ đội miền Nam tập kết cùng với anh rể tôi. Có một thời gian chẳng hiểu thế nào mà thành ra không nhà không cửa, anh chị tôi cưu mang trong nhà. Buổi tối buồn anh Ái hay lang thang ra ga Hàng Cỏ . Ai cũng biết, Ga Hàng Cỏ là nơi phức tạp, nhất lại là buổi tối . Có một lần anh "bắt" được một con "bò lạc" ở Nam Hà dạt lên . Sau này thành vợ anh. Nhưng đấy là câu chuyện từ rất lâu rồi, từ khi tôi còn ở trường Trỗi . Đến khi tôi thành sỹ quan thì con "bò lạc " khi xưa đã trở thành "bò mộng" và dân giang hồ đã gọi anh là Ái miền.
Thằng em (Phúc Chiến, Vũng Tàu)
Từ xưa tôi vẫn vốn kiệm lời. Nhưng sẽ là sai sót nếu không nhắc đến cái tình giửa người và người.
Quê hắn ở Ý Yên, Nam Định. Một vùng đất cũng như mọi vùng miền trên đất bắc, nói chung là khổ. Lớn lên trong đói nghèo, chỉ mong muốn rất giản đơn gắng học để không thừa trong con mắt của xã hội.
Quê hắn ở Ý Yên, Nam Định. Một vùng đất cũng như mọi vùng miền trên đất bắc, nói chung là khổ. Lớn lên trong đói nghèo, chỉ mong muốn rất giản đơn gắng học để không thừa trong con mắt của xã hội.
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
Quả là khôn! (ST: Đạt)
Kể mãi không hết cái khôn của con người ta!!!
Đẩy hàng cũng giúp bọn trộm lấy cắp bánh xe. |
Mưa tuyết cũng chả lo. |
Ấm đun cà phê hỏng ư? Không sao... |
"Cái gạt nuớc xua đi nỗi nhớ" bị hỏng phần tự động... |
??? |
Quả dưa có thể thay bánh xe hỏng... |
Tuyển tập HV (6)
10. “Đồ án thiết kế nhà chung cư, với phương án tiết kiệm nhất” (K4).
Có lời giải như sau: "Nhà 5 tầng không cần lắp WC” với lý do :
Tầng 1 : cho nhà trẻ , vì các cháu khi đi đã có bô.
Tầng 2 : cho học sinh, sinh viên , vì chúng nó có gì ăn đâu mà ỉa.
Tầng 3 : cho công nhân, vì 8 giờ vàng ngọc, họ đã đi ở nhà máy rồi.
Tầng 4 : cho văn nghệ sĩ, vì họ toàn iả vào mồm nhau.
Tầng 5 : cho các ông to bà lớn , vì họ muốn ỉa vào đầu ai thì iả(!)
Nhặt nhạnh Tây Nguyên (Bantroik3)
Trên Bantroik3 có kí sự của anh Trần Trường Chiến với nhiều trăn trở.
Mời xem!!!
Mời xem!!!
Chuyện HN: Giọng "chuẩn" (ST: Đạt)
Có một em tuổi dậy thì, ở Hà Nội vừa dắt xe ra khỏi cửa thì vỏ xẹp lép do hết hơi. Dắt xe ra đầu đường, vừa trông thấy anh thợ sửa xe, cô nàng liền gọi to:
- Anh ơi, "bơm em phát"!
Anh thợ sửa xe nhìn rồi đáp:
- Non thế bơm cái gì?
Ðang vội nên cô gái nhanh nhẩu:
- Tối qua em vừa sờ rồi, chưa thủng đâu, cứ bơm đi!
Anh thợ sửa xe bèn lắc đầu:
- Thôi thì quay đít vào đây ....
- Anh ơi, "bơm em phát"!
Anh thợ sửa xe nhìn rồi đáp:
- Non thế bơm cái gì?
Ðang vội nên cô gái nhanh nhẩu:
- Tối qua em vừa sờ rồi, chưa thủng đâu, cứ bơm đi!
Anh thợ sửa xe bèn lắc đầu:
- Thôi thì quay đít vào đây ....
Mời đối !!! (Tiến "gù")
Hôm vừa rồi đi mừng “tân gia” một tay ở biên giới cùng với tôi ngày xưa. Nhà hắn ở “tựn” Thụận Thành-Bắc Ninh. Trước đó hàng năm tôi vẫn gặp hắn ở các cuộc hội ngộ chiến hữu đường biên. Nghe hắn kể có 6 đứa con gái. Hắn tâm sự: “Cay mũi lắm anh ạ ! Nơi làng quê này em mà không có con trai khi đi họp họ , họp làng toàn phải ngồi mâm dưới. - hắn khẳng định thêm- Thật đấy anh ạ , em không nói đùa đâu , vì thế dù đứa thứ 6 nhà em ở vào cái cảnh “em bú chị , cháu bú bà” mà em vẫn phải cắn răng chơi đấy, nhưng không ăn thua gì, lại... vẫn “thị mẹt”...".
Lòng can đảm (ST: QV)
Bài viết của Minh Thi (Lao Động Cuối tuần, Thứ sáu, 15/04/2011)
Nhớ ngày còn bé, cuốn sách gối đầu giường của lũ trẻ nhà chúng tôi là "Những tấm lòng cao cả" và "Không gia đình". Trong đó, hình ảnh chú bé đánh trống dũng cảm ngoài mặt trận, hay cậu bé vượt biển tìm mẹ, cùng chú bé Rémi làm cuộc phiêu lưu với chú chó Capi, chú khỉ đáng yêu..., tất cả là những ấn tượng đầu đời về lòng can đảm và hành động dấn thân vào đời sống đầy bất trắc mà không hề sợ hãi.
Chuyện HN: THANH, THIẾU NIÊN HỌC SINH HÀ NỘI TẬP VÕ (Tiến "gù")
Khi tôi 14-15 tuổi (khoảng 1961-1962. Tuổi “trống choai”) thì trong thanh thiếu niên Hà Nội đang có phong trào học Quyền Anh (boxing) và Judo. Hà Nội lúc đó có khá nhiều Câu Lạc Bộ Quyền Anh chính thống, ví dụ : Tầm cỡ lớn phải kể đến : CLB QA Quân đội , CLB QA TDTT Hà Nội , CLB QA ĐHBách Khoa Hà Nội , rồi đến cỡ nhỏ hơn như : CLB QABa Đình , CLB QAHai Bà Trưng , CLB QAHoàn Kiếm …
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
Ngày này tháng 4/1975: Ở Sơn Trà (KQ)
BT5 - Mời các bạn hưởng ứng viết về kỉ niệm 30/4/1975!
Sáng 30/4/1975, chúng tôi vượt đèo Hải Vân... Suốt chặng đường hành quân theo đoàn tiếp quản kỹ thuật viễn thông của ĐHKTQS vào Nam, mỗi lần vượt đèo là một lần có cảm giác lâng lâng khó tả. Sau những cú cua quắt tài nghệ của tài Thắng vượt cua tay aó, cua chữ A, mà lần này phải cả chục cây số mới lên tới đỉnh. Cả không gian trời, biển bao la bỗng vỡ òa ra trước mắt. Dưới kia là thành phố Đà Nẵng – thành phố lính với hàng vạn mái tole xám xịt chan hòa dưới nắng mai, từ nay không còn tiếng súng, tiếng bom.
Sáng 30/4/1975, chúng tôi vượt đèo Hải Vân... Suốt chặng đường hành quân theo đoàn tiếp quản kỹ thuật viễn thông của ĐHKTQS vào Nam, mỗi lần vượt đèo là một lần có cảm giác lâng lâng khó tả. Sau những cú cua quắt tài nghệ của tài Thắng vượt cua tay aó, cua chữ A, mà lần này phải cả chục cây số mới lên tới đỉnh. Cả không gian trời, biển bao la bỗng vỡ òa ra trước mắt. Dưới kia là thành phố Đà Nẵng – thành phố lính với hàng vạn mái tole xám xịt chan hòa dưới nắng mai, từ nay không còn tiếng súng, tiếng bom.
Hai kĩ sư trẻ (CH, KQ) cùng lính lão Hoàng Sơn (giữa). |
Cánh ĐHQS trên tảng đá lớn ở Sơn Trà. |
Con người ta khôn thật (ST: Đạt, tiếp)
Có sang nuớc chạy xe tay lái nghịch ũng NO vấn đề. |
Với mục đích kết cấu cần thiết, không bán! |
Máy định vị GPS hỏng ư? Chuyện nhỏ! |
Yên tâm đi! |
Ngay cả khi con tè... |
Tình yêu bao la... |
Về cụ Lý Ban (Kháng Chiến)
Vậy là Đảng, Nhà nước đã truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí Lý Ban, nguyên ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa III (1960-1976), Thứ trưởng bộ ngoại thương, Bí thư Đảng đoàn ngoại thương (1959-1978).
Bài học từ những đứa trẻ (Quang Việt k2)
Đang dừng ở ngã tư chờ đèn xanh, tôi thoáng nghe thấy giọng một đứa trẻ:" Đang đèn đỏ mà bố", rồi thấy một chiếc xe máy trên đó có hai bố con thằng bé lách lên và vượt ngã tư khi vẫn chưa có tín hiệu đèn xanh và trong khi xe cộ vẫn đang chạy tương đối đông trên tuyến cắt ngang.
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
Tin thêm về LS Vũ Kiên Cường k5
Qua Hữu Thành, tôi được thư của CCB E95, F325 Nguyễn Dũng (bạn chiến đấu F325 với LS Trịnh Thúc Doanh). Sau khi cung cấp thông tin 3 LS Trỗi từng là sinh viên ĐHBK HN: Ngô Ngời k3, Lê Minh Tân k3, Trịnh Thúc Doanh k5; đã nhận được thư trả lời với nội dung sau:
Xin chào anh Quốc,
Hôm qua tôi vừa gặp mẹ Mai và anh Dương nhà Doanh. Mẹ có nói phải gặp thằng Quốc thì hôm nay nhận được thư của anh. Xin anh địa chỉ, ĐT, email của các anh em trường Trỗi để tiện liên lạc.
Hiện tôi có ý định làm 1 tổng tập danh sách tất cả lính SV của các trường ĐH và được anh em ĐH Nông nghiệp, Thủy lợi, BK cũng như Quỹ MM T20 ủng hộ ý tưởng này.
Trong Danh sách LS trường Trỗi có LS Vũ Kiên Cường là SV ĐH Thủy lợi, thuộc C15 (ĐKZ-75) E95, F325 (ghi ngày hy sinh là 28/8/1972).
Theo CCB C15-E95 Hoàng Sâm (ĐT 052. 3840 143, hiện ở TP Đồng Hới, Quảng Bình, cùng là SV Thủy lợi) cho biết LS Vũ Kiên Cường hy sinh khu vực làng Xuân An, bờ Tây sông Thạch Hãn khi chi viện cho xuồng máy của ta tiếp viện cho Thành cổ.
Còn có LS Đỗ Tiến Tôn SV Thủy lợi, thuộc C15 (ĐKZ-75) E95-F325 (ghi ngày hy sinh là 27/8/1972).
Xin chào anh Quốc,
Hôm qua tôi vừa gặp mẹ Mai và anh Dương nhà Doanh. Mẹ có nói phải gặp thằng Quốc thì hôm nay nhận được thư của anh. Xin anh địa chỉ, ĐT, email của các anh em trường Trỗi để tiện liên lạc.
Hiện tôi có ý định làm 1 tổng tập danh sách tất cả lính SV của các trường ĐH và được anh em ĐH Nông nghiệp, Thủy lợi, BK cũng như Quỹ MM T20 ủng hộ ý tưởng này.
Trong Danh sách LS trường Trỗi có LS Vũ Kiên Cường là SV ĐH Thủy lợi, thuộc C15 (ĐKZ-75) E95, F325 (ghi ngày hy sinh là 28/8/1972).
Theo CCB C15-E95 Hoàng Sâm (ĐT 052. 3840 143, hiện ở TP Đồng Hới, Quảng Bình, cùng là SV Thủy lợi) cho biết LS Vũ Kiên Cường hy sinh khu vực làng Xuân An, bờ Tây sông Thạch Hãn khi chi viện cho xuồng máy của ta tiếp viện cho Thành cổ.
Còn có LS Đỗ Tiến Tôn SV Thủy lợi, thuộc C15 (ĐKZ-75) E95-F325 (ghi ngày hy sinh là 27/8/1972).
Truy tặng cụ Lý Ban huân chương HCM
Theo lịch, ngày 27/4/2011, Bộ Công thương sẽ trao tặng cho gia đình lão đ/c Lý Ban (nguyên ủy viên dự khuyết BCHTW khóa 3, nguyên Thứ trưởng - bí thư Đảng đoàn Bộ Ngoại thương) huân chương HCM. Quyết định này được Chủ tịch nước kí đã 1 năm, song do 1 số thay đổi trong chính sách điều chỉnh huân chương mà đến hôm nay mới chính thức trao tặng.
Cuối cùng thì lịch sử cũng đánh giá đúng công trạng của thế hệ đi trước. Tuy có muộn nhưng còn hơn không. Đây là tin vui với gia đình và nhiều sĩ quan BTTM, TCCT thời chống Pháp và cán bộ cũ của Bộ Ngoại thương.
Cuối cùng thì lịch sử cũng đánh giá đúng công trạng của thế hệ đi trước. Tuy có muộn nhưng còn hơn không. Đây là tin vui với gia đình và nhiều sĩ quan BTTM, TCCT thời chống Pháp và cán bộ cũ của Bộ Ngoại thương.
Lươm lặt vài câu chuyện (Tiến "gù")
“BUÔN” VỚI CHÁU
1-/ Hai ông cháu tôi ngồi xem tivi , chương trình đang giới thiệu một tiết mục múa balett . Đang chăm chú theo dõi , …
- Cháu : Ông ơi , chắc là cô này đút lót để được lên múa ba lê đấy ông ạ !
- Ông :... ? ? ? Chết chửa ! Sao cháu lại nói thế ?
- Cháu : Đấy , rõ ràng như thế kia còn gì !
- Ông : Rõ ràng là rõ ràng thế nào ? ? ?
- Cháu : Ông xem , vì cô ấy thấp quá không múa được nên khi múa cứ phải kiễng hết chân lên là gì !
- Ông : À …! ! ! ( Tôi chợt nghĩ , chẳng nhẽ bọn nhóc con này bây giờ chúng lại nghĩ về cái bệnh hoạn trong xã hội đến thế ư ? ? ? ) .
Vui vì đuợc điện thoại thầy (KQ)
Chiều qua đang ngồi trên máy thì nghe chuông điện thoại. Thấy số lạ:
- Dạ, chào...
- Thầy đây, thầy Thích đây.
- Chào thầy! Có phải thầy Nguyễn Đăng Thích dạy Sử có bộ râu quai nón xanh không? (Thầy không có giờ với k5 nhưng ấn tuợng mãi vì dù luôn cạo mặt nhẵn nhụi nhưng vẫn hiện dưới cằm thầy màu xanh xanh của bộ râu quai nón đẹp!)... Thầy đang ở đâu ạ?
- Ừ, mà em nhớ nhỉ! Thầy đang ở Trung Dã, Thái Nguyên. Đang đọc Tập 3 của các em đây. Hay lắm! Cảm ơn BBT nhé!
- Dạ, có gì đâu. Em đang trong SG, khi nào ra sẽ lên thăm thầy.
- Ừ, nhớ nhé! Dặn Tuấn Quảng k6 gửi ảnh chụp hôm Hội truờng 15/10/2010 cho thầy.
- Cho em gửi lời thăm cô và gia đình. Chào thầy ạ!
... Thật vui! Thế giới giờ phẳng thật!
- Dạ, chào...
- Thầy đây, thầy Thích đây.
- Chào thầy! Có phải thầy Nguyễn Đăng Thích dạy Sử có bộ râu quai nón xanh không? (Thầy không có giờ với k5 nhưng ấn tuợng mãi vì dù luôn cạo mặt nhẵn nhụi nhưng vẫn hiện dưới cằm thầy màu xanh xanh của bộ râu quai nón đẹp!)... Thầy đang ở đâu ạ?
- Ừ, mà em nhớ nhỉ! Thầy đang ở Trung Dã, Thái Nguyên. Đang đọc Tập 3 của các em đây. Hay lắm! Cảm ơn BBT nhé!
- Dạ, có gì đâu. Em đang trong SG, khi nào ra sẽ lên thăm thầy.
- Ừ, nhớ nhé! Dặn Tuấn Quảng k6 gửi ảnh chụp hôm Hội truờng 15/10/2010 cho thầy.
- Cho em gửi lời thăm cô và gia đình. Chào thầy ạ!
... Thật vui! Thế giới giờ phẳng thật!
Bằng chứng ngoại phạm (Hà Mèo)
Hồi những năm 70, sinh viên mình đi học ở nước ngoài bị cấm đoán đủ thứ. Nào là không được xem phim các nước tư bản, ra đường phải đi từ 2 người trở lên, không được đi làm kiếm tiền, không được mặc quần loe, để tóc dài … và đặc biệt là không được yêu, nhất là quan hệ với con gái nước ngoài là về nước ngay tức thì! Giám sát những chuyện này chính là các cán bộ đơn vị trưởng, bí thư chi đoàn, chi bộ. Tụi “nằm vùng” này mà theo dõi thì … khỏi có sai vào đâu.
Y học thường thức: Lương y trị khỏi u não (ST)
Theo Tri thức Trẻ (số 339 - 20/12/2010):
Chu Vân Sơn (thôn Lai Khánh, Lai Thượng, Thạch Thất, HN, ĐT: 01273137600) đau đầu đã 2 năm.
8/2/2010 quá đau, vào Viện 105 phát hiện u não. BV Việt Đức kết luận: u ác tính, phải phẫu thuật. Nhưng từ 11/6/2010 uống thuốc Nam của lương y Đào Kim Long (theo trường phái Kỳ môn y pháp) thì đỡ dần. Cuối năm 2010 khỏi, đi làm bình thường.
Địa chỉ thầy Đào Kim Long: số 7, ngách 7, ngõ 409 (cổng làng Thượng Thụy), đường An Dương Vương, Tây Hồ, HN.
Chu Vân Sơn (thôn Lai Khánh, Lai Thượng, Thạch Thất, HN, ĐT: 01273137600) đau đầu đã 2 năm.
8/2/2010 quá đau, vào Viện 105 phát hiện u não. BV Việt Đức kết luận: u ác tính, phải phẫu thuật. Nhưng từ 11/6/2010 uống thuốc Nam của lương y Đào Kim Long (theo trường phái Kỳ môn y pháp) thì đỡ dần. Cuối năm 2010 khỏi, đi làm bình thường.
Địa chỉ thầy Đào Kim Long: số 7, ngách 7, ngõ 409 (cổng làng Thượng Thụy), đường An Dương Vương, Tây Hồ, HN.
Vui đầu tuần: Ngộ nghĩnh??? (VNEx)
Trao đổi: Chuyện ông và cháu (ST: QV)
Bài viết của Nguyễn Đặng Tiến (Source: Tạp chí Cộng sản)
Tiếng là ông cháu mà mấy năm rồi mà chẳng gặp nhau. Cháu đi học nghiên cứu sinh ở thành phố khác, còn ông thì công tác ở trung ương nên công việc bận như thời đi chiến khu xưa... Mấy ngày nghỉ 30-4 và 1-5 ông cháu mới có dịp gặp nhau.
Tuyển tập HV (5)
CHƯƠNG II: GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
1. Nhập trường : Những ngày đầu, học viên từ các đơn vị về đều phải qua thời gian dự khóa, ôn thi vào Trường. Vì bỏ học đã lâu, nay xờ tới bút nghiên thấy mệt làm sao :
Đường vô đại học cao vời vợi
Mười thằng trông ngóng, chín thằng rơi
Con người ta khôn thật (ST: Đạt)
Khi dàn nghe trên xe bị hỏng... |
Đèn compact có yếu nhưng đã có cách... |
Cháy cầu chì ư? Xoẹt! |
Còn các bác nghiện có giải pháp làm lạnh thế nào thì... |
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011
30/4/1975 - bạn ở đâu, làm gì?
Theo đề nghị của 1 số bạn, chúng ta hãy cùng nhau kể lại kỉ niệm của 36 năm về trước khi giải phóng hoàn toàn miền Nam. BT5 mời anh chị và các bạn cùng tham gia!
Bài vở gửi về kienquoc.tr@gmail.com.
Xin cảm ơn!
Bài vở gửi về kienquoc.tr@gmail.com.
Xin cảm ơn!
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
Bóng đè (Huỳnh Văn Úc)
Đêm yên tĩnh. Mười giờ hơn, Trương Văn Nanh lên giường đi nằm. Đèn trong phòng đã tắt, chỉ còn ngọn đèn ngủ toả ánh sáng xanh dịu xuống tấm màn tuyn trắng toát. Vừa mới chợp mắt Trương Văn Nanh đã nghe đâu đây có tiếng hát văng vẳng:
Mưa sao rửa sạch máu đào, gió sao dập nổi lòng son sáng ngời
Tấm lòng hiệp nghĩa ngút trời
Mưa sao rửa sạch máu đào, gió sao dập nổi lòng son sáng ngời
Mọi nỗi oan sẽ được làm sáng tỏ.
Tấm lòng hiệp nghĩa ngút trời
Mưa sao rửa sạch máu đào, gió sao dập nổi lòng son sáng ngời
Mọi nỗi oan sẽ được làm sáng tỏ.
Tin bóng đá: CLB Những người bạn hòa 2-2 trước Hapro (PV Việt Khoai, HN)
Chiều qua 15 tháng 04, tại sân Nhà máy nước HN, CLB bạn bè đã giao lưu với đội Hapro. Theo thống nhất của “thường vụ” hai đội là khỏe mạnh, không huyết áp, có tuổi và công chức. 4g30 ra sân, đội ta chưa có ai, đội bạn có chị Long - ủy viên thường trực Công đoàn Hapro ngoài 50, nặng gần 80 đang điều hành đội bạn qua điện thoại. Chú Long (HV) nhận nhiệm vụ làm băng rôn: Hapro-Friends’ club THỂ THAO – THÂN THIỆN – PHÁT TRIỂN còn đang trên đường. Chủ sân cằn nhằn, chuẩn bị âm thanh.
Bốc phét tí (Bột)
Sờ nhè nhẹ ! Trong chuyến du lịch Tam Đảo tôi nghe lỏm được tại một khách sạn.
- Em làm giấy tờ cho anh để về thanh toán với cơ quan.
- Dạ vâng. Thế tên anh " nà " gì nào ?
- Lê Đức Linh.
- Em làm giấy tờ cho anh để về thanh toán với cơ quan.
- Dạ vâng. Thế tên anh " nà " gì nào ?
- Lê Đức Linh.
Cây xanh Hà Nội
Nhớ cách ít năm thấy bà con ở thị xã Quảng Bình kêu trời về chuyện trồng nhiều hoa sữa, đến mùa nồng nặc mùi hoa sữa, không chịu nổi. Nhiều người đòi đào đi. Thật là tội cho cây hoa sữa. Thế mới biết trồng cây ở đô thị có “luật” của nó.
Nhớ ngày xưa, xe cộ còn ít, bọn trẻ con khu gia binh 38 Trần Phú thuờng rủ nhau ra ngồi bệt ngay vỉa ba toa hè phố, dưới bóng mát của những cây sấu, ngắm xe cộ qua lại. Nào Châu “lé”, Đồng Tiến, Trung Việt, Toàn Thắng, nào Thắng Lợi, Linh "ngổ", Bá "de"…
Văn nghệ thứ bảy: Ngả mũ thán phục 'ông Tây' hát cải lương (ST: Đạt)
“Tây” giỏi tiếng Việt thì không hiếm, nhưng một ông Tây mê vọng cổ và có thể hát cải lương Nam bộ rất “nuột” thì quả là có một không hai. Ông Tây Berna, quốc tịch Đức, là người có niềm đam mê đặc biệt với loại hình nghệ thuật cải lương của Việt Nam. Giới thiệu đến bạn đọc một số tư liệu...
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011
DMĐ trên trang Bạn Trỗi của Cao
Blog của Cao có nhiều bài, ảnh về truờng Trỗi và "nờ sứt" DMĐ.
Con người ta quá thông minh 1 (ST: Đạt)
Đạt Hồ có bộ sưu tập cực hay về các "phát minh" của con người. Nay xin giới thiệu bài số 1.
Mời anh chị em cùng bình loạn!!!
Mời anh chị em cùng bình loạn!!!
Khi cơn ghiền đã lên thì mất mở chai chưa là cái đinh... |
Mất thìa húp cháo à? |
Dù beltpass hỏng cũng đã có cách! |
TV mới quá khổ? |
Báo cuối tuần sớm: Lại... chuyện Hà Lội
“BẮT CÁ BA TAY”(Tiến "gù')
Tôi có một thằng bạn tên là Dũng , hắn rất đẹp trai , nói là đẹp chắc chưa đúng , phải nói là hắn điển trai mới đúng , hắn có bộ mặt đầy nam tính , mũi cao và thẳng , nói không quá , trông hắn như một người Hy Lạp điển hình , hắn chơi thể thao nhiều nên người hắn cũng cao ráo , cân đối , đương nhiên là “các em” chết mê hắn . Mồm hắn cũng dẻo , chữ viết thì hơi xấu một tí ( đấy là so với tôi , chứ so với học sinh bây giờ thì không xấu ) . Hắn thân với tôi , nhà hắn gần nhà tôi nên hai thằng hay tâm sự với nhau , hắn yêu một lúc ba cô , cô nào cũng xinh .
Tuyển tập HV (4)
9. Sắp xếp nhân sự trong nhà trường :
Một hôm, đ/c Trần Bá Hợp Trưởng bộ môn Thông tin nhận quyết định của thủ trưởng nhà trường: “Nay điều động về khoa Cơ khí để cùng làm việc với đ/c ĐMG. “ với lý do: khoa Cơ khí còn thiếu đ/c Hợp cho đủ “bộ sậu":
“Cường - Dương - Giao - Hợp - Giang - Mai“
(Đ/c Vũ Tự Cường, đ/c Dương - Vũ khí; đ/c ĐMG - Khí tài quang học; đ/c Ngọc Giang (tự Giang mù) - Thủy lực và nữ đ/c Mai "kèn" - Tuyên huấn).
Chuyện HN: Quà Hà Nội (Tiến "gù" - tiếp)
2-/ Hàng rong :
Đi ăn với phụ huynh cũng thích , nhưng phải nghiêm túc , không được đùa nghịch , không được tự do gọi món , nên bọn trẻ ranh chúng tôi thường thích ăn quà của mấy người bán rong , hơn nữa khi “tự lập” nghĩa là chúng tôi được phát tiền , khi thì được phát “tuần” nhưng nếu thấy bọn tôi “chi bậy” là lập tức các vị huynh chuyển sang phát “ngày” , kiểu gì chúng tôi vẫn có “ngân khố riêng” ( gọi thế vì mùa hè chúng tôi thường lận tiền vào cạp quần đùi cho tiện việc “chi tiêu” )
Trao đổi: Thân phận công dân thế giới hạng hai (ST: QV)
Cuối năm 2006, suy nghĩ về thân phận công dân thế hạng hai là phản ứng đầu tiên trong tôi sau khi được nghe đài báo loan tin nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tôi hiểu, như thế là với bước đi này nước ta đã trở thành thành viên đầy đủ trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Tôi cũng hiểu, như thế là nước ta chấp nhận một cuộc đua tranh mới không ngang tài ngang sức trên thị trường thế giới. Tôi càng thấm thía những thách thức nhiều mặt bên trong bên ngoài đến từ cái nghèo và sự lạc hậu của đất nước. Khi tôi viết những dòng chữ này, thị trường tài chính thế giới đang tụt dốc, hàng chục tỷ USD, Euro, Yên… đang được cấp tốc bơm vào để mong chặn đứng cơn suy thoái này… Nếu lại xảy ra trận tsunami tiền tệ tài chính thế giới, nền kinh tế nước ta sẽ đứng ở đâu? có tai qua nạn khỏi được như năm 1997 không?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)