Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Nghe cụ bà Nguyễn Thị Nhung 78 tuổi hát (ST: KC)

Mời thưởng thức!

BÍ MẬT DỰ ÁN CHIẾN TRANH THỜI TIẾT CỦA MỸ Ở VIỆT NAM (ST: VD)

         Trong chiến tranh Việt Nam, bên cạnh bom đạn là những vũ khí sát thương trực tiếp, Mỹ còn sử dụng một vũ khí khác không kém phần nguy hiểm là “vũ khí thời tiết”.


Chiến tranh thời tiết.

             Vũ khí thời tiết là phương thức tác động vào sự biến đổi của thời tiết để tạo ra những kiểu thời tiết gây bất lợi cho các hoạt động của đối phương thậm chí là phá hủy cơ sở hạ tầng, tiêu diệt hệ sinh thái trong khu vực mà nó được sử dụng. Mượn bàn tay của thiên nhiên để tiêu diệt đối phương, nên thời tiết được liệt kê vào một dạng vũ khí khi nó được sử dụng cho mục đích chiến tranh. Kỹ thuật tác động vào môi trường để phục vụ cho các mục đích quân sự được phát minh bởi một nhà toán học người Mỹ John von Neumann vào cuối những năm 1940.
         Lúc đó ông Neumann nhận thấy rằng việc sử dụng kỹ thuật “gieo hạt vào đám mây” bằng tinh thể iốt bạc trộn lẫn với carbon dioxide có thể làm tăng sự ngưng tụ của hơi nước của các đám mây và gây mưa. Đỉnh điểm của công nghệ này được phát triển mạnh trong những năm chiến tranh lạnh và Việt Nam chính là nạn nhân đầu tiên của thứ vũ khí đáng sợ này.
          Vào cuối năm 1965 khi những nỗ lực nhằm ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ không đem lại kết quả mong muốn họ đã áp dụng một chiến lược vô cùng thâm hiểm là sử dụng thời tiết như một thứ vũ khí nhằm làm tê liệt tuyến đường chiến lược này.
         Quân đội Mỹ đã ứng dụng kỹ thuật của Neumann với mục đích kéo dài và làm trầm trọng thêm mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh đặc biệt là ở khu vực đi qua Lào. Chương trình được đặt mật danh là Dự án Popeye.

Bàn việc nghỉ hưu (ST: Phúc Học)

Mời đọc!

Bà ngoại thời @ (ST: KC)

Mời ngắm bà nhảy!

Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca - Đoàn Thạch Hãn (ST: VD)

       Khánh Ly hát hay, Khánh Ly nổi tiếng, nhưng cuộc đời thì sao? Câu trả lời là: Tài hoa cũng lắm, đa đoan cũng nhiều! Tài hoa thì do thiên phú. Còn đa đoan thì hầu như do Khánh Ly chọn lựa.
        Khánh Ly là nghệ danh được ghép từ tên của hai nhân vật lừng lẫy trong truyện "Đông Chu Liệt Quốc": Khánh Kỵ và Yêu Ly. Nhưng xem ra, cách sống và xử sự của Khánh Ly chẳng giống chút nào với hai con người khí khái này.
Trịnh và Khánh Ly.


        Chào đời tại Hà Nội vào năm đói Ất Dậu (1945), theo gia đình vào Sài Gòn từ nhỏ, tên cúng cơm của Khánh Ly là Nguyễn Thị Lệ Mai, bạn bè thương gọi là "Mai Đen". Được trời ban cho một chất giọng đặc biệt, 9 tuổi Khánh Ly đã bước lên sân khấu tham gia một cuộc thi ca hát với ca khúc "Ngây thơ", nhưng chẳng nhận được một thứ hạng đáng kể nào cả. Năm 1956, sau khi theo gia đình vào định cư tại Đà Lạt, Khánh Ly đã tham gia cuộc thi hát nhi đồng, do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức tại Sài Gòn. Với nhạc phẩm "Ngày trở về" của Phạm Duy, Khánh Ly đoạt được giải nhì. Mãi đến năm 1962, Khánh Ly mới thật sự bước vào đời ca hát chuyên nghiệp tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Chưa có tiếng tăm gì, khó cạnh tranh, chỉ một thời gian ngắn, Khánh Ly phải quay về Đà Lại hát cho một vài hộp đêm tại đó.

Tranh của nữ họa sĩ TQ Hồ Minh (ST: Quốc Việt)

Dưới đây là một số bức tranh sexy về nữ quân nhân Trung Quốc của nữ Nghệ sĩ Trung Quốc Hồ Minh. Trong xã hội khắt khe Trung Quốc, việc miêu tả sinh hoạt của nữ quân nhân thường là điều cấm kỵ, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ như các tranh của Hồ Minh. Cô là một nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng thế giới nhờ một phong cách độc đáo; các bức tranh của cô thường thu hút sự chú ý của nhiều người. Phụ nữ trong tranh của cô vừa sexy, vừa mạnh mẽ.

Thêm chú thích

Nhân đọc bài ''Quét chùa'' (Cường 98)

  Quét chùa thì cứ quét chùa
Sao còn tẩn ngẩn, vẩn vơ chuyện đời ?
  Hôm qua, hôm nọ... qua rồi
Hôm nay... bỏ hết, làm người quét sân
 Quét sân mà vẫn vướng vân...
Mình con nhà sãi chẳng sân... si gì ?...!
 Đời kia còn lắm thị phi
Muốn cho rảnh óc... thì đi quét chùa !...?