Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Bài thơ "Đất nước mình ngộ quá, phải không anh?".

Mấy ngày hôm nay trên mạng xã hội facebook xuất hiện bài thơ “đất nước mình ngộ quá phải không anh”, bài thơ này rất nhanh chóng lan nhanh trên facebook.
Hãy để bãi biển Việt Nam mãi đẹp thế này. Ảnh internet
Hãy để bãi biển Việt Nam mãi đẹp thế này. Ảnh internet
Sau đây là nội dung toàn bài thơ, nói lên nỗi lòng của một người Việt đối với đất nước mình:
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THỊ LAM (Hà Tĩnh)
Tác giả Trần Thị Lam là một giáo viên dạy văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.
Sau bài bài thơ này được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội thì công an đã mời cô Lam lên làm việc và sách nhiễu, facebook của cô giáo bị đóng, khả năng cô sẽ bị khởi tố hình sự.
Cập nhật tình hình cô giáo Lam (chiều ngày 28/4)
Sau khi bài thơ “đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam được phổ biến trên mạng, ngày 27/4 công an đã triệu tập cô Lam về công an phường làm việc và yêu cầu cô giáo phải xóa bài thơ này, facebook của cô cũng bị xóa, nhà trường cũng xem xét hình thức kỷ luật với cô giáo, nhiều người thân lo lắng cô có thể bị khởi tố hình sự vì bài thơ này.
Đến hôm nay (28/4) khi tin cô giáo phải làm việc với công an lan khắp nơi, trước sự phản ứng của cộng đồng mạng, nhà trường chỉ dứng ở mức cảnh cáo cô giáo nhưng chưa dám kỷ luật.
Đến trưa hôm nay facebook cô giáo Lam đã hoạt động trở lại https://www.facebook.com/an.nhu.775

Cách nghe nhạc cổ điển








Hầu như ai cũng có thể đến với nhạc cổ điển nếu “kiên trì” thực hiện lời khuyên của những người đam mê loại hình nghệ thuật này.


Gọi tên cảm xúc


Vì tiêu đề hay ca từ trong các nhạc phẩm cổ điển ít khi nói lên điều gì hữu ích nên người nghe cần phải xác định được cảm xúc mà đoạn nhạc đang miêu tả. Khi nghe, bạn hãy tự hỏi mình: Bản nhạc này nói về cái gì? Nó rộn rã tiếng cười hay tràn ngập niềm khắc khoải, nỗi hoài cổ thiết tha, sự cay đắng, hay cơn cuồng nộ? Tôi luôn cố gắng tìm ra một từ để đặt tên cho cảm xúc đó. Tôi thích chất hài hước của Prokofiev và chất bi kịch trong tác phẩm Winterreise của Schubert. Về những cảm xúc hướng nội, chưa có bản nào vượt qua bản ballade số 4 của Chopin.


Cuộc sống ở nơi hạnh phúc quan trọng hơn tiền bạc

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am

Không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am...

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,… Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó. 

Cho nên có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại “mọc” lên ở đó,…


Vì vậy, chúng tôi đã biên tập bài viết này để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Cha tôi - nhà thơ Nguyễn Bính: Giày cỏ gươm cùn ta đi đây

'Tiếng lành đồn xa', các anh trai làng quanh vùng muốn tìm hiểu hay muốn thổ lộ tâm tình với các cô 'hàng xóm' mà các chàng đã phải lòng hay thất vọng vì người yêu quay lưng, đều tìm đến nhờ 'cậu Bính nghĩ hộ cho bức thư tình'.


Inline image 1
Nguyễn Bính (bìa trái) cùng gia đình nhà thơ Đông Hồ - Mộng Tuyết tại Hà Tiên (1944) - Ảnh: Tư liệu gia đình


Cha tôi không từ chối một ai vì ông nghĩ rằng việc mình làm là bắc nhịp cầu nhân duyên giúp cho đôi lứa yêu nhau nên vợ nên chồng. Có một chàng trai đi Hội Phủ Giầy đang trong tình trạng thất tình nghe tiếng cha tôi cũng tìm đến nhờ ông làm hộ bài thơ, có lẽ nhờ thế mà cha tôi có Bài thơ tình làm hộ sau này.

Thành tích hủy hoại mội trường của Formosa trên thế giới

Mời đọc!

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Toàn văn bài phát biểu gây chấn động của thủ tướng Bhutan

Mời cùng nghe!








70 năm ra đời kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ": Trẻ mãi một nàng tố nữ

Theo ghi nhận của các chuyên gia thì ở kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ", với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, Tô Ngọc Vân đã tạo cho thị giác người xem chuyển dịch theo một vòng khép kín, khiến gương mặt thiếu nữ ghé vào bông hoa trở thành điểm nhấn nổi bật, thành trung tâm của bức tranh. Kết hợp với cách sử dụng màu điêu luyện, đặc biệt là màu trắng, Tô Ngọc Vân đã dựng lên một hình ảnh thiếu nữ mơ mộng và đài các...

Inline image 2

Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1908 - 1954) thuộc lớp sinh viên đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1926 - 1931) và thuộc nhóm liệt sĩ cuối cùng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (sau chiến thắng Điện Biên Phủ 40 ngày và trước ngày ký hiệp định Geneve chỉ hơn một tháng). Tài năng của Tô Ngọc Vân được đánh giá cao ngay từ thời thuộc Pháp, mà ví dụ tiêu biểu là việc ông đoạt Huy chương Vàng ở triển lãm thuộc địa Paris năm 1931. Sau Cách mạng Tháng Tám, uy tín của ông càng lên cao với việc ông được chính thể mới tin tưởng giao nhiệm vụ làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam. Đến nay, họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.



Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

5 LÝ DO ĐỂ BẠN KHÔNG NÊN DU HỌC ĐỨC!


Inline image 1
Nước Đức thuộc top 3 những nước yêu thích nhất được các sinh viên quốc tế chọn làm điểm đến khi du học. Theo học tại các trường đại học Đức có đến hơn 12% sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không khuyên bạn đến du học tại Đức vì những lý do sau đây:

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Du học, không đơn giản chỉ là xách vali lên và đi


Đã bao giờ bạn tính đến, hay chí ít là nghĩ đến những khó khăn mình sẽ gặp phải trước khi lên đường đi du học?

Inline image 1
Cách đây không lâu, tôi tình cờ đọc được một bài chia sẻ của một em du học sinh. Em kể về những khó khó khăn mà em – một cô gái 19 tuổi mới rời khỏi gia đình đã phải gánh trên vai.

Dự kiến kịch bản KỈ NIỆM 70 NĂM KHÓA 1 VÕ BỊ TRẦN QUỐC TUẤN ĐÓN NHẬN CỜ 'TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN' DO BÁC TRAO TRONG NGÀY KHAI GIẢNG 26/5/1946

TRỞ VỀ NGUỒN
Sáng ngày 26/5/2016, tại Bia kỉ niệm sự kiện (sân bay Tông, Tx Sơn Tây) sẽ diễn ra lễ thắp hương tưởng nhớ. Ban tổ chức đã mời các nhân chứng sống của sự kiện cách đây 70 năm: các lão tướng Đặng Văn Việt, Nguyễn Văn Bồng, Đỗ Hạp - 3 thầy trò của Khóa 1, cùng đại diện gia đình các yếu nhân tham gia xây dựng nhà trường và tháp tùng Bác ngày khai giảng (Chủ tịch Quân ủy hội Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Anh, Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu, Cục trưởng Quân huấn Phan Phác...), gia đình Giám đốc Hoàng Đạo Thúy, Phó giám đốc Chính trị ủy viên Trần Tử Bình, các thầy Vương Thừa Vũ, Vũ Lập...
Ban tổ chức cũng mời thầy trò Đại học Trần Quốc Tuấn (Lục quân 1) cũng có mặt tham dự.
Sau đó, đoàn quay về thăm Nhà truyền thống và tiếp xúc với thế hệ học viên sĩ quan trẻ Lục quân.
HỌP MẶT 70 NĂM
Buổi họp mặt truyền thống của hơn chục lão tướng còn sống (trên tổng số 300) là thầy trò cùng gia đình Khóa 1 Võ bị được tổ chức vào sáng thứ bảy, 28/5/2016, tại Bảo tàng PKKQ (đường Trường Chinh, HN) từ 8g30.
Mở đầu bằng chương trình Văn nghệ chào mừng với các ca khúc cách mạng do các nghệ sĩ tên tuổi (Dương Minh Đức, Quang Thọ, Quang Huy...) thực hiện.
Sau đó là giao lưu giữa các thế hệ, ôn lại kỉ niệm xưa.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Đừng để con chúng ta mất trí nhớ tập thể


"Tôi đau xót thấy môn sử đang bị đẩy vào ngõ cụt và có nguy cơ không còn tồn tại trong chương trình giáo dục phổ thông (vì chắc chắn không còn học sinh chọn học môn này..."; "Mong các nhà chiến lược giáo dục quan tâm trả lại vị trí vốn có của ngành sử trong hệ thống giáo dục phổ thông...", GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trả lời phỏng vấn báo VNN - Tuần Việt Nam như vậy. 
    Thật may, trên chuyến hành trình từ Hà Nội vào tới Đà Lạt, nhà báo Đoàn Công Lê Huy lại hội ngộ Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc. Cùng một suy nghĩ, cùng một trăn trở, họ đã trò chuyện với nhau thật nhiều về việc làm sao để các con yêu và hiểu về lịch sử dân tộc.

    Thi trượt vẫn phải học

    Có một câu chuyện khá nổi tiếng về Thomas Alva Edison, nhà phát minh vĩ đại đã sáng chế ra bóng đèn điện. Chuyện kể về một buổi tiếp kiến tổng thống Hayes tại Nhà trắng, khi được hỏi rằng “chẳng hay ngài Edison đây đã tốt nghiệp kỹ sư ở trong nước hay châu Âu”, ông đã đưa ra tấm bằng tốt nghiệp duy nhất của mình.
    Đó là một mẩu giấy nhỏ trong đó viết: “Trò Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là ông nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì có đi học cũng không làm nên trò trống gì”. Mẩu giấy ấy được hiệu trưởng trường tiểu học của Edison viết. Cậu bé Thomas đã bị đuổi chỉ sau 3 tháng đi học vì hay hỏi những câu thiểu năng theo kiểu “liệu có cho tiếng nói vào trong cái hộp được không” (tất nhiên là cho đến khi chính Edison phát minh ra máy thu âm thì cho thế quái nào được), hoặc là làm thí nghiệm gây khói mù mịt cả trường.

    Thomas Edison từng bị đuổi học vì hay nói những câu khác người. (Ảnh: Funnyfacebookstatus)


    Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

    Du học: Một chút tản mạn

    Du học, chỉ thấy laptop là người bạn tri kỉ nhất; là người tình chung thủy nhất mà mình từng thấy…

    Du học có nghĩa là book một chiếc vé máy bay, lỉnh kỉnh đồ đạc, sang một đất nước mới và mọi thứ bắt đầu mới toanh, đầy lạ lẫm. Thế là bắt đầu cuộc sống du học xa nhà.
    Du học có nghĩa là bỏ mặc Việt Nam lại sau lưng. Cánh cửa phòng chờ đóng sầm lại, bố mẹ nước mắt dàn dụa, mấy đứa em vẫy vẫy cánh tay nhỏ xíu rồi mờ nhòe dần như sương khói. Hóa ra mình đang khóc.

    Ảnh minh hoạ 


    Cao Tư lệnh và Ngày giải phóng miền Nam

    Mời vào đây!

    Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

    Cách dạy con kỳ lạ của người Đức: Vui chơi là chính, học chỉ là phụ!


    Cha mẹ Đức quan tâm tới sự độc lập và tinh thần trách nhiệm ở con cái mình. Khi chơi ở công viên, họ không quan tâm tới việc những đứa trẻ đang làm gì bởi họ tin tưởng ở chúng. Họ đề cao phương pháp nuôi dạy con “không giới hạn”.
    Inline image 1
    Nhiều bậc cha mẹ trên thế giới có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi biết thói quen dạy con của người Đức qua lời kể của một người mẹ Mỹ dưới đây.
    Lần đầu tiên khi tới một sân chơi ở Berlin, tôi đã thật sự ngỡ ngàng. Tất cả các bậc phụ huynh khi đó đều đứng chụm lại cùng nhau, uống cà phê mà không hề quan tâm tới những đứa trẻ đang chơi đùa trên một con rồng gỗ cao tới hơn 6m.
    Tôi đã sợ hãi và la hét. Nhưng thật kỳ lạ, cả những đứa trẻ và cha mẹ chúng đều không mảy may đoái hoài.

    Mất 3 tiêm kích Su-27 cùng phi công tài hoa, người Nga sốc nặng!

    Inline image 1

    Chợt tỉnh, kéo gấp cần lái đưa máy bay vọt lên cao, đồng thời phát khẩu lệnh: "Tản ra, nâng độ cao gấp lên.... !". Nhưng chậm mất rồi, 3 chiếc Su-27 đã đâm vào núi!
    Cũng như người Việt, người Mỹ và người Nga chẳng lạ gì không vực núi Chúa, Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hoà của Việt Nam. Địa danh Cam Ranh đã nhiều người biết.
    Nhưng vụ tai nạn hy hữu ngày 12-12-1995, làm rơi đến 3 chiếc máy bay đắt tiền Su-27 của Không quân Nga, khiến Cam Ranh in đậm hơn trong nỗi xót xa của bè bạn và gia đình các phi công, thuộc nhóm bay biểu diễn "Hiệp sỹ Nga" nổi tiếng.

    Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

    Mẹ Việt ơi, sao cứ tự đày đọa thế?


    “Chỉ khi chính bản thân tôi cảm thấy tự do và hạnh phúc thì tôi mới có thể mang tự do và hạnh phúc tới cho con mình!”
     nhà báo Thu Hà (mẹ Xu-Sim).

    Tôi là một bà mẹ, cũng như hàng triệu bà mẹ khác, tôi luôn mong muốn dành những thứ tốt nhất cho con mình.
    Ngày xưa, tôi sẵn sàng đi chợ thật sớm, mướt mải để tìm mua cho được khúc cá ngon nhất, lùng sục trên mạng cả buổi để tìm hiểu về những loại sữa, sữa chua, váng sữa tốt nhất, sẵn sàng làm những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất một cách công phu cho con. Tôi cũng không quản khó khăn để tìm trường tốt, lớp tốt cho con học.
    Bạn bè tôi cũng thế. Tôi có người bạn cũng mới sinh em bé, nước rửa bình sữa cho con là loại chuyên dụng nhập khẩu; quần áo con giặt riêng trong chiếc máy giặt mini bằng loại bột giặt đồ dành cho trẻ em; nước xả vải cũng là loại riêng dành cho trẻ em. Tất cả bao quanh bé là những đồ dùng tốt nhất, còn ba mẹ thì sao cũng đươc. Thậm chí, tắm cho con cũng phải bằng nước uống tinh khiết thùng 20l, hoặc nếu hôm nào không đi mua được thì phải là nước sôi để nguội vừa âm ấm.
    Dạy con, tự lập, Mẹ Việt, Gia đình, Du học, Tư duy độc lập, Giáo dục
    "Càng bao bọc, con mình càng yếu đuối, càng vụng dại."

    Thẩn: Chuyện sợ vợ


    “Nằm chung thì bảo... chật giường

    Nằm riêng lại bảo... tơ vương em nào

    Lãng mạn thì bảo... tào lao

    Đứng đắn lại bảo... người sao hững hờ

    Khù khờ thì bảo... giai tơ

    Khôn lanh thì bảo... hái mơ bao lần.”


    Bài phát biểu của Bill Gates tại đại học Harvard


    Hiiii

    Bố kiểm tra sổ liên lạc của con và thấy tấm ảnh của mình kẹp trong đó. Bố liền hỏi:
    - Ai thế này?
    - Ảnh bố chứ còn ai nữa! Con trả lời
    - Sao nó lại ở đây?
    - Vì cô giáo bảo cô ấy muốn biết "thằng ngu nào" đã làm bài hộ con.

    Truyện vui 3 cường quốc

    Bác Mỹ, bác Ăng-lê và bác Nga cùng khoe là bắt mèo ăn mù tạt. 
    Bác Mỹ tóm chú mèo rồi tống mù tạt vào mồm nó.
    - Thật bạo lực! – bác Nga phản đối.
    Bác Ăng-lê phết mù tạt vào giữa 2 miếng giò và chú mèo chén sạch.
    - Lừa đảo! – bác Nga lại phản đối.
    Đến lượt mình, bác trát mù tạt vào chỗ dưới đuôi mèo, chú mèo rú lên liếm lấy liếm để.
    - Thấy chưa, - bác Nga bảo – không những tự nguyện và còn vừa làm vừa hát nữa nhé!


    Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

    Truyện cười Nga


    Hai người gặp nhau:
    - Chuyến đi nước Anh của cậu thế nào?
    - Tuyệt!
    - Không khó khăn gì với ngoại ngữ chứ?
    - Với tớ thì không. Với người Anh thì có đấy.



    Ngoài chợ bà già bán táo, giữa đống táo có biển “ Táo Tréc-nô-bưn”.
    Một quý ông sáng suốt nào đấy đi qua , nhắc nhẹ:
    -Này cụ già, có lẽ chẳng ai dám mua táo của cụ đâu.
      Cụ đặt tấm biển ấy làm gì cơ chứ?
    - Tại sao không mua?- Mua quá đi ấy chứ! Người thì mua cho vợ, kẻ thì cho mẹ vợ….


    Tớ nghe nói cậu lại muốn quay lại với chồng...
    - Ừ, tớ không thể chịu nổi cảnh đồ chết tiệt đó lại sống thoải mái được.


    Bố hỏi con trai:
    - Hôm nay con học những gì?
    - Trong môn Hóa học chúng con nghiên cứu chất nổ.
    - Thế ngày mai các con sẽ làm gì ở trường?
    - Bố, còn trường nào nữa?


    So sánh Mỹ - Việt (ST: Gs Phạm)

    So sánh cực vui nhưng cực đau giữa người Việt và người Mỹ

    Nhà văn NGUYỄN QUANG THIỀU - Đồ họa: Mạnh Quân Theo Trí Thức Trẻ • 4 giờ trước

    Mời vào đây!


    Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

    1 năm ngày mất Lý Quang Diệu: 10 triết lý dạy con của ông


    Nhân 1 năm ngày mất của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (23/3/2015 -23/3/2016), xin gửi đến bạn đọc 10 bài học bổ ích trong việc dạy dỗ con cái, được đúc kết từ hồi ức của các con ông Lý Quang Diệu.

    Inline image 1
    Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu có cuộc sống gia đình viên mãn. Ông kết hôn với bà Kha Ngọc Chi và có 3 người con. Con trai cả Lý Hiển Long hiện là thủ tướng Singapore trong khi người con trai thứ 2 là Lý Hiển Dương là một doanh nhân thành đạt. Con gái Lý Vỹ Linh của ông Lý Quang Diệu cũng là một bác sĩ tài năng và tâm huyết. Vậy đâu là bí quyết nuôi dạy con của ông Lý?

    ĐỐI NHÂN XỬ THẾ TỪ NHỮNG ĐIỀU ĐƠN GIẢN NHẤT.

    01. Đổ xăng sau khi mượn xe của người khác là cách tốt nhất để cảm ơn.
    02. Khi bạn được người khác nấu ăn cho, hãy cảm ơn bằng việc rửa bát.
    03. Không hút thuốc khi ai đó ở quanh bạn cảm thấy khó chịu.
    04. Luôn để miếng cuối cùng cho người mua đồ ăn.
    05. Nếu ngủ qua đêm tại nhà ai đó, hãy dọn giường trước khi đi.
    06. Khi mượn đồ ai thì nhớ trả.
    07. Nếu xem video hoặc chơi game ở nơi công cộng, hãy vặn nhỏ tiếng hoặc đeo tai nghe.
    08. Khi được ai mua cho đồ ăn hoặc cà phê, hãy cố đáp lại trong 1 tuần.
    09. Không bật loa ngoài khi nói chuyện điện thoại.
    10. Đừng cãi nhau ở nơi công cộng để tránh làm phiền người khác.

    11. Khi mượn máy tính của ai đó, không truy cập tài liệu riêng tư của họ.
    12. Khi có cuộc gọi nhỡ, hãy gọi và nhắn tin lại ngay khi có thể.
    13. Khi vay tiền ai, hãy cố gắng trả lại càng sớm càng tốt, cho dù đó là số tiền nhỏ.







    Những bài văn bất hủ của học trò




    Đề: Tả về gia đình em. Nhà em có 3 người, em thì đi học, mẹ em thì làm ruộng, còn bố em làm bộ đội ngoài đảo xa và bán điện thoại di động.


    Đề: Tả cảnh Hồ Gươm.Tháp Rùa trông như cái nhà hoang, cầu Thê Húc uốn cong trông như con tôm luộc.



    Đề: Tả con gà trống Nhà em có nuôi một con gà trống trông rất hùng dũng. Đầu nó tròn như trái ổi, cái mỏ nhọn như ngòi bút mực và cái mào đỏ nhấp nhô như sóng biển. Em rất yêu quý chú gà trống vì hàng ngày nó đẻ trứng cho ba mẹ và em ăn để tăng cường sức khoẻ.

    Đề: Tả đêm giao thừa Tết năm nào cũng vậy, cứ đêm 30 Tết cả nhà em quây quần bên nồi bánh chưng, vừa uống nước chè vừa ngắm trăng.

    Đề: Tả con mèo Nhà em không nuôi mèo nhưng em thấy mẹ em bảo bố em có một con mèo nhí, nếu mẹ bắt được con mèo nhí đó thì mẹ sẽ cắt cụt đuôi.


    Đề: Tả cây chuối. Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.


    Đề: Tả ông nội. Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?


    Đề: Tả con gà trống (của một học sinh thành phố). Nhà em có một con gà trống. Trông nó rất đẹp. Toàn thân nó phủ một màu vàng. Nó chẳng biết gáy cũng chẳng biết làm gì. Miệng nó thường ngậm một bông hoa hồng. Mẹ em thường đặt nó trên bàn thờ để thắp hương cúng cụ.

    Lượm lặt



    Cô gái: “Thiền sư, sao chồng con lại đi ngoại tình, trong khi con hết mực yêu chiều chăm sóc anh ấy.”
    Thiền sư: “Trước tiên con ăn cái bánh này đi.”
    Cô gái ăn xong, Thiền sư hỏi: “Ngon không?”
    - “Có ạ.”
    - “Muốn ăn nữa không?”
    - “Có ạ.”
    - “Bây giờ con hiểu lý do rồi chứ?”

    Cô gái gật gù đáp: “Vâng ạ, lòng người tham lam, không có giới hạn.”

    Thiền sư vội lắc đầu: “Không không, do con béo quá rồi đó.”

    Note: Bạn không thể thay đổi người khác, thứ duy nhất bạn có thể thay đổi đó là CHÍNH MÌNH.



    Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

    Nhậu ở Việt Nam trong mắt nhà báo nước ngoài


    Một trong những phát biểu gây sốc nhất của HLV người Nhật Toshiya Miura có lẽ không phải là về bóng đá mà về... chuyện ăn nhậu ở Việt Nam: “Trong bữa trưa, tất cả mọi người đều uống bia. Uống bia thực sự đấy”.

    Ai cũng biết văn hóa Việt Nam gắn bó với rượu bia như thế nào, nhiều người quan niệm "nam vô tửu như kỳ vô phong" hay "vô tửu bất thành lễ". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để rượu bia không hủy hoại sức khỏe, tính mạng và cả văn hóa của người Việt chúng ta.
    Hãng tin AFP có một bài viết về chuyện nhậu ở Việt Nam,xin giới thiệu cùng độc giả.

    DANH NGÔN CUỘC SỐNG




    01. Chỉ có bố mẹ mới yêu mình vô điều kiện, những người khác có điều kiện mới yêu mình.
    02. Còn trẻ đừng có suốt ngày thức đêm.

    03. Càng học giỏi thì càng đỡ phải cầu cạnh người khác.

    Họp mặt truyền thống Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam

    Mời đọc!

    Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

    PHẠM QUỲNH MỘT LÒNG YÊU NƯỚC... (Vũ Thế Khôi)

    Sau khi về cơ bản đã bình định được Việt Nam, lại phải tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp cho “mẫu quốc” bị kiệt quệ sau cuộc đại chiến 1914 - 1918, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc “khai thác thuộc địa lần thứ hai”. Họ phát triển thêm giao thông đường sắt, đường thủy và đường bộ, triệt để khai khoáng và xây dựng một số ngành công nghiệp nhẹ thu lợi nhanh như tơ lụa, chế biến gỗ…, lập nhiều đồn điền, đặc biệt là các đồn điền cao su. Về mặt chính trị, chính quyền thực dân, chí ít là số người có đầu óc, cũng hiểu ra rằng: không thể cai trị theo lối cũ. Song song với việc dùng bạo lực đàn áp, Albert Sarraut (toàn quyền Đông Dương 1911 - 1914, 1917 - 1919) chủ trương “khai hoá”, “chinh phục bằng văn hoá”. Họ cho bầu Hội đồng dân biểu, đặt ra một Nha học chính Đông Dương thuộc phủ Toàn quyền và bộ Học ở triều đình Huế, thành lập Hội đồng cải lương học chính bản xứ. Dưới áp lực của phong trào Duy tân họ chấp nhận vào Ban tu thư sách giáo khoa một số quan lại người Việt có tư tưởng canh tân như cử nhân Hoàng Đạo Thành (thân phụ của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy), tiến sĩ Tổng đốc Đỗ Văn Tâm (đồng học của Lương Văn Can), phó bảng Tuần phủ Đoàn Triển (người đề xuất chương trình giáo dục tân học và tự xây tư thục tân học ở làng Tả Thanh Oai quê ông năm 1906, trước cả Đông kinh nghĩa thục). Cuối cùng, họ đã thực sự tiến hành cải cách giáo dục, đáp ứng phần nào những yêu cầu do các nhà Nho duy tân đề xuất như: dùng tiếng Việt và chữ quốc ngữ ở cấp sơ học  (3 năm đầu của bậc tiểu học), duy trì việc dạy chữ Hán song song với Pháp ngữ, đưa sử địa Việt Nam vào chương trình giáo dục…

    RANH NGÔN

    Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao để Google biết đến và đừng để Youtube phát hiện…

     - NGƯỜI VĨ ĐẠI CÓ PHẢI QUỲ GỐI XUỐNG VẪN CAO CHÓT VÓT...
    * Kẻ ngốc thường khôn ngoan không đúng tuổi.
    * Đôi khi lên đến trần của mình rồi, ta mới buồn bã nhận ra rằng, đó chỉ là sàn của ai đấy khác.

    Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

    PHẠM QUỲNH MỘT LÒNG YÊU NƯỚC VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ (Vũ Thế Khôi)

                Cách nay ngót thế kỷ, chính xác là 94 năm, và trước Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh 32 năm, đã có một Tuyên ngôn tự chủ Văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày 22 - 7 - 1922, đứng trước Ban khoa học Luân lý và Chính trị của Viện Hàn lâm “mẫu quốc” Đại Pháp, một thanh niên nước Việt Nam còn trong vòng nô lệ, cố ý mặc quốc phục áo the đen và đóng khăn xếp, dõng dạc tuyên bố với các quan Hàn lâm Đại Pháp bằng thứ tiếng Pháp lưu loát và trang nhã: “Dân nước Nam không thể coi là tờ giấy trắng mà là một cuốn sách cổ kín đặc những hàng chữ viết bằng thứ mực không phai và không thể tẩy xóa trải qua bao thế kỷ… Cuốn sách cổ ấy, chỉ có thể đóng lại theo kiểu mới, trình bày hợp thời mới hơn, chứ đừng hòng đem một thứ chữ xa lạ viết đè lên những dòng chữ từ ngàn xưa”.
                Người thanh niên đó là ký giả Phạm Quỳnh (1893 - 1945).





    Thơ vui về thực trạng sinh viên ra trường


    Đầu đường Xây dựng bơm xe
    Cuối đường Kinh tế bán chè đỗ đen
    Ngoại thương mời khách ăn kem
    Cạnh anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
    Ngân hàng ngồi dập đô la
    In giấy vàng mã, sống qua từng ngày


    Ảnh vui


    Inline image 1
    Văn võ song toàn