Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Đại tá Hoàng Minh Phương đã ra đi


Đ/c Hoàng Minh Phương (trái) tháp tùng Võ Đại tướng đưa
ông  Vy Quốc Thanh (giữa, bạn thân của Bác)
trong chuyến thăm Vịnh Hạ Long 1961.
Sáng sớm ngày 31/12/2013, "Chiến sỹ Điện Biện Phủ", nhân chứng lịch sử  của hai cuộc kháng chiến chống  Pháp, Mỹ; nguyên Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân đoàn 4, Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, Đại tá Hoàng Minh Phương đã từ trần, thọ 87 tuổi.

Từ 1950 đến 1954, đồng chí Hoàng Minh Phương là phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp  với ông Vy Quốc Thanh - Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc bên cạnh Bộ Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam. Đồng chí là nhân chứng lịch sử quan hệ  Việt Nam - Trung Quốc và có nhiều đóng góp cho việc xây dựng các bộ phim  về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam  trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ đồng chí có nhiều  tác phẩm có giá trị.
Xin thắp một nén nhang tưởng nhớ lão đồng chí Hoàng Minh Phương, "Chiến sỹ Điện Biên Phủ" anh hùng.

Những bức ảnh khiến cả thế giới sửng sốt năm 2013 (ST: ĐB)

(Dân trí) - Tạp chí Time của Mỹ vừa công bố những bức ảnh gây sửng sốt nhất năm 2013. Mỗi bức ảnh kể một câu chuyện không thể quên về thế giới chúng ta năm 2013.

Những bức ảnh gây sửng                       sốt trong năm 2013Ngày 4/1/2013: Vợ chồng bà Tammy Holmes cùng các cháu phải nhảy xuống con đê chắn sóng để thoát khỏi ngọn lửa hung dữ càn quét khắp thị trấn Dunalley, thành phố Hobart, bang Tasmania, Úc.

Nhóm nhỏ Trỗi gặp nhau cuối năm (KQ)

Nguyễn Trung Quốc k7 vào SG muốn có cuộc giao lưu với anh Nhất Trung. Tiện nhà tôi gần công xưởng nơi Trung đang "cày" (sau khi về hưu), lại cùng xóm với ông bạn Khánh Hòa vừa về hưu. Vậy là có ngay "độ" vào chiều 30/12. A lô, a lô! Có ngay, có ngay!
Chia tay năm cũ.
Sân vườn rộng, thoáng mát. Bàn ăn đặt ngay dưới bóng cây sa kê (cũng do vợ chồng Hòa tặng cách nay đã 3 năm).
Đồ mồi toàn "tự chế": thịt chân giò buộc chặt đã luộc kĩ thái mỏng chấm mắm tôm xịn, cá Vovla khô còn 1 con do cô em đi Nga về tặng mà chưa chén, Khánh Hòa ào ra chợ mua thêm mớ đậu phụ tươi rói về rán, Trung Quốc trên đường đến tạt qua Cơm gà Hồng Phát (nổi tiếng chợ Tân Định) mua về 1 chú, bia 333 ướp lạnh thì ngay cửa nhà... Vậy là đủ bữa cỗ nhẹ nhàng, ngon lành.
Anh em nâng lên hạ xuống, chuyện cũ chuyện mới, tâm đầu ý hợp. Nhanh quá, 1 năm đã qua...
Vì điều kiện sức khỏe nên chú Minh Vẹo xin về trước, kế đến vì "đường xa ướt mưa" nên Nhất Trung mượn xe khổ chủ phóng về tận Bình Chánh (sau khi tu hết 4 lon và ăn căng diều. Ăn chơi đến như ông là cùng!). Ba chiến sĩ còn lại bốc phét mãi. Nhưng đã là ngày sát cuối năm, bạn bè lại ời ời gọi nên 9g ai đi đường nấy...

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Đừng say khi chúng bạn tỉnh

Bài học cho mọi người khi chuẩn bị ăn nhậu mừng Năm mới.
Mời xem!

Điểm mặt k5 phía Bắc

Mời xem clip này!

SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIRL HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN (Moi từ FB của nhà văn Hữu Việt)

1. Con gái Sài Gòn thích ăn me. Con gái Hà Nội thích ăn sấu. Tuy nhiên, gái Sài Gòn thích me chín, còn gái Hà Nội mê sấu xanh.

2. Gái Sài Gòn thích trai dễ thương. Gái Hà Nội thích trai đẹp.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Anh Mai Tự đã đi xa

Sáng nay chừng 9g liên tiếp nhận được tín nhắn: anh Mai Tự k3 đã đi xa.
Vậy là sau thời gian khá dài chống chọi với trọng bệnh, 1g sáng nay, anh đã trút hơi thở cuối cùng. Mai Tự - ông anh Trỗi k3, ngang tàng, tài ba, khí khái, gần gụi đã rời xa chúng ta mãi mãi.
Nhớ những ngày trường đóng quân ở Đại Từ, tên tuổi của 2 anh em từ Trường HSMN về - Mai Sinh, Mai Tự - được nể trọng. Rồi những ngày sang QL, đúng tuổi mới lớn, bọn học sinh nghịch ngợm, mê võ vẽ biết đến tên các anh. Mấy chục năm sau, khi sinh hoạt nhà trường, từng là giám đốc Vinacafe - "doanh nhân trẻ" - được chỉ định phát biểu, anh đã nói thẳng toẹt: "Thời nay giám đốc là dốc cả đám. Cái cơ bản là có làm ra lãi thực hay không...".
Mấy năm trước khi anh Mai Sinh mất, còn ngồi mãi cả buổi với anh dưới Q12. Nay đến lượt anh. Thôi thì cái số đã hết. Cầu cho anh an giấc ngàn thu và phù hộ cho gia đình, bạn bè.
Lễ viếng tại NTL TP 25 Lê Quý Đôn, Q3, ngày 30/12/2013. Anh em k3 viếng lúc 10.30 cùng ngày.
6.00 sáng 01/01/2014 động quan, đưa đi hóa thân tại Bình Hưng Hòa.

Họp mặt k5 phía Bắc

Sáng thứ bảy 28/12/2013, BLL k5 phía Bắc đã tổ chức họp mặt thường niên. Các thầy cô: thầy Ninh Cử Trực, thầy Nguyễn Phong, cô Thúy Lan... cùng Trưởng ban Bùi Vinh và đại diện các khóa. Nhiều bạn vì cuộc sống mưu sinh, "lặn" hơi sâu nay mới xuất hiện (Văn Thắng...). Nhiều bạn ở xa cũng về dự (vợ chồng Phan Hoài Lưu)...
Xin post ảnh mới vừa nhận được.
---
Nhất Trung thắc mắc, nhiều ông lạ quá, có phải lớp mình?

Âm - Dương trùng hợp

Chú ý, chú ý: Ngày 1/1/2014 năm nay trùng với ngày 1 tháng Chạp năm Đinh Tỵ. Nghe nói sự trùng hợp này cực hiếm và quý. Các bạn lưu ý "làm thủ tục" đầy đủ với Trời, Phật, Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ...
Hôm nay đã là 29/12/2013.
Mời tham khảo tại đây.

Những cây thông Noel đẹp nhất (ST: ĐB)


alt
Paris Christmas tree

Bộ tem cho năm mới 2014 (ST: ĐB)

Mã số 3607
Tên: Tết Giáp Ngọ
Giá mặt (VNĐ): 2.000
Kích thước (mm): 37 x 37
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây. Ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa từ lâu đời, sử dụng trong đời sống hàng ngày, và là một biểu tượng trong 12 con Giáp trong văn hóa phương Đông (Ngọ), hình ảnh Nhân Mã trong 12 cung Hoàng đạo đối với văn hóa phương Tây. Ngựa còn là biểu tượng cho tài lộc, thành công, sự trung thành. Hình ảnh con ngựa tung vó, hí vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh và tự do. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn…
Chào đón năm mới 2014, ngày 01-12-2013, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Tết Giáp Ngọ” gồm 2 mẫu với giá mặt 2.000 đồng và 10.500 đồng.

Mã số: 3608
Tên: Tết Giáp Ngọ
Giá mặt (VNĐ): 10.500
Kích thước (mm): 37 x 37

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Quả ảnh nuột hơn (Đôn Hòa)

Đó là ảnh lấy từ máy của phó nháy Nguyễn Đôn Hòa. Bạn vừa cung cấp ngày hôm qua. Quả thật ảnh này sáng hơn rất nhiều và dường như đầy đủ thầy cô, khách quý và anh em Trỗi.
Cảm ơn Đôn Hòa!
Điểm mặt bạn cũ:
- Hàng đứng sau, trái qua: Trần Lảnh, Lê Bắc, Thanh Minh k4, Khánh Hòa, Quý "điếc", Phục Nghiệp, Phan Nam, Huy "siểu".
- Hàng đứng 2: Duy Đảo k6, Trần Hiền, Hoàng Trung, Huy Dũng, Đông Nhân, Tấn Mỹ, Võ Hùng, Phước Lợi, Thiện Nhân, anh Thanh Tường k1, Kì Bắc, Phùng Duy Hưng, Đôn Hà, Chí Hùng, Phúc Cần, Xuân Hồng, Chỉnh Huấn.
- Hàng ngồi: Quang Việt, Nhất Trung, Dương Minh k4, cô Thục, thầy Chinh, Lan k9, Nhung k9, Bình k9 (vợ Phùng Duy Hưng), vợ Chí Hùng.
- Hàng bệt: Kiến Quốc, Thế Thịnh, Đôn Hòa.

Noel ở Berlin (Trần Đình)

Phóng sự ảnh ngày Giáng sinh (11h ngày 25-12-2013) tại Quảng trường trung tâm Alexanderplatz - Berlin (CHLB Đức).
11h sáng 25-12, trẻ con, thanh niên ở chợ tết rất ít.

Quầy trò chơi  gắp thú bông, bây giờ là lúc 
dành cho các bậc Oma, Opa (Ông Bà).

ĐÊM ĐÔNG NHỚ TIẾNG VE HÀ NỘI CŨ (Mai Quân) - ST: HBĐ


Đêm đầu đông nghe bài hát cũ, ngồi góc Hà Nội mà nhớ Hà Nội quá.
***
Hà Nội ba tuổi của tôi, còn quá nhỏ, ngồi sau lưng bà ngoại ngắm nó. Bấy giờ tôi còn chưa có đứa em nào, kể cả em ruột lẫn em họ, tôi được cưng chiều. Bà ngoại tôi thường đèo tôi bằng xe đạp, lượn vòng hồ Gươm, thỉnh thoảng bà cho ăn kem Thủy Tạ, còn thường thì ngồi ghế đá ven hồ, chỗ đối diện nhà bưu điện. Bà cháu ngồi đó ngắm đồng hồ, lâu lâu nó lại kêu tang tang. Rồi có hôm bà cho tôi ăn bánh mỳ phố Huế, bảo là bánh mỳ ở đây ngon nhất. Bây giờ văn phòng tôi gần đó, cách vài ngày tôi lại đi bộ sang bánh mỳ phố Huế, làm cái, nó chẳng khác gì ngày xưa. Có bà bán bánh mỳ, năm xưa khi tôi đến lần đầu, không nhớ người bán chỉ nhớ bánh mỳ, nhưng hồi ấy chắc bà còn là thiếu nữ. Nay cũng có một thiếu nữ, thỉnh thoảng quần soóc ngắn từ nhà trong đi ra, nhảy lên LX phóng đi. Cô chắc là con gái hay cháu gái bà ấy, có khi bay lượn vài năm rồi là lại sẽ trải qua một đời năm tháng bên bàn bánh mỳ với bánh, pa tê, bơ, giăm bông. Ở những thành phố có bề dày năm tháng, đôi khi hồn vía cũ lưu giữ ở những người cả đời chỉ ngồi đó bán bánh mỳ.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nghe Quý kể ăn chả cá Lã Vọng, nhớ chuyện xưa (KQ)

Lần rồi về VN, Tôn Gia Quý điện thoại cho vợ chồng Tạ Vinh - Châu. (Nhớ ngày 2 bạn còn bên bển, qua Châu mà Quý có được địa chỉ Hồng Hải và thế mà có cuộc hội ngộ nơi đất khách quê người trước khi Hải hồi hương). Biết bạn sống xa quê nay mới có dịp về nhà, Châu có lời mời Quý đi ăn đặc sản ở Chả cá Lã Vọng.
Chuyện dài dòng, quán Chả cá Lã Vọng là họ hàng bên nhà Châu mở. Sau năm 1975 là quán đặc sản vào loại đầu tiên của đất Hà Thành đón các bạn Thụy Điển (làm việc trên Nhà máy giấy Bãi Bằng, Việt Trì) về thưởng thức những ngày cuối tuần. Cứ thế duy trì đến hôm nay. Mẹ Châu chả được Bộ Đại học và THCN giao cho nhiệm vụ phục vụ cụ Bửu (phụ huynh Tạ Vinh) đến những phút cuối cùng. Sau khi cụ đi, bà nghỉ rồi ngày ngày lên phụ giúp quán của gia đình.

Phóng sự ảnh: Hà Nội ngày cuối năm (Kháng Chiến)

HN cuối năm dù lạnh giá... nhưng vẫn nên thơ, đáng yêu. Hãy làm 1 vòng vi vu từ Bờ Hồ lên Ba Đình, tới Hồ Tây rồi ra mạn Cầu Giấy, đảo về Ngã tư Sở, Kim Liên...
Đường Đinh Tiên Hoàng...


Quả cam Giáng sinh (ST: Đạt)


Tôi nhớ một lần, khi ấy tôi khoảng sáu hay bảy tuổi gì đó, được bố mẹ cho về nhà ngoại để ăn bữa tối Lễ tạ ơn. Khi ăn xong tôi chỉ chăm chú làm sao viết được một danh sách thật dài những thứ tôi muốn cho đêm Giáng sinh.
Buổi tối muộn hôm đó, trước khi tôi chuẩn bị đi ngủ, tôi đã đưa danh sách những thứ tôi thích cho bà ngoại. Bà đọc xong và nói: “Chúa ơi, thật sự là một danh sách dài”. Ngay sau đó bà bế tôi vào lòng, vuốt tóc và kể cho tôi một câu chuyện như sau:
 “Ngày trước có một cô bé vừa chuyển đến sống trong một trang trại mồ côi ở Đan Mạch. Thời gian đó là gần Giáng Sinh như bây giờ và mọi đứa trẻ đều bắt đầu nói chuyện về Giáng Sinh. Chúng háo hức kể cho cô bé vừa chuyển đến nghe về cây thông Noel thật lớn sẽ được trang trí ở phòng khách của trại mồ côi vào buổi sáng. Sau bữa sáng đơn giản như thường ngày, mỗi đứa trẻ sẽ nhận được một và chỉ một món quà Giáng sinh. Đó là một quả cam nhỏ, chỉ một quả duy nhất”.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Bành Lệ Viên - phu nhân Tập Cận Bình

Phan Nam sau khi đọc bài viết về bài hát trong phim Bạch Mao Nữ và được nghe Bành Lệ Viên hát đã thông báo: đó chính là phu nhân Tập Cận Bình. Hiện là bà là thiếu tướng, chủ nhiệm khoa của Học viện Âm nhạc Quân giải phóng nhân dân TQ.
Mời đọc bài về thời trẻ của Bành Lệ Viên.

Australia du kí (Quang Việt k2)

Phố xá bên này thế đấy.
Sang Australia da duoc 4 ngay, cu ban viec no viec kia, hom nay moi ngoi viet duoc may dong cho Bao liep. 

Nơi bắt đầu câu chuyện và... (7)


Mẹ lúc nào đi cùng với cha thì mọi người đều giới thiệu là phu nhân, nhưng chặng đường cách mạng của riêng mẹ cũng rất đáng tự hào. Đảng viên đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1939, trưởng ban cán sự tỉnh Hà Nam năm 1943, lãnh đạo nhân dân cướp kho thóc Đống Long của phát xít Nhật ở Kim Động, lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Hưng Yên năm 1945. Rồi suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mỹ, mẹ đã đảm nhận rất nhiều công việc cấp trên giao, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc. Mẹ đã nuôi và dạy dỗ để cả tám người con đều vào và tốt nghiệp đại học, thời kỳ từ năm 1976 trở về trước sinh viên đại học ở miền Bắc ít lắm, xã hội nhìn nhận sinh viên đại học là những thanh niên ưu tú, là những hạt giống tốt để nhân ra cho đất nước.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Món quà của lớp đã chuyển tới tay thầy Hồng Tuyến

Chiều qua Khánh Hòa đã đến thăm thầy ở Vũng Tàu. Sau khi trao món quà của lớp cho thầy, Hòa xin địa chỉ blog của khóa và mở ngay trên iPad của cô. Vậy là thầy đã thường xuyên gặp được chúng ta.
Sau đó tôi nhận được tin nhắn của thầy: Cảm ơn các bạn k5 nhớ đến tôi và tặng quà nữa. Tôi rất cảm động. Rất cảm ơn các bạn!

Qua 365 ngày... nhớ lại những hình ảnh thật sự xúc động

Mời vào Face-book của bạn trẻ Nguyễn Khánh!

Nhớ anh Nhuận dân QL và bài hát trong phim Bạch Mao Nữ (Ghi theo lời kể của Phan Nam)

Hôm liên hoan thường niên k5 tại TPHCM, cuối tiệc anh em về gần hết, chỉ còn lại nhóm nhỏ ở lại, cùng nhau hát các bài hát TQ những năm 1966-67. Phan Nam hát 1 đoạn của bài hát trong phim Bạch Mao Nữ và nhớ lại:

Năm 1978 sau khi ra trường Quân sự, tôi về QK4, được phân công trợ lí kỹ thuật xe máy công trình ở Trung đoàn vận tải quân sự QK4. Đang trong thời kì xây dựng lên chính quy hiện đại sau chiến tranh 1975 nên bề bộn công việc. Là kĩ sư mới ra trường, lại trẻ khoẻ, đẹp trai nên cán bộ già không mấy ưa, bị đì suốt. Làm trợ lí kĩ thuật mà không được nhận việc gì, toàn bị sai vặt, đi phục vụ chè thuốc cho thủ trưởng.
Thấy bị đè nén, không chịu được. Một 1 tối thứ bảy phải ở lại trực ban, buồn quá, ngồi 1 mình đầu nhà, chợt nhớ tới bài hát trong phim Bạch Mao Nữ, tôi thầm hát khe khẽ: Lá la la là la là la, lá la la la la là la... Đang say sưa cất giọng chợt nghe ai đó đằng hắng giọng phía sau lưng:
- Cậu cũng biết bài này à?

Bí thơ ! (Ngô Hạnh)


Thái Bá Tân tài thật
Vẩy bút là thành thơ
Xắn tay bắt chước lão
Té ra đừng có mơ!

Tuổi cao thơ càng bí
Nhất là cái thơ tình
Già đâu chơi trống bỏi
Đành phải viết linh tinh.

Ngắm trời mây vịnh cảnh
Chữ nghĩa chẳng thấy đâu
Vần điệu thì khấp khểnh
Tranh chẳng thể nổi màu!

Ra đường toàn chuyện bực
Ngồi cắm cúi tại gia
Viết thơ chửi tiêu cực
Lại chạm lòng người ta!

Không viết thì buồn quá
Tự do dân chủ mà
Tớ viết gì mặc tớ
Không thích, hãy bỏ qua!
                                    2013

           

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Chào đón Mùa Giáng sinh 2013

Bông hoa tím nở trước Noel ở sân nhà Mý.
Năm đầu tiên Mý đi học xa nên mẹ cho về nghỉ Noel. Chiều nay chở Mý đi quanh quanh TP thấy những ông
Santa Claus râu bạc trắng, mình khoác áo đỏ, đầu đội mũ đỏ, phi xe máy khắp các phố, sau xe chất đầy quà cho các cháu. Chợt nhớ ngày Mý còn bé, mẹ nói đêm nay ông già Noel sẽ cưỡi tuần lộc, mang quà đến cho con. Sáng hôm sau vừa tỉnh giấc, Mý giục mẹ tìm quanh rồi lục trong đôi giày ở góc nhà thấy có món quà nhỏ xinh xinh của ông mnag tới. Mý mừng lắm.
Nhanh quá, giờ cháu đã lớn và chả cần đến ông Santa Claus. Tối qua đi chơi Noel cùng chị Quậy.
Xin cùng chia sẻ với bản nhạc hay này!

Clip họp mặt 22/12/2013

Mời bạn cùng xem không khí họp mặt vui nhộn, nghịch ngợm của các bạn từng là học trò cách nay gần 50 năm.

Góc thơ Ngô Hạnh

Trong một vở diễn, nhân vật say làm thơ có ngâm 2 câu
"Công tác mỗi đứa một ngành
Về hưu tất cả đều thành nhà thơ”
Quả đúng vậy, về hưu rỗi rãi nhiều người trong chúng ta quay ra viết thơ. Viết với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu có lẽ là để mua vui, giải trí. Thơ hay thì tốt quá, chưa hay cũng chẳng sao, thuế không phải nộp, các nhà phê bình chẳng để ý đến, miễn “có việc làm” và cho ta nguồn vui là được. Ngoài bài THƠ HƯU đã dán, NH xin gửi mấy bài chuyên bàn về THƠ góp vui với Hội Lính.


Vào Hội Thi Đàn
         
Bạn khuyên vào hội thi đàn
Cùng nhau chia sẻ luận bàn văn thơ
Ngẫm mình chữ nghĩa lơ mơ
Thơ văn bì bõm lội bờ ao quê
Cao cao chẳng bén mặt đê
Dám đâu thi thố cái nghề văn chương
Thôi thì làm khách qua đường
Người hay cảnh đẹp thì buông mấy vần.
            Sẻ chia cùng các thi nhân
Gọi là một chút thơ văn quê mùa.

   

Nơi bắt đầu câu chuyện và... (6)

Giống như trong sử xanh, khi một vị lương tướng qua đời bậc minh quân xót thương vô cùng, nhất là vị lãnh tụ và những bậc trung thần đã cùng trải qua một chặng đường dài nếm mật, nằm gai, tay trắng dựng lên đại nghiệp. Có lẽ cha tôi bên cạnh nhiệm vụ quan trọng của Đảng giao cho còn là một chiếc cầu nhỏ nối góc riêng tư của Bác với những người rất gắn bó thời kỳ Bác hoạt động ở Trung Quốc. Và rồi, suốt cuộc đời Bác đã tiễn biệt bao nhiêu vị “thủ túc” như thế này?

Lời chúc mừng từ Đại học Sư phạm Quảng Tây

Cô giáo Tần Hiểu Khiết thay mặt nhà trường chuyển thiếp chúc mừng Giáng sinh và Năm mới 2014 của Phó hiệu trưởng Thái Xương Trác đến thầy cô và bạn Trỗi chúng ta. Xin chân thành cảm ơn các bạn.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Ảnh họp mặt đầy đủ

Mời cùng ngắm dung nhan thầy cô, bạn bè chúng ta sau gần nửa thế kỷ cùng nhập trường.


Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Phóng sự: Họp mặt k5 phía Nam - Vui như chưa bao giờ được vui !!!

Ban tổ chức ra mắt.
Từ 9g sáng chủ nhật, anh em k5 đã lục tục kéo đến Nhà hàng Hà Thành 37A Yên Thế TSN. Ngồi tràn ra cả ở tầng trệt để tán láo. Nào Đông Nhân, Phan Nam, nào Tấn Mỹ, Trần Hiền... Độc đắc nhất thấy Huy Siểu mới từ HN và Quý "điếc" vừa từ Phan Thiết vào, Lê Thành Bắc từ Thủ Đức về thay mặt Lâm Phong đến dự. Cô Thục dù sức khỏe yếu nhưng đúng 9.30 đã có mặt. Tiếc là thầy Trọng bận việc nhà lên Cao nguyên và thầy Vọng đang phải "chiến đấu với bọn quan xã định cướp đất của cha ông để lại" (mặc dù có bằng khoán từ 1945). Còn thầy Phan Trung Chinh (cán bộ quản lí k5) có hơi nhầm, đã phi xe lên tận nhà khách Ba Son rồi vòng về TSN: "Tớ có lẽ già rồi nên nhớ họp ở chỗ cũ" (thầy đã 71 mà nói chuyện cứ như "ngày thường ở huyện"!).

Chụp chung cùng thầy cô và các khóa trước khi chia tay.
(Ảnh còn thiếu mặt nhiều bạn, mong nhận được ảnh đầy đủ hơn qua email: kienquoc.tr@gmail.com).
Khách mời, k1 có anh Thanh Tường; k4 có Dương Minh, Thanh Minh, Bùi Dũng Sô, Hà Chí Quang; k6 có Duy Đảo, Tâm, Nhung (k96); Trường Bé có Tuấn "ôn"; k7 có Vũ Anh, Khánh và Trung Quốc cùng bạn gái k9 từ HN mới vào. Hạng con cháu k99 có 2 con gái Chỉnh Huấn, con gái Đôn Hà (cùng cháu ngoại). Thằng "chắt đít tôn bê ảnh" của Nhất Trung hôm nay là super boy... Ối giời ơi, vui hết ý!
Chương trình khai mạc lúc 10.30 nhưng delay thêm 10'. Lí do: chờ ông bạn 6 năm nay bận việc nước, nay mới về TP sinh hoạt với k5 phía Nam. (Ban tổ chức giấu nhẹm, muốn tạo scandal!). Dọc đường luôn có nhắn tin của bạn thông báo đã đến đâu.
(BTV xỉn quá, hôm qua không thể post tiếp được).

Nghịch ngợm của lính Quân sự

Ngày Mỹ phải dừng ném bom hoàn toàn và phải ngồi vào bàn kí Hiệp định Paris về VN, cả trường kéo từ nơi sơ tán về lại Vĩnh Yên (đầu 1973), được sống trong doanh trại đàng hoàng. Bếp C343 dưới chân đồi, không xa là cái giếng chuyên dùng để tắm giặt. Lính tráng ngày đó không có nước nóng tắm như bây giờ, cứ múc nước giếng lên mà giội, cho dù là ngày đông tháng giá. Vì thế anh em lười tắm, nhằm nhằm vào ngày nắng to mới ra giếng.

Nơi bắt đầu câu chuyện và... (5)


Rồi tai họa ập đến gia đình 99 Trần Hưng Đạo của chúng tôi. Trong đợt về họp gấp với Bộ chính trị và Trung ương Đảng, chuẩn bị cho giai đoạn chiến tranh khốc liệt ở chiến trường miền Nam, khi Mỹ điều lực lượng quân lực lên đến hơn nửa triệu quân, cha tôi giữ trọng trách trong việc tận dụng tối đa mọi nguồn lực viện trợ của chính phủ Trung Quốc giành cho Việt Nam, ông đã đột ngột ra đi mãi mãi vào ngày mùng 3 Tết Đinh Mùi, kịp dặn lại các con bài học ở đời: “Chỉ có lao động mới có Tự do chân chính ”. Cũng giống như Bác Hồ coi Độc lập – tự do của dân tộc là cao quý nhất, cha tôi coi tự do của một cá nhân trong cuộc sống là vô giá.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Quán Thơ bạn Trỗi

Thể theo nguyện vọng của đông đảo anh chị em trong và ngoài Trường Trỗi, Báo liếp đã link "Quán Thơ bạn Trỗi" vào mục "thường ngày ở huyện" (cột phải Danh sách các blog có liên quan). Mời bà con vào thăm mỗi ngày, mong đọc được nhiều thơ ca, hò vè của các tác giả không chuyên nhưng rất tâm hồn!

Nơi bắt đầu câu chuyện và... (4)

Sinh thời, cha tôi hay nói với các con: “cuộc đời cách mạng của cha đầy gian truân tù ngục, nhưng có hai dấu mốc lớn tự hào: một là lãnh đạo cuộc nổi dậy của hơn 5 ngàn phu đồn điền cao su Phú Riềng được gọi là địa ngục trần gian năm 1930, hai là trực tiếp ra quyết định và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội tạo tiền đề cả nước giành chính quyền tháng Tám năm 1945”. 

Chuyện giờ mới kể (4)

Trong anh em ta có 1 ông bạn khá đặc biệt - Nguyễn Hữu Lập (con cụ Nguyễn Hữu Thọ). Lập lớn hơn anh em ta (sinh 1949), tận 1963-64 mới ra Bắc. Thấy ông này lơ nga lơ ngơ (chắc vì chưa quen lối sống CNXH) nên anh em Trỗi gọi là Lập "ngố" nhưng theo Tôn Gia Quý thì Lập không ngố tẹo nào. Nghe hắn kể những ngày trong kia từng dẫn gái cho lính Mỹ làm Quý rất phục.
Ngày lên trường Lập không chuyên tâm học hành (hắn nghĩ trước sau cũng về Nam, học mà làm gì), hay lang thang quán xá. Hắn là tay nghiện thuốc nhưng hút toàn lại sang (thường là Thủ đô bao bạc mua ở Giao tế mỗi lần về HN, bét là Điện Biên bao bạc), trong khi anh em chỉ dám hút Tam Đảo, Tam Thanh, nghèo thì Nhị Thanh, Trường Sơn. Lúc hút hắn cứ bập bập ở môi chứ nào có rít sâu. Hắn có thói quen dùng nước hoa và có xe Diamant rất xịn. (Lập và Trung Nghĩa từng đạp xe từ Tam Đảo về HN những ngày đi lấy sặt trên rừng cuối 1972).

Chị Niệm tới SG

Trò chuyện ở Nhà khách VASCO.
Từ HN, chiều 19/12 chị báo sẽ bay vào SG cùng 3 bạn Quế Lâm (có 1 cựu học sinh Y Trung) và nhờ book KS giá cả phải chăng, điều kiện ở đủ tốt (vì đi suốt ngày). Vòng vèo khu sân bay xem các KS nói chung đều chát, Trạm 77 PKKQ thì ngon bổ rẻ nhưng né tránh vấn đề có "yếu tố nước ngoài"(!). Bạn bè tư vấn Nhà khách VASCO là khả dĩ, vào hỏi giá: 350đ/phòng đôi, có TV, máy lạnh. Vậy là OK, chừng 100 tệ.

Đoàn đi chơi trung tâm có Trung Quốc dẫn đường.
Đêm 19/12, 11.30 máy bay hạ cánh. Hẹn chú em Đỗ Hà Bắc (Trường Bé) đi đón. Hai anh em đưa đoàn về KS và hẹn sáng sau lại xem chương trình. Đoàn muốn thăm thú TP, sau đó đi du lịch miền Tây.

Sáng qua nghe tin chị vào, Nguyễn Trung Quốc k7 vừa vào TP vội đến thăm. Sau đó cùng ghép đoàn ra trung tâm. Chiều cánh Trường Bé tiếp. Sáng nay đi tour sông nước  theo tour của Sing Café.

Có lới mời chị dự họp mặt k5 vào trưa CN nhưng không hiểu có bận hay không (vì lần này chị là tour guide).

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Chuyện giờ mới kể (3)

Trong tâm niệm luôn hiểu giai cấp công nhân lúc nào cũng là những người trong trang phục bảo hộ lao động, mặt mày lấm lem, tay chân dính đầy dầu mỡ... Ấy vậy mà lần thi vấn đáp môn Triết học năm 1970, khi lên trả bài, Chí Quang hùng hồn vạch ra viễn tưởng "khi loài người tiến lên CNCS thì công nhân mặc áo cổ cồn, khoác áo blu...". Mấy thằng bạn trả bài sau ngồi nghe lỏm trợn mắt. Khi ra khỏi phòng thi ai cũng nghĩ bụng, chắc tay này được đọc nhiều sách của ông già nên bị ảnh hưởng. (Cụ chả làm về tuyên huấn!).
Quý nhớ mãi, mỗi lần về nhà lên trường Chí Quang đều mang theo lọ mì chính. Cất rõ kĩ trong ba lô. Lần nào anh em nấu nồi mì không người lái (chỉ có mấy quả cà chua mua ở chợ về), đều cử Quý (can tội thân với Quang từ ngày học cấp I ở Lê Ngọc Hân) sang xin ít mì chính, rắc vào nồi mì cho thêm ngọt thì toàn bị lắc đầu:
- Bà già tao bảo, mì chính này để con dùng chữa bệnh đau đầu.
Vậy là tịt.
Chuyện này đến hôm rồi ngồi nhậu, Quý mới cười móm mém và lộ cho anh em.

Nơi bắt đầu câu chuyện và... (3)

Còn một phương tiện đã đi vào nếp sinh hoạt của người Hà Nội mà người ta đã dỡ bỏ đi vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước là tàu điện. Từ Bờ Hồ đoạn giữa nơi rạp Hòa Bình với kem Hồng Vân – Long Vân các chuyến tàu điện tỏa về 5 bến cuối là Mơ - Bưởi - Cầu Giấy - Hà Đông – Vọng. 
Nhờ những lúc đợi tàu ở bến người ta mới được nghe làn điệu sẩm của các nghệ sỹ lang thang bị mù lòa, họ không phải là người ăn xin mà chỉ đem tiếng hát với cây nhị của mình ca lên những khúc cổ thi để mọi người cùng nghe rồi tùy tâm gửi lại 5 xu hay 1 hào.

Tổng kết năm (Người quan sát)


Năm Rắn sắp đi qua
Kinh tế thì dừng lại
Giáo dục màu gam tối
Y tế chuyện ngổn ngang
Khí hậu quá phũ phàng
Miền Trung chìm trong lũ
Chính trường thì vẫn ngủ
Xã hội còn trong mơ
Dân mòn mỏi trông chờ
Đợi một năm nữa tới
Mong Ngựa phi nước đại
Chóng đến chốn hư vô
Chẳng làm vẫn ấm no
Dân nước mình tốt số!

                             12/2013

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Chuyện giờ mới kể (2)

Chia tay Quý Nhẽo.
Ngồi nhậu đêm cuối trước khi Quý "sang bển" có 3 anh em Trỗi (Quý, Quốc, Khánh) cùng anh giai Ba Hưng ("phụ huynh" của 3 cháu Thanh, Tuyên, Khánh ở Trỗi), Giang (cháu con bà chị Quý) và Dũng (dân từ Đức về). Chuyện thì nhiều chủ đề nhưng rôm rả nhất vẫn là chuyện ngày ở Đại học quân sự Vĩnh Yên, 1970-1975. Quý luôn là người dẫn chuyện vì hắn nhớ rất ghê. (Cảm phục trí nhớ của Nhẽo!).






Mười lời thề danh dự của chiến sĩ QĐNDVN

Chúng tôi, Quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng, xin thề dưới lá cờ vinh quang của tổ quốc:
1. Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
"Xin Thề"

Nơi bắt đầu câu chuyện và... (2)

Tiễn khách đến chơi muộn ra khỏi cổng đến tận lòng đường, trong lòng đang vui và cũng cảm nhận thấy cái tuyệt diệu của trời thu do ngọn gió se khô mát vừa thư thả lay nhẹ các tán lá phượng vỹ, ngước lên nhìn xuôi về cuối phố: Ga Hàng Cỏ sừng sững như một dãy thiên sơn tĩnh tại mà trên đỉnh là vầng trăng ngoài mười rằm. Đẹp quá! Trải qua bao nhiêu biến động Ga của chúng ta vẫn đứng đó vững chãi, nhân hậu bao dung. Tôi thầm tự trách mình đã quá vô tình khi sống bên ga hơn bốn chục năm rồi mà bây giờ mới thấy hết vẻ đẹp của Ga. Một tiếng còi tàu hú lên trong đêm thanh vắng, với tôi lúc này tiếng “tu..u..u..” không phải là một quy ước báo hiệu tàu sắp vào ga hay chuẩn bị chuyển bánh, nó là lời  nhắc nhở cho người đang có tâm cảnh trở lại với thời quá vãng đầy ký ức.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Chiều quê (Ngô Hạnh)

Chỉ những ai sống ở thành phố thì mỗi khi về quê mới cảm nhận được sự sảng khoái đến khó tả. Tôi cũng vậy, được gần thiên nhiên, được cùng anh em, bạn bè thưởng thức ly rượu quê với cá ao nhà câu được, thật tuyệt !


Chiều Quê  ( Ngô Hạnh)       

Nắng thu lóng lánh phía ngoài hiên       
Gió biển lao xao khắp mọi miền          
Thong thả ao quê cần một chiếc        
Lượn lờ trôi chép cá vài con   
Mâm cơm thềm trước đang bày sẵn
Các món bếp trong đã nấu liền
Huynh đệ ấm tình ly quốc tửu
Bạn bè hoan hỷ phút thần tiên.
                              Thaibinh 8/2012 

              



Chuyện giờ mới kể

Sáng nay dậy đạp xe. Trời lạnh. Ra đại lộ Phạm Văn Đồng thấy trời đầy mây, âm u. (Phía bắc những ngày này đang lạnh lắm!). Chợt nhớ tới Tôn Gia Quý, thằng bạn già, giờ này đang vi vu trên chuyến bay của VNAirlines sang Đức... Chắc mắt  cậu đang nhắm nghiền (đêm mà)... chả hiểu có ngủ hay đang tua lại những sự kiện của mấy tuần qua được hồi hương???
Chiều hôm thứ hai, từ sân Golf gần Khu công nghiệp Singapore trên Bình Dương, 2 cậu cháu Quý chạy xe dọc đường 13 rồi "gập thước thợ" ở ngã tư cầu Bình Triệu vào Phạm Văn Đồng là tới nhà tôi. Đứng trước cửa nhà, hắn hỏi: "Nhà anh Ba Hưng à?", "Không, nhà tao", "Ơ, sao là lạ? Tao nhớ ngày xưa đã cùng anh Chiến, anh Ba nhậu ở nhà mày... ngồi ngay dưới gốc cây đại, phía trước là cái bể bơi...", "Ừ, cả chục năm nay rồi. Bể bơi đã lấp, chỗ cây đại là...".
Đi xa, lúc rảnh là Quý hay hình dung lại tất cả những gì của quá khứ. Và cũng vì thế mà hắn có "bộ sưu tập khủng" về chuyện xưa. Từ hôm nay lần lượt post những câu chuyện của hắn và về hắn.
Mới ở SG mà Quý (trái) đã về tới Leipzig rồi ư?
(Không, đang cưỡi xe điện trên sân Golf Leipzig trước khi về).

Quà tặng của Trần Tuấn Sơn
Ngày ở Trường Trỗi, Sơn là tiền đạo cứng của tuyển trường. Hết lớp 10 vì có phụ huynh đang trong chiến trường B2 nên Sơn không phải nhập ngũ cùng anh em mà vào học Bách khoa HN. Năm thứ 2, có đợt tuyển các cầu thủ trẻ cho đội hình 2 CAHN, Sơn dự thi và trúng tuyển. (Đức Dũng k5, Văn Hùng k7 cũng trúng tuyển đợt này). Từ đó luyện tập rồi cả 3 lên đội hình 1. Quang Xèng còn nhớ, Sơn có thời gian mặc áo số 10, đá thay vị trí tiền đạo nổi tiếng Từ Như Hiển, tên nổi như cồn trong làng bóng đá miền Bắc.

NƠI BẮT ĐẦU CÂU CHUYỆN VÀ NGÔI NHÀ 99 (Thanh Trần)


Cha tôi dạy: Chỉ có lao động mới có tự do chân chính!

Người ta vẫn thường nói ai đã ở Hà Nội được vài năm, khi đi xa chỉ cần nghe nhắc đến 2 từ “Hà Nội” là cũng thấy lâng lâng phảng phất cảm giác khắc khoải. Rất lạ, cảm xúc mà đất kinh đô hay thủ đô này để lại trong lòng mỗi người đều rất giống nhau và lại rất khác nhau mà đó phải là nét riêng được mỗi cá nhân thẩm thấu qua âm thanh, nhịp điệu, sinh hoạt và phong cảnh bao phủ lên cuộc sống cứ vô tư hồn nhiên trôi đi ở mảnh đất kinh kỳ này.

Dự án thành phố nổi (ST: KC)

Một công ty thiết kế và xây dựng ở Florida đầu tư 10 tỷ USD để xây dựng thành phố nổi trên đại dương rất đẹp và hiện đại.

Dự án thành phố nổi được đặt tên là Con tàu Tự do 
có khả năng trở thành nhà của 40.000 người. 

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Truyền hình QPVN đưa tin Giải lão tướng Tứ hùng Cúp QĐ TPHCM lần thứ nhất 20013

Đây là giải do CLB Cựu cầu thủ QĐ TPHCM đứng ra tổ chức với sự tham gia của 4 đội: Thể Công, Hải quan TPHCM, CCTQĐ TPHCM và Sparta Saigon.
Anh em Thể Công có các lão tướng: Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Văn Nhật, Cao Cường, Quản Trọng Hùng... từ HN bay vào. Hải quan có các danh thủ Minh Nhí, Đỗ Khải, Dưỡng, Liêm... là 1 trong 3 đội mạnh nhất SG 1 thời và nay vẫn sinh hoạt đều hàng tuần. CCTQĐ tập trung anh em Thể Công và các đội QĐ lứa nhập ngũ 1965... Kịch bản cho trình diễn ra quân và các trận dựa trên nền nhạc Chiến thắng Phủ Thông, hành khúc thường được dùng khi khai mạc các trận đấu những năm 1960-70 làm cho cầu thủ và khán giả như được sống lại những lần vào sân Hàng Đẫy. Háo hức, sôi động...
Anh em Trỗi có Trần Tuấn Sơn k4 (danh thủ CAHN 1970s), Nguyễn Văn Hùng k7 (danh thủ CAHN và Tuyển Thanh niên 1970s) góp mặt cùng "cầu thủ hè phố" Trần Kiến Quốc. Nhiều bạn Trỗi đã đến dự khán suốt từ 13.30 đến 17.30, xem đủ 6 trận (30'/trận), với nhiều pha bóng đầy kịch tính.
Kết thúc: CCTQĐ thắng 3 trận đoạt giải nhất, Thể Công (thắng 2, thua CCTQĐ) - giải nhì, Hải quan (thắng Sparta, thua 2) - giải 3 và Sparta đoạt giải phong cách.
Mời xem phóng sự sau.

Tặng bạn CHIẾC ĐỒNG HỒ KỲ DIỆU chào Noel và năm mới (Trần Đình)

Xin mời click vào địa chỉ  dưới đây sẽ có một cái đồng hồ rất kỳ lạ. Khi màn hình hiện ra, click vào đám người thì họ sẽ xếp thành giờ (hoặc là thành  kim chỉ giờ, phút , giây, hoặc người xếp thành con số chỉ giờ mỗi  khi click thay đổi). Đồng hồ này rất chính xác, nó phù hợp với giờ giấc ghi trên computer của người đang sử dụng mó, dù ở bất cứ nơi đâu.  
Click vào đây!

Đỏ ngực (Ngô Hạnh)

Có cái gì trên áo ông đỏ thế?
Tấm huân chương thời trẻ đấy cháu à!
Thưởng những chiến công đánh giặc năm xưa
Họ gắn cái này lên trên ngực áo
Cháu thấy đấy nó lung linh huyền ảo
Say đắm lòng người lính chiến chân quê
Kể cả khi với công việc bộn bề
Tìm kế sinh nhai chạy đôn chạy đáo
Kiếm lấy miếng ăn lúc cơm lúc cháo
Nhưng vẫn tự hào chiến cuộc đã qua.
Tấm huân chương thì mãi mãi chói lòa
Dù người lính sang tuổi già lẫn cẫn
Dăm chục niên trôi, quãng đời đâu ngắn
Nay bỗng sững sờ …hỏi đã vì ai
Lập chiến công giành lấy cái chi đây
Nếu không phải vì tương lai con cháu?
Xưa tạm gác nghèo ông đi chiến đấu
Nay về với nghèo ngực lấp lánh huân chương.
                                                             12/2013

Cao Cẩm Quỳ đưa tin về tuyết xuống Sapa

Mời xem!

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Tin 'hot' sáng nay

Ban tổ chức họp mặt thường niên k5 TPHCM vừa gửi tin nhắn mời thầy cô và đại diện các khóa. Ngay sau chừng 1', thầy Mai Duy Vọng gọi về, thông báo: Thầy đang ở Thanh Hóa và đang tham gia "Mặt trận ĐBP điện tử" (đúng dịp tháng 12 này là tháng của "Mặt trận ĐBP trên không" mà!). Chà là bọn quan xã, gồm chủ tịch và bí thư, từ nhiều năm nay âm mưu quyết tâm cướp không miếng đất do cha ông thầy đề lại cho con cháu. (Thầy còn giữ nguyên bằng khoán từ thời Tây). Vậy mà chúng dựng lên là đất đang có tranh chấp(!) nhưng thực tế chả tranh chấp với ai.
Chúng tôi động viên: thầy cứ yên tâm chiến đấu cho xong xuôi. Có gì thầy trò gặp nhau sau. Đã ngoài 80 rồi mà thầy còn vất vả quá. Chúng tôi dặn, thầy cần gì cứ a lô chúng em.

Khóa 4 SG tiếp bạn hiền

Chiều thứ bảy vừa đặt chân tới SG, Tôn Gia Quý được Dương Minh đến đón đi dự đám cưới con gái Hà Chí Quang. Có tạt qua sân QK7 xem Tuấn Sơn đá bóng mà hết vé nên không vào được.
Cùng anh Ba Hưng.

Tuấn Sơn và Quý (2 tên ở giữa) giờ cùng niềm vui
"chơi Gốv" mà anh em quen gọi là "chọc bi vào lỗ".

Đông Nhân k5 đệm đàn nhưng Thế Nam không biết hát.

Đơn ca nam Bùi Yên Trình.

Cây đàn Toàn Thắng luôn thể hiện.

Đã đến giờ chia tay.
Ngay sáng chủ nhật, theo dẫn đường của Tuấn Linh k3, Dương Minh đưa Quý đến thăm Chí Nhân. Khi về nghe bạn báo tin mừng: Sức khỏe Nhân tốt hơn nhiều, anh em ạ.

Trưa, tại Dê 7/3 Kỳ Đồng, anh em k4 lại tổ chức giao lưu với bạn hiền từ Đức về. Gặp nhau vui vẻ, dốc bầu tâm sự, mày tao chi tớ như gần nửa thế kỷ trước sống với nhau cùng 1 mái trường. Anh Ba Hưng cũng có mặt uống vài chai. Ăn, uống rồi vui rồi hát. Hát vang trời "các bài ngày xưa", cả nhạc đỏ, cả Tàu, Tây... Ai bận thì âm thầm ra về.
Cũng trưa nay Quý và anh Hưng kể câu chuyện "Hội ngộ sau 47 năm" cực lính, cực hay. (Sẽ mời khổ chủ viết và đăng tải sau).

Số còn lại ra Café Góc Phố SG ở đường Trần Quốc Thảo tán phét đến 4g chiều. Sau đó Quý có pha liều mạng ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm (đang đúng vào thời điểm "đánh điểm cuối năm"). Quý còn có cú trốn CSGT ngoạn mục . (Nói để cho thấy dù bạn ta ở đất nước "rất luật" nhưng về VN lại phải sống "lách luật"). "Một kỉ niệm khó quên trong đời", Quý nói với tay lái xe ôm.

Tối 17/12 bạn lại trở về bển.

Không ghét mùa đông (Quang Việt)

Thế là mùa Đông lại đến
Để vài tuần nữa hết năm.
Mới hôm nào nóng “chảy mỡ”,
Mà giờ đã rét căm căm.

Cứ thế thời gian trôi nhanh,
Trái Đất cứ quay, chẳng nghỉ.
Hết hoàng hôn lại bình minh,
Hết đêm, lại ngày… cứ thế.

Sài Gòn - Xưa và Nay

Mời đọc!

Họp trù bị k5 TPHCM, chuẩn bị gặp mặt thường niên vào 22/12

Ban đầu buổi họp.
Tại quán cà phê "Một cõi đi về" 3 Sông Thương, TSN, vào sáng qua có cuộc họp do Trưởng ban thường trực Thế Thịnh điều khiển. Anh em có mặt khá đủ: Huấn, Thu, Thịnh, Đông Nhân, Quang Việt, Trần Lảnh, Kiến Quốc; số còn lại (Phan Nam, Khánh Hòa, Phúc Cần, Duy Hưng) vắng mặt có lí do.
Cuộc họp đã thống nhất:
1. Tổ chức họp mặt đúng ngày 22/12/2013.
2. Địa điểm: Nhà hàng Hà Thành 37A Yên Thế, khu sân bay TSN, Tân Bình.
3. Cụ thể:
- 09.00: Thủ tục, đón khách.
- 10.30: Khai mạc.
4. Phân công:
- Thế Thịnh, Phan Nam: đặt tiệc, nhà hàng.
- Đông Nhân báo toàn bộ anh em trong k5.
- Kiến Quốc mời thầy cô giáo và đại diện các khóa.
Chúc k5 có cuộc họp mặt thường niên đông đủ, vui vẻ.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Xem clip này xong sẽ hết đi hôi của

Vụ cướp bia của xe chở bia gặp nạn ở Đồng Nai bị dư luận xã hội lên án. Nhưng đã thật chuyện đó không còn ở VN?
Mời xem clip về lòng tốt của con người để...!

10 Đức Tính Tốt và Xấu Của Người Việt Nam

(Trích bài viết của Đào Văn Bình)

Một dân tộc tự nhận mình có toàn những đức tính tốt, không có đức tính
xấu – là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Mà một dân tộc sống trong ảo
tưởng thì sớm muộn gì cũng suy thoái hoặc bại vong. Có thể nói không
có một dân tộc nào trên trái đất này gồm tòan những đức tính tốt.
Chẳng hạn người Nhật. Họ có thể có rất nhiều đức tính tốt, nhưng một
đức tính xấu không thể phủ nhận đó là người Nhật khó chơi, khó có thể
hòa hợp với các chủng tộc khác. Họ sống khép kín chứ không cởi mở như
người Việt Nam.

Ảnh cũ 1992 qua ống kính nhà báo Pháp (ST: KC)

Trong hành trình xuyên Việt năm 1992, nhà báo - đạo diễn người Pháp Raymond Depardon đã ghi lại nhiều hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam.
Mời xem!

Mery Christmas and Happy New Year 2014 !!!

Nhấn vào đâ...ây!

Bạn gì thế này? (Quang Việt)

Sớm nay chương trình thời sự
Đưa tin : thương lái nước ngoài
Lại lừa dân ta cú nữa.
Bực mình nhưng biết trách ai?

Nó gom sầu riêng các loại,
Chín, xanh, to, nhỏ… đều vơ.
Nhưng bắt phải bôi hóa chất,
Để xanh thành chín thơm tho.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Hoàng Quang, võ sư Trỗi ở trời Tây

Mời xem clip thày, trò Hoàng Quang lên lớp ở Leipzig!

Bậc thầy bay trên không (ST: KC)

Rõ ràng việc đi trên mặt nước là chưa đủ thách thức với  ảo thuật gia Dynamo.
“Bậc thầy bay trên không” này đã thực hiện một điều không tưởng. Mới
đây anh đã trình diễn một màn biểu diễn “bay” cùng xe bus.
Bay trên không với chỉ một cánh tay đặt lên nóc xe bus.
Dynamo đã khiến các hành khách há hốc mồm khi thực hiện màn ảo thuật
với chiếc xe bus số 543 khi nó di chuyển trên đường phố London. Nhà ảo
thuật 30 tuổi này trông hoàn toàn thoải mái với chỉ một cánh tay đặt
lên nóc xe bus, còn cả cơ thể như bay lơ lửng trên không trung.
Người mua sắm và khách du lịch hầu như không thể tin vào mắt mình khi
anh đi qua một đoạn đường gần nhà Quốc hội, trước khi đi đến cầu
Westminster.
Người đi đường sửng sốt khi chứng kiến màn "bay trên không" kỳ diệu này .
Vấn đề là làm thế nào nhà ảo thuật này có thể bay lơ lửng như vậy.
Cùng xem video về “bậc thầy bay trên không”!

Những bóng hồng trong âm nhạc 4

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước được ghi nhận là một trong những người đặt nền móng cho nền tân nhạc Việt, còn người bạn đời của ông - ca sĩ Minh Trang - cũng được cho là một trong những ca sĩ tiên phong của làng ca nhạc Việt. Tiếng hát “lá ngọc cành vàng”Trước khi gặp nhau, Dương Thiệu Tước và Minh Trang đều xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”.

Dương Thiệu Tước sinh năm 1915 tại làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Ông là cháu nội của cụ nghè Dương Khuê. Ở giai đoạn phôi thai của nền tân nhạc Việt, trong khi nhiều người mượn những bài hát phương Tây rồi đặt lời Việt cho dễ hát thì ông lại cả gan viết “lời Tây theo điệu ta”.

Nghiên cứu 'binh thư' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kỳ 9): Kết thúc ván cờ theo cách 'có một không hai'

(Thethaovanhoa.vn) - "Trong phiên hp lch s vào ngày 18/3/1975, tướng Giáp đã có quyết đnh chiến lược ln cui cùng trong s nghip quân s chói sáng ca ông, khi ra lnh t chc cuc tn công ln trên toàn chiến trường min Nam" - L. Pribbenow, cu nhân viên CIA ti Đông Dương, nhn xét trong mt bài viết có cái tên khá đc bit: Đt tn công chung cuc ca Bc Vit: cách kết thúc ván có có mt không hai (North Vietnam’s Final Offensive: strategic endgame nonparei).

Pribbenow ví von: "Giy báo t đến vi chế đ VNCH vào ngày 30/4/1975. Nhưng, không nghi ng gì na, phát súng bn gc h đã được bn ra bi tướng Giáp t ngày 18/3 trước đó". Còn, trong cun sách Chiến thng bng mi giá, hc giB. Currey đưa ra mt so sánh thú v v cuc Tng tiến công Mùa xuân 1975: "Có nhà nghiên cu gi đó là s "sao chép mt chiến dch theo kiu M". Nhưng thc tế, không mt đo quân nào ca M li có th da vào s giúp đ ca dân quân du kích và các cán b chính tr đ tn công theo cách y".