Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Giai thoại văn nghệ (ST: Đỗ Quang Việt k2)


          Tôi đọc được ở tạp chí Văn nghệ Quân đội số ra lâu lắm rồi một giai thoại văn nghệ hay hay mà chắc nhiều người đã đọc, nhưng cũng còn nhiều người chưa biết :
Một hôm, cụ Văn Cao (tác giả ca khúc Tiến quân ca – Quốc ca của chúng ta) ngồi uống rượu với cụ Nguyễn Tuân (một cây đại thụ trong làng văn học Việt nam) trong một nhà hàng trên phố Hàng Buồm. Hai cụ đang hàn huyên chén thù chén tạc thì có một toán thực khách bước vào ngồi ở cái bàn cách đó không xa. 
Câu chuyện của họ làm hai cụ phải chú ý lắng nghe. Trong toán thực khách kia có một người luống tuổi đeo kính, số còn lại ở tuổi thanh niên. Người đàn ông nọ kể cho mọi người nghe về hoàn cảnh ra đời và quá trình sáng tác Quốc ca. Trong câu chuyện, ông ta tự nhận mình là nhạc sĩ Văn Cao. Ông ta kể:” Tôi đã thế này...Tôi đã thế kia... để cho ra đời được ca khúc bất hủ đó”. 
Hai cụ tròn mắt nhìn nhau, rồi cụ Văn Cao không chịu được, đứng dậy, đi về phía toán khách nọ và bảo với người kể chuyện: "Này anh, tôi mới là Văn Cao chứ!”. Người đàn ông kia dương mục kỉnh nhìn  cụ Văn Cao một thoáng rồi cười khẩy. Cả bọn cũng phá lên cười, coi cụ Văn Cao  như một ông già lẩn thẩn.  
Sau đó ông ta lại tiếp tục say sưa “bốc phét” với cả bọn như không có chuyện gì xảy ra. Chẳng làm gì được họ, cụ Văn Cao lại về bàn mình ngồi với cụ Nguyễn Tuân để xem người kia còn “bốc phét” những gì. Lát sau, toán khách kia ra về.
Trước khi ra, người đàn ông mạo nhận kia còn quay lại phía hai cụ, cúi đầu chào: "Xin chào ông Văn Cáo” . Cụ Văn Cao giận lắm, song cụ Nguyễn Tuân đã an ủi bạn: "Thôi ông ạ, trong cuộc thi quốc tế xem ai giống hề Saclơ Saplin nhất thì chính Saclơ Saplin chỉ giành được giải nhì thôi mà”.   

Họp mặt 45 năm k5 HN

Sáng trời âm u. Đến 10g bỗng mưa, lạnh, gió mùa về. Lo anh em chưa đến. Nhưng phi xe đến 23 Nguyễn Đình Chiểu đã thấy đầy cả 2 dãy bàn. "3 ả Tố Nga" (Mẫn, Xuyên, Hoa) đến từ khi nhà hàng chưa mở cửa.
Quân số k5: 44 đ/c về dự. Từ SG có Phan Nam, Kiến Quốc.
Về khách: K2 có bác Mạnh Thanh, Chu Kì Minh; K3: Bế Ngọc, Lữ Thái, DMĐ; K4: Cát Thịnh, Vân Hùng, Minh Thái, Đại Cương; K9 có em Thuý.  
Tạ Sơn đang ở HN đuợc mời đến dự. Thế quái nào lại gặp 1 lô bạn k5 cùng học từ hồi vỡ lòng: Mạnh Hùng, Xuyên, Tất Thắng… Mừng hơn đã gặp cả cháu (gọi bằng cậu) - Đức Thắng.
Nhiều bạn vắng mặt lâu cũng có mặt: Công Toan “Ba Vi bo vang”…Quá là vui! 
Sau đó anh em k5 còn ra "chiến đấu" với cánh k10 Học viện.
Tàn cuộc, ban tổ chức về ngồi cà phê Amy, gần nhà Thắng k5, kiểm quỹ. Thắng đi đám cưới tận Cầu Diễn cùng Nguyễn Khang, về muộn nhưng cũng dự tổng kết và xin trả tiền uống.
"Lần này thiếu vắng 1 số bạn: Minh Đạo, Cả Phát, Kim Khôi, Duy Anh, Bắc Việt, Vũ Việt, Lưu Vĩnh Phúc, Tùng Sơn, Truờng Sơn, Thái Sơn, Trần Vinh... Nhưng nhìn chung vẫn "thắng lợi toàn diện", Mạnh Hùng nói thế.

BBT ưu tiên cho "cậu" Tạ Sơn lên đầu vì nhân họp mặt k5 mới tìm thấy "cháu" Đức Thắng sau mấy chục "lăm thất nạc". Giờ thì phải gọi lính k5 là cô, là cậu hết, Xỉn tu lin Quảng ta nhé!!!
Xin giới thiệu phóng sự ảnh để mọi người nhận mặt bạn cũ. (Nháy chuột để xem ảnh lớn hơn).
Minh Sơn bị làm "bánh mì pa-te"

Vào tiệc! Dũng (phải) sinh hoạt cả k4 và k5.

Chị em chụp với Tổng phệ từ  SG ra

Bạn của Khánh Hoà?

BTC (không phải BCT) có sợ thiếu "đạn"???
Đông thì vui đấy nhưng không... tốn!

Tuấn (trái) sau cú tai biến đã hồi phục. Ngày nào cũng đi bộ dăm cây số và không quên nhặt giấy rác, chai pet trên đuờng bỏ vào thùng.

Ai là Công Toan Bo Vang???

Anh Bế Văn Đàn k3 có mặt vui
Vân Hùng k4 xin 1 chân với chị em k5

Bác Mạnh Thanh k2 và Tạ Sơn với bạn cũ. Cát Thịnh, Vân Hùng k4 luôn có mặt vui với k5.


Có cả bạn vỡ lòng chúng tớ đấy!

Xạ thủ A72 và anh Chu Kì Minh k2 cười "roã toa"


Khi vui kông thể thiếu "Nờ sứt" DMĐ

Bọn Trại Nhi đồng miền Bắc hồi 1959.

Chuyện chưa ai biết (Ghi theo lời kể của Hoàng Quốc Hùng)

Sáng nay, Quốc Hùng truớc khi đi dự họp mặt k5 đã vào chào vợ cùng mẹ vợ (cô Hiền, TCCT, hay đưa đón lính Trỗi từ Đại Từ, Hưng Hoá và cả hồi Quế Lâm về HN). Bà bảo “tập 3 của các con hay nhưng còn thiếu”. “Thiếu gì mẹ?”. “Ừ, để mẹ kể…”.
… Đầu năm 1965, có cuộc họp ở văn phòng TCCT. Có 4 “sếp”: Chủ nhiệm Song Hào, Phó chủ nhiệm: Phạm Ngọc Mậu, Lê Hiến Mai và Lê Quang Đạo. Trung uý Hiền, ngày  đó rất trẻ, xinh gái, cũng có mặt.
Sự kiện Vịnh Bắc bộ đã xảy ra hồi 5/8/1964. Có mấy tháng mà chiến tranh phá hoại đã mở rộng ra toàn miền Bắc. Tuy vậy, mấy tuớng lĩnh vẫn đùa vui bằng chuyện tiếu lâm.
Cụ Mậu đùa:
-        Chị Hiền ơi, thấy chị xinh gái nên trong các cuộc họp tôi hay trêu. Nhưng không có ý gì đâu. Vui ấy mà.
-        Dạ, không có gì đâu. – Trung uý Hiền cười.
Tiếp đó, thủ truởng Mậu nêu vấn đề: Càng ngày, giặc Mỹ càng mở rộng chiến tranh, leo thang ra miền Bắc. Bom đạn càng ác liệt không kém gì ở miền Trung, miền Nam. Con cháu chúng ta phải sơ tán xa HN, HP. Tuy vậy, bố mẹ các cháu chiến đấu ngoài chiến truờng sẽ không yên tâm khi con cháu mình học tập, sinh sống trong điều kiện không an toàn…
Chuyện càng sôi nổi. Có cụ đưa ra ý kiến, nên chăng thành lập truờng nội trú, sơ tán xa thành phố, về làng quê cho con cháu học tập.
Cụ Lê Quang Đạo lúc đó đã nêu ý kiến: “Thời chống Pháp, chúng ta đã tập trung thiếu sinh quân ở các trung đoàn, sư đoàn về truờng TSQVN, cho sang Trung Quốc học tập. Anh em ra truờng và trở thành những cán bộ tốt. Tại sao, ngày nay ta không thành lập truờng TSQ như thế? Nếu tổ chức tốt, sau này, các cháu sẽ là lực luợng kế cận, bổ sung cho chúng ta…”.
Chủ nhiệm Song Hào nêu vấn đề, hiện nay, TCCT có trùơng VHQĐ, sau khi từ Lạng Sơn về đã đóng quân ở Hiệp Hoà, Hà Bắc. Nay, truờng chỉ bồi duỡng học viên đi B. Bộ khung của truờng có thể chuyển sang làm khung cho truờng TSQ, đồng thời sử dụng số giáo viên đã có và bổ sung thêm. Chúng ta sẽ đào tạo các cháu con em TCCT, BTTM, TCHC là học sinh phổ thông từ lớp 5 đến lớp 10. Sau khi ra truờng sẽ cho đi học tập, rèn luyện tiếp ở các truờng sĩ quan, sau này sẽ là lực luợng kế cận.
Vậy là ý tuởng thành lập truờng TSQ NVT đã nhen nhúm trong các tuớng lĩnh của TCCT.
Và, chỉ ít ngày sau, ngay tháng 3/1965, số học sinh đợt đầu tiên đã tập trung lên doanh trại ở Trại Hòe, Hà Bắc. Đó là số lính đầu tiên của D126, trường VHQĐ…
Chuyện này chỉ có 5 người có mặt hôm đó biết. Đã 45 năm trôi qua. Đến hôm nay còn mỗi cái cô trung uý trẻ, xinh đẹp ngày ấy. Xin cảm ơn bà và Quốc Hùng đã kể lại chuyện hay!

Điểm báo: Gần 3 tháng của Bantroik5(3)

Đúng ngày thành lập Học viện KTQS, Bantroik5(3) ra bài đầu tiên. Đến hôm nay sắp tròn 2 tháng. Năm 2010 cũng sắp hết, vậy thử xem chúng ta đã làm đuợc cái gì?

1. Sự xuất hiện blog mới của k5:
Sau sự cố vnweblogs bị đánh sập, blog Bantroik5sg cũng mất theo. Lập tức 2 blog của k5 đựoc mở, kịp phục vụ anh chị em k5. Mối liên hệ bắc - nam, nội địa - hải ngoại không mất. Thế mới biết ta khao khát gặp nhau đến mức nào!
Dù Bantroik5sg đã đuợc hồi phục, nhưng Bantroik5(3) vẫn đã tồn tại. Vì vậy anh chị em k5 có hệ thống các blog từ Bantroik5 (từ 1-3) đến Bank5troi.

2. Sự góp mặt của anh em: Ngoài việc đưa tin, Bantroik5(3) vẫn là nơi hội tụ của anh chị em, thầy cô.Họ là ai?
- Cựu giáo viên Học viện KTQS có thầy Huỳnh Văn Úc, anh Trần Đình Ngân...
- Bạn Quế Lâm: Cao Cẩm Quỳ.
- K2: Đỗ Quang Việt, Chu Kì Minh.
- K3: Tuấn Linh, Trần Chí Thọ.
- K4: Quang "xèng", Quý "xồm"...
- K5: Phúc Chiến, Khánh Vân, Nhất Trung, Phan Nam, Bắc Hải, Chỉnh Huấn...
- K6: Duy Đảo, Chí Thành...
- K8: Hồ Bá Đạt...
Xin cảm ơn các tay bút chính đã nêu tên (nhưng có lẽ còn thiếu) cùng các bạn đã thuờng xuyên vào thăm Bantroik5(3) nhưng góp comment còn "kiệm lời"!
Mong các bạn góp mặt nhiều hơn để Bantroik5(3) thật vui tươi, hồn nhiên, sôi động với những kỉ niệm cũ, những trăn trở mới, với tình cảm đồng đội, bạn bè... chân thật!

Thân ái!

Ca khúc: Dấu chân trên cát

Dấu chân trên cát
Thơ của Huỳnh Văn Úc

Em nắm tay anh đi trong bình minh
Biển ngậm mặt trời chỉ còn một nửa
Chân trời xa nhuộm hồng màu lửa
Biển màu xanh trong mắt em xanh.

Đừng đi gần mép sóng nghe em!
Để dấu chân vẫn còn trên cát
Những dấu chân dịu dàng tươi mát
In trên nền cát trắng dịu êm.

Khi con nước dâng theo thuỷ triều lên
Thôi đành gửi biển dấu chân trên cát
Nhưng trong lòng anh dấu chân em không mất
Kể cả khi em sẽ quên anh.

Và bức thư gửi kèm:
Thân gửi các anh
Tôi biết chơi violin nhưng không phải là người viết ca khúc chuyên nghiệp. Tuy vậy "điếc không sợ súng", xin gửi đến anh bài thơ Dấu chân trên cát và sheet của bản nhạc cùng tên do tôi viết.
Để anh có thể hình dung được giai điệu, tôi gửi kèm theo đây file mp3 do tôi thực hiện trên violin (rất non nớt và nghiệp dư). Anh có quen biết với giới nhạc sĩ chuyên nghiệp như Dương Minh Đức chẳng hạn, cho họ xem thử ý kiến của họ ra sao? 
Còn thuê ca sĩ hát thử có hoà âm phối khí tốn cả trăm triệu thì có lẽ không có điều kiện.
Thân ái: Huỳnh Văn Úc

Bài về Ba của các em truờng Bé

Mời đọc để hiểu hơn các bạn mình!!!

Người có trái tim đặc biệt (Nh.Tinhvi)

Hồi còn trong bộ đội, tôi ở Phòng không, còn anh hùng Phạm Tuân ở Không quân. Tất nhiên là anh ở đầu hàng quân còn tôi ở cuối hàng quân. Người ở cuối ngưỡng mộ người ở đầu cũng là bình thường. Tuy nhiên vì đồ án tốt nghiệp có dính dáng đến B52 nên tôi lại càng ngưỡng mộ anh vì anh đã hạ được B52. Ngưỡng mộ vậy chứ người ở cuối làm gì có cơ hội để tiếp xúc với người ở đầu.
Như báo chí nói thì khi tuyển phi công anh Tuân bị loại vì “tim có vấn đề”. Anh chỉ được học thợ máy. Sau vì thiếu người đột xuất nên được đôn lên. Đến khi tuyển phi công vũ trụ thì anh lại xuýt bị loại vì bao nhiêu bác sỹ cao thủ đều kết luận tim anh có vấn đề. Đến khi hội đồng y khoa phải mời một viện sỹ viện hàn lâm đến hội chẩn. Vị viện sỹ này kết luận, tim anh cực khỏe; nhưng rất đặc biệt, ít gặp, nên dễ bị nhầm là “có vấn đề”. Vì thế anh đã trở thành phi công vũ trụ.
x
Hồi ở bộ đội tôi có người bạn tên Cường. Nói là bạn nhưng Cường nhiều tuổi hơi tôi. Cường từ Thái Lan vượt tuyến ra Bắc cùng với Nguyễn Hữu Lập. Chuyến đi hàng tháng trời, cũng ly kỳ, viết thành sách được. Cường bảo với tôi, Cường nói tiếng Lào và tiếng Căm pu chia giỏi hơn tiếng Việt. Sau này ra quân, Cường có đi sang Lào công tác một thời gian dài. Vì thế gọi là Cường Lào. 
"Ăn theo" người có trái tim đặc biệt

Cường Lào thuộc loại kỹ sư được động viên vào quân đội. Vì thế tuổi quân ít hơn tôi, nhưng trông già, hệt như ông WTO Trương Đình Tuyển. (KQ bảo có thể “đóng thế!). Trước khi vào bộ đội, Cường Lào là kỹ sư của Bưu điện Bờ Hồ. Tính lè phè. Mặc quân phục mà cứ đòi đi xich lô. Tôi kiên quyết ngăn không cho đi. (Cường Lào giờ vẫn nhắc chuyện này, khen tôi thuộc điều lệnh).
Cường Lào hiền nhưng cục. Gặp chuyện bất bình trong đơn vị thì hay nóng. Trước khi định đánh ai hay báo cho tôi. Tôi tính nhút nhát nên hay can. Vì chuyện này mà Cường Lào biết ơn tôi “không thì bị tù, đến giờ chưa được ra, ông ạ!”. (Bây giờ thì tôi hơi hối hận vì bọn được tôi cứu thực ra cũng đáng bị ăn đòn!). Cường Lào trông bề ngoài khô khan, khó gần nhưng lại tình cảm và là người trước sau như một.
x
Hôm rồi về phép, ngồi ăn sáng ở quán Vân Nam Lý Thường Kiệt, gọi điện cho Cường Lào. Biết tôi về, Cường Lào đến ngay. Ở quán , tính tôi hay bốc phét với bọn bạn em tôi nên lúc ấy mình đang là trung tâm. Cường Lào đến quán cùng anh Phạm Tuân.
Thấy Phạm Tuân đến, bọn bạn em tôi nhào ra bắt tay (và quên tôi luôn). Bọn này – tôi biết - là bọn không biết sợ ai. Chúng nó phải mến anh Tuân lắm lắm thì mới đón tiếp như thế.
Cường Lào nói với tôi rất tự nhiên “vừa mới mua nhà cạnh anh Tuân rồi. Để đi lại cho tiện”. Tôi ngạc nhiên và thoáng nghĩ, chắc ông này lại “có chuyên” với vợ con? “Thế nhà cũ ông bán rồi à”. “Không, bà ấy vẫn ở đấy. Không bán được vì tôi có 4000 lít rượu ngâm ở đấy. Bán nhà thì được nhưng ngại chuyển rượu quá!
Thắc mắc, hôm sau tôi gọi điện cho vợ Cường Lào. Thì ra chẳng có chuyện gì cả. “Anh ấy và bác Tuân ngày nào cũng phải gặp nhau, mà trên này thì xa quá. Thôi thì mua nhà dưới ấy cho tiện”.
Cường Lào với anh Tuân bây giờ đúng như hình với bóng. Anh Tuân đã về hưu thành ra suốt ngày hai ông này đàn đúm. Tôi rủ Cường Lào đi đâu chơi, hắn nghĩ một lúc rồi lắc đầu. Nghĩ là hắn bận. Lúc sau thấy hắn thủng thẳng “vì ông Tuân bận mất rồi”. Đại khái là thế. Hai người có hai xe nhưng lái xe thì chung. Cường Lào lúc nào cũng ăn cơm bên nhà anh Tuân thành ra vợ Cường rất yên tâm.
Biết tôi thích ăn bún ốc nên một hôm Cường Lào cùng anh Tuân đưa tôi đi tìm bún ốc ăn cho bằng được. Ăn xong ra uống nước dừa, chụp một cái ảnh. Giờ ngồi ngắm lại cái ảnh này, tôi thấy rất mừng vì bạn tôi khi về già lại có một người bạn anh hùng - người có trái tim đặc biệt.
Leipzig, Noel 2010

Ước mơ giản đị, đầy nuớc mắt (VNExpress)

Mời các bạn đọc tâm sự của các cháu với ông già Noel!!!